Nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên của hát Đúm Phục Lễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 88 - 105)

B. PHẦN NỘI DUNG

4.1. Nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên của hát Đúm Phục Lễ

Qua sơ bộ nghiên cứu về hát Đúm chúng ta phần nào thấy được giá trị nội dung của hát Đúm; song một yếu tố không nhỏ đã góp phần làm nên giá trị đặc sắc của hát Đúm, đó là nghệ thuật thể hiện chất giao duyên, đề tài giao duyên của hát Đúm. Ở bài

viết này chúng tôi đi vào nghiên cứu nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên của hát Đúm Phục Lễ trên các phương diện sau:

4.1.1. Một số yếu tố thi pháp nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên của hát Đúm Phục Lễ

4.1.1.1.Kết cấu

Ca dao dân ca Việt Nam đặc biệt là loại dân ca giao duyên thường có kết cấu mang đậm lối đối đáp nam nữ dù bài ca còn giữ nguyên được kết cấu đối đáp hay những bài ca chỉ còn lưu lại trong hình thức một vế độc thoại thì dấu ấn của lối đối đáp vẫn in khá rõ trong lối trò chuyện, cách xưng hô, giãi bày.

* Kết cấu đối đáp mang đậm chất giao duyên

Có nguồn gốc từ hát đối giao duyên dân gian phát triển mà thành, hát Đúm mang hình thức kết cấu đặc trưng của thơ ca dân gian trữ tình. Do ra đời trong hoàn cảnh đối đáp giao duyên nam nữ trong môi trường lao động, khi vui chơi hội hè nên lời ca hát Đúm Phục Lễ phần lớn là lời đối đáp của nam và nữ. Hát Đúm Phục Lễ tồn tại hai hình thức: kết cấu một vế ( một lượt lời ) và kết cấu hai vế ( đối thoại). Kết cấu hai vế kiểu như câu ca dao sau rất ít gặp: ( Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa/ Mận hỏi thì đào xin thưa/ Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào). Phần lớn là dạng kết cấu một vế thông qua hình thức diễn xướng đối đáp giao duyên nam nữ (nam hát một lượt lời và nữ đáp lại bằng một lượt lời).

Có khi câu hát cất lên là tiếng ca trao đổi, trò chuyện trực tiếp giãi bày, thổ lộ tâm tình đôi lứa yêu đương:

Nam:

“...Giấu này có vỏ có cau

Có vôi có thuốc say lâu môi hồng Một mai nên đạo vợ chổng

Ăn dăm ba miếng cho lòng nhớ thương...”[2, tr.32 ] ( Hát Giầu)

Nữ:

“...Nể lòng em nhận miếng giầu Ăn vào biết nói thế nào mà ăn Ở nhà thầy mẹ khuyên răn

Gái ngoan chớ có vội ăn giầu người..”. [2, tr.32 ] (Hát Giầu)

Có khi là câu hỏi của bên này và câu đáp của bên kia: Nam:

“...Hỡi người thục nữ kia ơi Làm sao nhan sắc cho tôi mặn mà ...

Hỡi người đằng ấy kia ơi

Còn không hay đã có người tình chung?” [2, tr.58 ] (Hát huê tình)

Nữ:

“...Có lời nguyện với cố nhân Tình chung em chửa ân cần cùng ai Đã lòng nguyện ước một hai

Yêu anh em chẳng để ai vin cành”. [2, tr.58-59 ] (Hát huê tình)

Ngôi nhân xưng phổ biến là ngôi thứ nhất và thứ hai : Bên nữ xưng và gọi “ em, tôi, thiếp - anh, mình, chàng” bên nam xưng và gọi “ ta, tôi, anh - mình, cô, em, nàng”.

Nam:

“...Phòng đào then khóa còn không

Thì nàng nói thật cho lòng anh hay...” [2, tr.66]

(Hát huê tình)

Nữ:

“Tay em rót chén rượu hoa

Mình ơi, uống cạn cùng ta chén này...” [2, tr.42] (Hát mời rượu)

Có khi dùng từ tượng trưng để xưng hô: “ trúc – mai”, “rồng – mây”, “ bướm - hoa”, “tấn - tần”...

