Lề lối diễnxướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 48 - 51)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.2. Lề lối diễnxướng

2.3.2.1. Diễn xướng theo các chặng

Trong xã hội hiện đại, một cuộc hát Đúm vẫn tuân thủ theo 3 chặng thông thường của hát Đúm cổ truyền, ứng với 3 phần:

- Phần đầu là hát gặp ( có thể là lời chào hỏi, giới thiệu bản thân, làm quen giữa các nhóm hát; còn trong hội thi hát Đúm hát gặp là lời chào hỏi, giới thiệu đoàn mình, hỏi về đoàn bạn, làm quen, trình bày ước nguyện của mình và mừng cho nhau.)

- Phần giữa là hát theo chủ đề ( hát đố, hát họa, huê tình, hát ghẹo, hát thư, hát lính, hát cưới...)

- Phần cuối cùng là hát ra về ( hát chia tay )

Ở cả ba chặng vẫn là một lối hát giao duyên theo trình tự diễn biến, phát triển tâm lí của trai gái từ thăm dò, làm quen, khát vọng xe kết, mến yêu nhau, ước nguyện gắn bó, tiến tới hôn nhân...

2.3.2.2 Diễn xướng theo hình thức đối đáp

Hiện nay hát Đúm chỉ còn tồn tại hình thức hát có lề lối “Đúm cuộc”( hình thức hát lẻ không còn nữa). Trong hội chùa làng ngày xuân nam nữ hát đối, thi thố tài năng. Ở nơi hát, người ta kê hai hàng ghế, một cho nam, một cho nữ (nữ chủ yếu là người làng xã). Ai muốn hát thì xin phép ban tổ chức vào hát. Nam nữ ngồi đối diện, họ hát bằng micrô và hát qua loa phóng thanh phát đi khắp các thôn trong xã. Trước khi hát có giao

kèo, bên nào thua thì phải mất cho bên thắng một vật gì đó, có thể là cái ô ,cái nón ,cái áo...Ngoài không gian hát là sân đình, chùa thì không gian sân nhà văn hóa xã, nhà văn hóa các thôn cũng là điểm hẹn thường niên của các câu lạc bộ và các cuộc thi hát Đúm.

2.3.2.3. Ứng tác trong quá trình diễn xướng

Trước đây, trong xã hội cổ truyền hát Đúm được tầng lớp trẻ yêu thích, say mê. Trong quá trình hát, người hát với cảm xúc trào dâng, không ít lần đã xuất khẩu thành thơ, đối đáp nhanh, ứng vận giỏi làm cho bạn hát cũng như du khách đến với hội xuân phải trầm trồ thán phục.

Hiện nay ứng tác vẫn được coi là phương thức quan trọng, không thể thiếu trong quá trình diễn xướng bởi nó quyết định sự duy trì và phát triển của hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng nói riêng và hát Đúm Bắc Bộ nó chung. Trong xã hội hiện đại khi hát Đúm ở nhiều nơi thuộc Bắc Bộ đã mai một hoặc thất truyền thì hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng vẫn được lưu truyền và phát triển. Một trong những yếu tố làm nên sức sống của hát Đúm Phục Lễ chính là lối ứng tác trong quá trình diễn xướng. Lối ứng tác này làm cho nội dung hát Đúm giao duyên Phục Lễ ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Vào cuộc hát, trai gái say sưa hát đối đáp bằng những lời ca giao duyên, trao tình. Cảm xúc càng lúc càng thăng hoa, cũng là lúc người hát bộc lộ khả năng ứng vận giỏi của mình. Sau mỗi cuộc hát trai gái trong làng, ngoài làng học thêm lẫn nhau nhiều bài hát mới, nhiều thuật ứng vận nhanh, tài tình và điều quan trọng hơn những khúc hát giao duyên đã gắn kết tình cảm bạn bè, tình cảm lứa đôi.

