B. PHẦN NỘI DUNG
3.2.4. Nỗi niềm tâm sự qua hát lính, hát thư
3.2.4.1. Tâm sự của đôi lứa qua hát lính
Trước kia, nam thanh niên trong làng thường lấy vợ rồi mới đi lính, nên lời hát lính dùng để tiễn dặn người yêu trước khi lên đường, yên tâm chiến đấu thống nhất đất nước là lời tiễn biệt, dặn dò của đôi lứa trước khi xa nhau.
Ngoài đề tài tình yêu nam nữ, hôn nhân và gia đình, nội dung lời ca hát Đúm còn phản ánh dấu ấn lịch sử xã hội mà những đôi trai gái yêu nhau, những đôi vợ chồng trẻ phải trải qua. Điển hình là nội dung lời ca hát lính trong hát Đúm Phục Lễ với những bài hát nói về cuộc chiến tranh thời phong kiến, bày tỏ tâm sự của những người vợ phải xa chồng, những cô gái đang thời xuân sắc phải sống trong cảnh loạn lạc chia ly:
Nam:
Đế Thành giục giã chư dinh
Chinh quân ngao ngán, khuê tình ngẩn ngơ Lệnh tướng sĩ ngọn cờ tiếng trống
Nỗi thê noa này bỗng nhớ thương Bóng cờ nhạc ngựa trên đường
Sầu kia nỗi nọ ngổn ngang trăm bề...” [2, tr.143 ] ( Hát lính) Nữ :
Thủa trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi chuân chuyên Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ...
Xin chàng cứ thẳng đường mây Mài gươm rèn chí thẳng tay diệt thù Giặc tan chàng lại trở về
Chàng đi góc biển chân giời
Khi về chàng thiếp ở đời bên nhau. [2, tr.144 ] ( Hát lính) Nam:
Anh đi góc bể chân trời
Cửa nhà anh cậy có người tình xuân Sớm hôm công việc tảo tần
Thờ cha kính mẹ thay anh cõi ngoài Ngày mai lộc nước hương giời
Vưa ban sắc chỉ ta thời hiển vinh.” [2, tr.145 ]
( Hát lính) Nữ:
Duyên kết bạn mình ơi Ông tơ thật khéo đa đoan
Chàng lo việc nước thiếp toan việc nhà ...
Ước gì gần gũi tấc gang
Giãi niềm cay đắng để chàng tỏ hay Những mong cá nước vui vầy
Hàn huyên cho bõ những ngày xa nhau. [2, tr.146 ]
( Hát lính)
Tâm sự của trai gái trong hát lính là nỗi buồn sầu trong cảnh chia li, xa cách. Nỗi buồn sầu từ hai phía “chinh quân ngao ngán”, “khuê tình ngẩn ngơ”và “Sầu kia nỗi nọ ngổn ngang trăm bề”. Những câu hát mang hơi hướng của Chinh phụ ngâm, dằng dặc nỗi sầu thương. Xa nhau, nhớ nhau, họ hướng về nhau bằng những lời hứa hẹn chung tình “Khi vềchàng thiếp ở đời bên nhau”, mong ước đươc gần nhau để “Hàn huyên cho bõ những ngày xa nhau”. Mỗi câu hát Đúm cất lên đều thể hiện nỗi niềm nhớ nhung da diết, những lạnh lẽo hắt hiu của người phụ nữ chờ chồng ra nơi tiền tuyến.
3.2.4.1. Nỗi nhớ niềm yêu qua hát thư
ra câu hát thư. Trong hát Đúm ta bắt gặp không ít lời ca thể hiện tâm trạng bồn chồn nhung nhớ. Tâm trạng nhớ thương càng thêm khắc khoải khi xa cách:
“ Nước non cách mấy dặm khơi
Nhớ thương hết đứng lại ngồi không quên.” [2, tr. 78 ]
( Hát ghẹo)
Không gian sông núi như chất chứa nỗi niềm thương nhớ của đôi lứa xa nhau. Có nỗi buồn nào lớn hơn nổi buồn xa cách trong tình yêu. Tâm trạng nhớ nhung da diết đã được hát Đúm Phục Lễ diễn tả sâu sắc qua hát thư với những lời ca thấm đẫm nỗi niềm:
Nam:
“...Mong thư đưa đến tay nàng Để cho cha mẹ họ hang được hay Rằng tần tấn từ ngày gặp gỡ
Chốn thư phòng thương nhớ biết bao ...
Ngày sáu khắc một chờ hai đợi Đêm năm canh như gợi cơn sầu Giấc hòe chẳng nhắp canh thâu Giấc mê phút bỗng nằm lâu giật mình Mấy ai xét tấm tình chăng nhé
Tấm lòng riêng như xẻ làm đôi.” [2, tr.90 ]
( Hát thư) Nữ:
“...Thư em đưa đến tay chàng
Lòng càng thương nhớ dạ càng ngẩn ngơ Đêm nằm chửa nhắp đã mơ
Biết rằng quân tử còn chờ em chăng Trước rèm thấp thoáng bóng giăng Duyên giời xe sợi xích thằng đôi ta Chàng ở xa biết chàng có tỏ
Em bên này thương nhớ chàng thay.” [2, tr.89 ]
( Hát thư)
Lời ca hát Đúm mang nỗi niềm của trai gái xa cách trong chinh phụ ngâm với nỗi niềm đau đáu nhớ thương, dằng dặc nỗi sầu quặn thắt trong tim khiến “lòng riêng như xẻ làm đôi”. Thương nhớ hóa tương tư, tâm trạng chàng trai đang yêu say mê đến độ si tình với tất cả sự bồn chồn, lo lắng, sầu thương chất chứa đầy vơi:
“... Những là trộm dấu thầm yêu Giá đem lá thắm mà điều chim xanh Lại e thương nhớ dùng dằng
Ngẩn ngơ trách lẫn ông giăng dọc đường ...