“...Bây giờ Tấn hỏi thực Tần Còn hay không đã có xuân ở nhà Ước gì bướm được gần hoa

Kẻo còn thương nhớ thiết tha trong lòng...” [2, tr.66 ]

(Hát Huê Tình)

Từ ngữ xưng hô trong hát Đúm cũng rất phong phú, góp phần đắc lực trong việc thể hiện sự gắn bó, yêu thương trong những câu hát giao duyên. Từ ngữ xưng hô trong

hát Đúm Phục Lễ luôn là ngôi thứ nhất và có sự đối xứng giữa nam với nữ: chàng - nàng, anh - em, chàng - thiếp... Điều này rất khác với một số hình thức hát giao duyên khác, như trong hát Quan họ thì bên nam luôn xưng em - gọi chị, bên nữ thì xưng em - gọi anh; hay trong hát Trống quân thì chỉ có một cách xưng hô là anh - em.

Chính lối kết cấu đối đáp thông qua hệ thống từ xưng hô rất phong phú, đa dạng đã làm cho hát Đúm Phục Lễ đạt đến chiều sâu tình cảm, cảm xúc, tạo được nét đặc trưng riêng trong giao duyên nam – nữ của lối hát này.

* Kết cấu trần thuật với sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình

Ở hát Đúm số lượng những bài ca có kết cấu 2-4 (ngắn gọn, súc tích) giống ca dao rất hiếm gặp, chủ yếu từ 10 – 30 dòng mang tính kể lể phô diễn đậm nét (tính tự sự kết hợp với mạch trữ tình dàn trải), thể hiện tính hồn nhiên, bộc trực của người dân miền biển. Khảo sát 213 bài hát Đúm trong cuốn Hát Đúm cổ truyền Phục Lễ - Thủy Nguyên- Hải Phòng ( tài liệu lưu hành nội bộ của Ban văn hóa xã Phục Lễ), chúng tôi thống kê được kết quả như sau: 5/213 bài có kết cấu từ 4-8 dòng; 208/213 bài có kết cấu từ 10 - 30 dòng trở lên.

Với lối kết cấu trần thuật nên mỗi lời ca hát Đúm thường dài hơn so với một số làn điệu dân ca khác. Thể hiện nội dung giao duyên, lời mỗi bài ca trong hát Đúm thường mang đậm lối giãi bày tình cảm trực tiếp, chậm rãi và thiết tha, đằm thắm. Các trạng thái tình cảm nhớ nhung, tương tư, giận hờn, trách móc... của nhân vật trữ tình được bộc lộ một cách dung dị, dễ hiểu, chân thành thể hiện tâm hồn thẳng thắn, hồn hậu của người dân Phục Lễ. Nếu trong ca dao Việt, câu chuyện muôn đời yêu nhau không lấy được nhau với những ước vọng an ủi được diễn tả ngắn gọn:“ Chẳng nên tình trước nghĩa sau/Có con ta gả cho nhau thiệt gì”. Thì ở các bài hát Đúm thường dùng cách nói giãi bày, kể lể:

“ Hời người đàng ấy kia là

Xa nhau để nhớ gần mà để thương Thưa rằng bồ liễu phận thường Vì đem má phấn nên vương tơ đào Vốn xưa cốt cách thanh cao

Tên Châu là hiệu Dáng Kiều là tên Ba sinh đã nặng vì duyên

Đem thân liễu yếu kết nguyền đào tơ Nhân duyên đã lỗi ngày xưa

Tơ giăng xe đến bây giờ mới thân…”[2, tr.62 ] ( Hát huê tình)

Hát Đúm đậm đà chất yêu đương nồng nàn và mãnh liệt. Bao nhiêu lời ca là bấy nhiêu lời tỏ tình, nỗi nhớ nhung hờn giận, trách móc. Dường như họ không hát thì thôi, nếu đã hát thì giãi bày hết cho thoả nỗi lòng mình. Ta bắt gặp trong hát Đúm những câu hát tha thiết : "Mình ơi" - "Nàng ơi..."