Theo bà Phạm Thị Đáng ( Nghệ nhân hát Đúm Phục Lễ hiện nay), Hát Đúm Phục Lễ được hình thành, phát triển cách đây mấy trăm năm và được duy trì đến ngày nay cũng bởi phương thức ứng tác. Trong quá trình diễn xướng, hát đối đáp nam nữ, hai bên liên tục bổ sung những yếu tố mới bằng lối ứng tác làm phong phú, đa dạng thêm cho lời ca hát Đúm. Như vậy hát Đúm không chỉ dừng ở những lời ca bài bản có sẵn, người hát thuộc lòng mà lời ca hát Đúm đã không ngừng được bổ sung làm mới bằng những bài được ứng tác trong quá trình hát.

Hiện nay hát Đúm Phục Lễ ( hát Đúm tổng Phục xưa) đã có sự biến đổi, nó không còn phổ biến như trong xã hội cổ truyền. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay hát Đúm Phục Lễ nói riêng và hát Đúm ở Thủy Nguyên - Hải Phòng nói chung vẫn tồn tại theo cách riêng của nó.

* Tiểu kết chương 2

Chương viết đã trình bày về cách thức và phương pháp tiến hành của một cuộc hát Đúm Phục Lễ truyền thống trong lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Chương viết cũng đã tập trung giới thiệu, tìm hiểu về hình thức tạo “ Đúm” và lề lối diễn xướng của hát Đúm cổ truyền, cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng thể về hình thức diễn xướng của hát Đúm Phục Lễ xưa. Bên cạnh đó, hình thức diễn xướng của hát Đúm Phục Lễ trong môi trường hiện đại cũng được đề cập tới với những tiếp thu và biến đổi cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dân địa phương phục Lễ hiện nay, đồng thời hát Đúm vẫn có sự tiếp nối không ngừng những nét đẹp truyền thống xưa.

Toàn bộ chương viết phần nào giúp người đọc tiếp cận và hiểu sâu, hiểu kỹ về hát Đúm Phục Lễ - một loại hình dân ca giao duyên có lối diễn xướng độc đáo. Điểm độc đáo của diễn xướng Phục Lễ thể hiện ở hình thức tạo “ Đúm”, tạo nên mối giao kết nam nữ trong cuộc sống, thể hiện chủ đề giao duyên trong tình yêu. Ứng tác được coi là yếu tố tạo nên giá trị nội dung phong phú, đa dạng của hát Đúm Phục Lễ. Diễn xướng Đúm và lối ứng tác đã thực sự tạo nên bản sắc và sự bền vững cho hát Đúm Phục Lễ, hát Đúm tổng Phục nói riêng và hát Đúm Hải Phòng nói chung

Chương 3

NỘI DUNG GIAO DUYÊN CỦA HÁT ĐÚM PHỤC LỄ

Trong tất cả các loại hình ca hát nam nữ truyền thống của dân tộc Việt Nam, phần nội dung lời ca bao giờ cũng được qui định bởi lối hát giao duyên. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữa Thu cho rằng “ Những bài hát giao duyên là do một bộ phận những bài hát

trữ tình tồn tại và phát triển trong một môi trường diễn xướng đặc biệt, lấy nội dung ca ngợi tình yêu nam nữ làm cơ sở”[43, tr.233]. Đối với hát Đúm cũng vậy, có thể nói phần lời hát chủ yếu trong hát Đúm Phục Lễ là hát giao duyên. Nội dung lời ca hát Đúm phong phú, nhiều vẻ, phản ánh đa dạng đời sống tình cảm, hoàn cảnh lao động của con người. Nó ghi lại tất cả các chặng đường tình yêu, các khía cạnh của tình yêu, các trạng thái tình cảm của các chàng trai, cô gái Phục Lễ từ khi bắt quen, gặp gỡ, tâm sự tỏ tình, hứa hẹn yêu đương chung tình, nguyện ước kết duyên chồng vợ... Cái hay của hát Đúm được thể hiện trong ý tứ của lời ca. Nhiều câu hát Đúm mang tính chất chơi chữ và chất “trạng” được hình thành trong quá trình hát để thử tài ứng đối của bạn hát.

Nội dung giao duyên của một cuộc hát Đúm có bài bản sẽ có những nội dung chính sau được phản ánh thông qua các bước hát của từng chặng hát:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)