5. Kết cấu của đề tài
3.2.3.2 Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp
Khách hàng mục tiêu của khách sạn vẫn là khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… do đó nếu nhân viên còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ thì sẽ ảnh hưởng đến việc giao tiếp của khách hàng, đến chất lượng phục vụ. Để đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên khách sạn nên có những biện pháp sau:
- Hợp đồng với các trung tâm ngoại ngữ mở các lớp ngoại ngữ ngắn hạn tại khách sạn vào những thời điểm vắng khách trong năm và ngoài ca làm việc của nhân viên. Mặc khác, khách sạn cần phải khuyến khích nhân viên và đào tạo nhân viên học thêm tiếng Nhật (vì khách Nhật chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn khách hàng của khách sạn) để nhân viên có khả năng giao tiếp với khách hàng mục tiêu của khách sạn từ đó đáp ứng nhu cầu của khách.
- Phải tổ chức thường xuyên hơn những khóa học anh văn. Đồng thời việc kiểm tra kiến thức hằng tháng cũng phải được chú ý hơn.
- Khuyến khích nhân viên tự học anh văn ngoài giờ làm việc tại các trung tâm. Do áp lực công việc hằng ngày lớn nên muốn đạt được điều này khách sạn cần phải có chế độ ưu đãi nhất định để cho nhân viên có động lực thực hiện tốt.
- Mở những hội thảo giữa nhân viên và các nhà lãnh đạo nhằm để các nhà lãnh đạo nghe những khó khăn của nhân viên khi giao tiếp với khách hàng và nêu ra hướng giải quyết, đồng thời để những người có thâm niên chia sẻ vê những kinh nghiệm khi gặp những tình huống bất ngờ xảy ra.
- Mời những chuyên gia chuyên ngành về chia sẻ kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm cho nhân viên.
Bảng 3.2 Bảng đề xuất khóa học dự kiến về nâng cao trình độ ngoại ngữ Tên khóa học Đối tượng tham gia Thời gian
Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nhật Nhân viên phục vụ 3 tháng Tiếng anh giao tiếp cơ bản Nhân viên phục vụ 3 tháng Tiếng anh chuyên ngành Trưởng bộ phận, phó bộ phận 2 tháng Hội thảo giữa nhân viên và quản lí Nhân viên và các cấp quản lí Mỗi quý 1 lần Cùng chuyên gia nâng cao chất lượng Nhân viên 6 tháng 1 lần
(Nguồn: Tác giả đề xuất)