- “ Nàng ơi thư thả hãy về

Để ta tỏ hết mọi bề cùng nhau Bấy lâu lòng những ước ao

Đan tay vội vã, khát khao bồn chồn ...

Gần nhau chưa giập miếng giầu

Biết đâu ấm lạnh, biết đâu ngọt bùi” [2, tr.162 ]

(Hát ra về) -“Mình ơi! Hãy cùng ta đứng lại

Dẫu rằng trời sắp tối đường xa ...

Mình ơi! Ta hỏi thật mình

Cho ta kết nghĩa chung tình được chăng...” [2, tr.164 ]

(Hát ra về)

Sự giãi bày tình cảm kết hợp với chất tự sự tạo nên vẻ đẹp hồn nhiên, chân thành, gây được sự đồng cảm với trái tim người đọc. Với hình thức kết cấu dài, các bài hát đúm chủ yếu còn được làm theo kiểu kết cấu thu hẹp tầng bậc. Ở mô hình kết cấu thu hẹp tầng bậc các hình ảnh trong các bài ca liên kết theo trình tự từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, từ chung đến riêng.

“Kể từ lúc nhụy hồng xuân nở Kể từ khi gặp gỡ đến nay Kế từ một đấy một đây

Bóng giăng dưới nước bóng mây trên giời ...

Thấy chàng đạo lý cương thường Văn thơ phú lục mọi đường mọi thông Có nên thì quyết cho xong

Duyên trời chỉ định vợ chồng đôi ta”

(Hát huê tình) Bằng cách "nói vòng vo" các cô gái đã dần bộc lộ tình ý ở điểm kết của bài ca

"Duyên trời chỉ định vợ chồng đôi ta", đó chính là mục đích và điểm kết mà người hát muốn hướng tới. Chúng ta có thể bắt gặp kết cấu này trong các bài hát Họa quả, sau khi đã kể ra “Ngàn thứ quả ngọt chua đều có”, chàng trai đã khéo léo kết lại “Còn quả tình mình đó ta đây” với ước muốn “Hoa thơm quả ngọt ta càng thương nhau”.

“Có hoa, có quả mới hay

Hoa nàng đã họa, quả rầy để anh ...

Nếu mà cá nước rồng mây

Thì ta mua hết trái cây tặng nàng Đời vui đũa ngọc mâm vàng

Hoa thơm quả ngọt ta càng thương nhau.” [2, tr.130] (Họa quả)

4.1.1.2.Nhịp điệu lời ca với lối cách điệu thơ đơn giản (lối hát thơ)

Cùng với một số loại hình giao duyên như hát Ví Nghệ Tĩnh, hát Xoan , hát Ghẹo ở Trung du Bắc Bộ thì hát Đúm nói chung và hát Đúm Phục Lễ nói riêng không mang nhịp điệu gấp gáp mà chậm rãi, đều đều và lặp lại phù hợp với tâm trạng giãi bày, kể lể của người hát trong những kết cấu lời ca mang đậm chất tự sự như đã nói ở trên .

Theo Nguyễn Đỗ Hiệp thì nhịp điệu của lời hát Đúm là kiểu vận dụng kết cấu của lời thơ (thanh điệu và tiết tấu) để tạo thành các câu hát có hình thức cách điệu thơ đơn giản trong nghệ thuật ca hát dân gian của người Việt, còn được gọi là hát thơ. [16, tr.84] Lối hát này thực sự phù hợp cho việc thổ lộ mọi sắc thái tình cảm của những nhân vật giao duyên trong hát Đúm với những nhớ nhung, yêu thương, trông ngóng, đợi chờ

“Tựa hiên mai việc nhà thong thả Thấy thư sang lòng dạ mừng thay Vậy nên gửi bức thư này

Nhớ câu bốn bể từ nay một nhà ...

