Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn sài gòn​ (Trang 43 - 47)

5. Kết cấu của đề tài

1.6.6 Xây dựng thang đo

Sau khi tổng hợp ý kiến từ kết quả thảo luận nhóm, tôi kết luận được 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn: (1) Cơ sở vật chất kĩ thuật, (2) Đội ngũ lao động, (3) Giá cả dịch vụ, (4) Sự tin cậy, (5) Hệ thống kiểm tra chất lượng dịch vụ buồng.

Bảng 1.2 Thang đo chính thức được mã hóa STT Mã hóa Tên biến

A. Cơ sở vật chất kỹ thuật

1 COSO1 Phòng nghỉ có diện tích rộng thoải mái

2 COSO2 Hệ thống các thiết bị trong phòng tốt, tiện nghi hiện đại đúng tiêu chuẩn

3 COSO3 Kiến trúc và cách bài trí nội thất sang trọng

4 COSO4 Phòng dành cho người hút thuốc sạch sẽ, hiện đại, không ảnh hưởng đến người khác

5 COSO5 Có hệ thống báo cháy và chữa cháy đầy đủ

B. Đội ngũ nhân viên

6 NHANVIEN1 Nhân viên có kỹ năng phục vụ tốt.

7 NHANVIEN2

Nhân viên có thái độ vui vẻ, hòa nhã, phục vụ một cách chu đáo, tận tụy và luôn sẵn sàng giúp đỡ khách bất cứ lúc nào khách cần

8 NHANVIEN3 Nhân viên có khả năng nắm bắt tâm lí khách hàng tốt. 9 NHANVIEN4 Nhân viên ăn mặc nhã nhặn lịch sự đúng đồng phục 10 NHANVIEN5 Nhân viên có trình độ ngoại ngữ tốt, hiểu và giao tiếp với

khách nước ngoài.

C. Giá cả dịch vụ

11 GIACA1 Khách sạn Sài Gòn có nhiều loại phòng với mức giá khác nhau phù hợp với khách hàng

12 GIACA2 Mức giá phòng phù hợp với chất lượng dịch vụ cũng như cơ sở vật chất mà khách hàng được hưởng.

13 GIACA3 Khách sạn có các chương trình khuyến mãi vào các dịp lễ (ngày quốc tế phụ nữ, tết nguyên đán, ngày quốc khánh…) 14 GIACA4 Khách sạn có những ưu đãi cho khách hàng thân thiết đã

từng lưu trú tại đây.

D. Sự tin cậy

15 TINCAY1 Thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối

16 TINCAY2 Khách sạn tính giá phòng và các dịch vụ khác rõ ràng chính xác.

17 TINCAY3 Khách hàng cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ lưu trú tại khách sạn

E. Hệ thống kiểm tra chất lượng dịch vụ buồng

18 HTKT1 Khách sạn có sổ sách theo dõi chất lượng dịch vụ buồng rõ ràng

19 HTKT2 Luôn có quản lí đi kiểm tra sau khi nhân viên phòng vệ sinh phòng

21 HTKT4 Khách sạn sẵn sàng tiếp thu ý kiến góp ý của khách hàng về chất lượng dịch vụ buồng

F. Nâng cao chất lượng dịch vụ buồng tại khách sạn Sài Gòn

22 NCCL1 Anh/chị hài lòng về cơ sở vật chất tại khách sạn.

23 NCCL2 Anh/chị có hài lòng về sự phục vụ của nhân viên tại khách sạn

24 NCCL3 Anh/chị có hài lòng về mức giá buồng tại khách sạn

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Vấn đề chất lượng dịch vụ không chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp du lịch – khách sạn mà còn được nâng lên thành chính sách của mỗi quốc gia, không chỉ nhằm mục đích tăng lợi nhuận mà còn nâng cao danh tiếng và uy tín của khách sạn.

Việc nghiên cứu tìm hiểu lý luận chung về vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh nói chung và doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch nói riêng trong nền kinh tế thị trường là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ đòi hỏi khách sạn sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của khách, khách sạn phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên, đồng thời tiến hành xây dựng, cải tạo và duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới quy trình phục vụ khách. Nâng cao chất lượng dich vụ đòi hỏi sự kết hợp của nhiều ngành hữu quan để tạo thị trường với những hàng hoá chất lượng.

Trong chương này, tác giả cũng đã trình bày mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn, nêu lên các thang đo đối với các yếu tố trên thông qua bảng thang đo chính thức.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BUỒNG TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn sài gòn​ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)