Những là chin đợi mười chờ
Hẹn ngày chắp mối duyên tơ với mình Nay anh cậy nhạn thư truyền
Để nàng thấu hết nỗi niềm tương tư.” [2, tr.88 ]
(Hát thư)
Sự xa cách về địa lí không ngăn được tình cảm họ dành cho nhau. Sự xa cách đó như một động lực thôi thúc họ nhớ nhung, lo lắng và hướng về nhau:
“...Xa xôi cách mấy dặm đường
Mỗi người một ngả ta thương nhau nhiều Anh vẫn cứ thầm yêu trộm nhớ
Vẫn mong sao kim chỉ có đầu Nguyện thề ước hẹn cùng nhau
Để cho hai đứa được hầu mẹ cha...”[2, tr.99 ]
(Hát thư)
“Thầm yêu trộm nhớ” chàng trai đã khéo léo trong việc thăm hỏi cha mẹ, họ hàng với lời chúc yên bình, khẳng định tình duyên ấp ủ đã lâu và không quên điều mình đang quan tâm hàng đầu “ Hỏi nàng đã có duyên lành đâu chưa?”
“...Bút hoa anh tả bức thư
Trước thăm thái nhạc ninh khang Quý hương điền dã dọ dương yên bình Tình duyên ấp ủ trăm năm
Hỏi nàng đã có duyên lành đâu chưa?...” [2, tr.101]
( Hát thư)
Trước sự chân thành của chàng trai, cô gái cũng thẳng thắn bày tỏ mong ước được kết mối tơ duyên cùng chàng:
“...Ví dù chàng có lòng thương Thì nhờ chim nhạn như sang bên này Để em thưa với mẹ thầy
Tơ duyên ta sẽ chọn ngày kết giao.” [2, tr.99 ]
( Hát thư)
Yêu nhau, nhớ thương khôn nguôi, mong ước gần nhau, nỗi nhớ dường như đi sâu vào tiềm thức với những đêm thao thức mất ngủ, chàng trai tưởng như người mình yêu đang rất gần, mơ tưởng đang chung sống cùng nàng:
“...Nên chăng cũng quyết mấy thời Không nên cũng tỏ khúc nhôi giãi lòng Đừng để anh nay mong mai đợi
Nỗi tương tư bối rối gan vàng Có đêm thao thức mơ màng
Tưởng rằng nàng đã bên màn bên chăn...” [2, tr.96 ]
(Hát thư)
Câu hát trực tiếp thể hiện trạng thái tình cảm của chàng trai bằng kết cấu trần thuật, thông qua những ngôn từ bình dị, mộc mạc, gần gũi với chủ thể trữ tình. Câu chuyện tình yêu được giãi bày cùng với lời nguyện ước:
“...Chàng ơi nhận bức thư này Em đã tỏ hết niềm tây cho tường Em nào có tơ vương chỗ khác Ai ngả nghiêng tệ bạc mặc ai Những lời trúc hứa với mai
Em còn ghi nhớ không sai dạ vàng.” [2, tr.89]
(Hát thư)
Họ không thôi mơ ước về một tương lai gắn kết tình duyên đôi lứa thủy chung, bền vững:
“...Ngày mai chỉ thắm duyên xe
Tình ta gắn bó nguyện thề trăm năm...” [2, tr.99 ]
(Hát thư)
Cũng giống như nội dung hát huê tình, ở hát thư chúng ta thấy có đủ các cung bậc tình cảm của trai gái yêu nhau. Có thể nói với những câu hát thư một lần nữa tình yêu được thể hiện với muôn ngàn khuôn mặt. Nó góp phần làm cho đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ thêm phong phú, đa dạng.
Trong hát huê tình, hát thư, hát sắm, hát cưới, bằng những khúc hát yêu thương trai gái thổ lộ tình cảm nhớ nhung, buồn sầu, giận hờn, lúc nồng nàn say đắm, khi sôi nổi, mãnh liệt và dù trong hoàn cảnh nào thì tiếng hát ấy cũng thể hiện mơ ước về hạnh phúc gia đình. Đây là điểm tương đồng với các loại hình hát giao duyên khác như hát Ví dặm, hát Quan họ, hát Trống Quân, hát Xoan, hát Ghẹo... Tuy nhiên bên cạnh những nét tương đồng đó, hát Đúm Phục Lễ nói riêng và hát Đúm Hải Phòng nói chung còn mang những nét đặc trưng riêng của người dân vùng ven biển Hải Phòng.