Từ ngày chàng gửi thư về

Vắng chàng em biết nguyện thề cùng ai Thư lai nhân bất hữu lai

Thề rằng em có yêu ai bằng chàng Bỗng nhiên hồng điệp kim lang Bây giờ nên nghĩa đá vàng chàng ơi Khuyên chàng – chàng cứ sang chơi Trước có phụ mẫu sau thời đệ huynh Đoạn rồi phụ phú phu tình

Thừa loan ta lại cùng mình bên nhau.” [2, tr.95] (Hát thư)

Như vậy, nhịp điệu lời ca trong hát Đúm Phục Lễ giống với hát Ví, hát Đúm, hát Trống quân của vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung là mới thể hiện ở cấp độ đơn giản về âm nhạc, có tiết tấu chậm, đều và gần gũi với hình thức hát thơ. Do đó các yếu tố như giọng điệu, cách ngân nga, luyến láy trong hát Đúm tuy không phức tạp như ở hát Quan họ, hát Xoan, nhưng đấy chính là phương tiện chuyển tải nội dung lời ca phục vụ mục đích đối đáp giao duyên, thi tài của nam nữ thanh niên Phục Lễ. Khi hát, người hát phải hát được nhiều làn điệu như cò lả, trống quân, quan họ, sa mạc... Làn điệu hát Đúm hấp dẫn bởi những ca từ mộc mạc, sâu lắng, những câu hát tình tứ thơ mộng và mang đậm chất thơ ca. Chính những đường nét, giai điệu đặc trưng của hát Đúm đã góp phần tạo nên nét độc đáo cho loại hình ca hát giao duyên này.

4.1.1.3 Thể thơ lục bát và song thất lục bát

Có thể nói thể thơ là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu khi xem xét và nghiên cứu hát Đúm.Căn cứ vào số lượng 213 lời ca giao duyên trong hát Đúm [2] mà chúng tôi khảo sát thì hầu hết được sáng tác theo thể lục bát và song thất lục bát . Cụ thể chúng tôi thống kê được 113/ 213 bài làm theo thể thơ lục bát; 91/213 bài làm theo thể song thất lục bát ; 9/ 213 làm theo thể hỗn hợp.

Thơ lục bát là một thể thơ dân tộc, được dân gian sử dụng để sáng tạo phần lời cho nhiều hình thức ca hát dân gian trong đó có hát Đúm. Thể lục bát hoàn chỉnh là mỗi

câu có hai dòng thơ, một dòng sáu và một dòng tám. Trong thơ lục bát, phổ biến kiểu gieo vần lưng ở tiếng thứ 6 dòng bát. Tức là, tiếng thứ 6 của dòng bát phải hợp vần và hợp thanh (cùng thanh bằng) với tiếng thứ 6 của dòng lục. Ngoài ra, các tiếng 2, 4, 6 phải hợp thanh theo bằng hay trắc cố định. Riêng tiếng thứ 2 có thể cho phép linh động bằng hoặc trắc. Nhịp điệu tự nhiên của nó là nhịp đôi: dòng 6 ngắt nhịp 2/2/2 ; dòng 8 ngắt nhịp 2/2/2/2.

Những lời ca giao duyên của hát Đúm đa phần đã sử dụng thể thơ lục bát, bởi thể thơ này đã tạo ra sự uyển chuyển, nhịp nhàng của câu hát mang âm điệu tâm tình, thủ

thỉ, phù hợp với việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc nội tâm của nhân vật giao duyên : “...Thoạt nghe thấy tiếng má hồng

Phượng loan e lệ, ngô đồng cành cao Rấp mong bẻ liễu vin đào

Cánh hồng luống những thấp cao thêm sầu...” [2, tr.47] (Hát huê tình )

Khảo sát các văn bản lời ca, chúng tôi thấy, các câu thơ thể lục bát thường có biểu hiện giữ nguyên niêm luật thơ truyền thống. Phổ biến là kiểu gieo vần lưng ở từ thứ 6 dòng bát. Nguyên tắc hợp thanh (bằng hoặc trắc) ở các tiếng 2, 4, 6 cũng thường được tuân thủ.

“ ... Mình về để dạ ta sầu Để ô, để nón, để giầu ở đây Cùng ta, ăn miếng giầu cay Giầu say vì thuốc, hay say vì tình

Mình ơi! Ta hỏi thật mình

Cho ta kết nghĩa chung tình được chăng...” [2, tr.164] (Hát ra về)

Thể thơ song thất lục bát là một tổ hợp gồm hai dòng thơ 7 từ và một cặp lục bát (6/8). Về niêm luật phổ biến, thể song thất lục bát có niêm luật như sau: Trong hai dòng thơ 7 từ: Ở dòng thất trên, tiếng thứ 7 (trắc) sẽ bắt vần xuống tiếng thứ 5 (trắc) của dòng thất bên dưới; ở dòng thất dưới, tiếng thứ 7(bằng) sẽ bắt vần xuống tiếng thứ 6 của dòng

lục (bằng). Trong hát Đúm giao duyên ngoài những lời ca lục bát cũng có nhiều lời ca thuộc thể thơ song thất lục bát:

“Chốn phòng loan đêm nằm nhớ bạn Thảo bức thư mượn nhạn đưa sang Mong thư đưa đến tay nàng

Để cho cha mẹ họ hang được hay Rằng tần tấn từ ngày gặp gỡ

Chốn thư phòng thương nhớ biết bao Thuyền quyên đợi khách anh hào Biết rằng nàng có lòng nào hay không Lòng vàng đá những mong cùng nhớ Dạ sắt son như sẽ mối tơ

Những là ra ngẩn vào ngơ

Những là nay đợi, mai chờ nguyệt hoa Đẹp nhân duyên dẫu xa không ngại Phận miêng sơn thề hải cũng xong ...

Mấy ai xét tấm tình chăng nhé Tấm lòng riêng như xẻ làm đôi Nếu nàng quyết thực như lời

Thì anh xếp đặt sang chơi bên nhà ...” [2, tr.90] (Hát thư)

Cái hay của hát Đúm được thể hiện trong ý tứ lời ca, những câu đồng dao hay những bài ca dao thể thơ lục bát 6/8. Chủ đề về tình yêu nam nữ, sự đối đáp ứng biến nhanh nhạy, hay họa lại một cách tinh tế, ý nhị. Những bài hát Huê tình, hát lính, hát thư, hát họa ... thường gồm nhiều câu lục bát, khoảng trên dưới 20 câu là chủ yếu. Những bài hát đố, hát chua thường ngắn hơn, khoảng trên dưới 10 câu lục bát. Nếu ta hiểu thơ ca dân tộc bao gồm hai yếu tố dân gian và bác học luôn gắn với ngôn ngữ dân tộc thì thể lục bát đi liền với song thất lục bát trong hát Đúm cũng phản ánh trình độ ngôn ngữ tiếng Việt của nhân dân địa phương lúc bấy giờ. Đó là hình thức quá độ giữa lời nói có vần và lời thơ trau chuốt, rất tiện lợi cho việc diễn tả được dễ dàng, nhanh chóng và không gò bó nhiều tư tưởng, tình cảm của nhân dân.

Ngoài các bài làm theo thể lục bát, song thất lục bát, số lượng còn lại thường ta gọi là thể hỗn hợp. Trong hát Đúm giao duyên, thể hỗn hợp chiếm không nhiều, đó là những bài gồm có những câu lục bát hoặc những câu song thất lục bát xen kẽ những câu biển thể của lục bát hoặc song thất lục bát.

...Mười giờ dạo gót ra sân

Trời cao biển rộng trách thân giang hồ Mười một giờ ra ngẩn vào ngơ

Nửa thương tích cũ- Nửa lo phận mình Mười hai giờ ngồi một mình nghĩ một mình Thà như một khối đôi tình cho xong...” [2, tr.74] ( Hát ghẹo)

Sự xen kẽ này có thể do trong hát Đúm, hai bên đối đáp nhau có một số bạn hát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 88 - 105)