Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn sài gòn​ (Trang 53 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.6 Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức khách sạn Sài Gòn

(Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn Sài Gòn)

* Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận:

- Đại hội đồng cổ đông: Thông qua các kế hoạch kinh doanh của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm. Thông qua việc bổ sung sửa đổi điều lệ Công ty. Quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ.

- Hội đồng quản trị: Quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty. Giám sát hoạt động Giám đốc Công ty và những cán bộ quản lí khác trong Công ty. Quyết định kế hoạch kinh doạnh và ngân sách hằng năm. Quyết định cơ cấu tổ chức Công ty.

- Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty trong việc giám sát điều hành quản lý Công ty. Kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trung

kế toán thống kê và lập Báo cáo tài chính.

- Giám đốc: Quản lý và điều hành các hoạt động các công việc hằng ngày của Công ty. Thực hiện các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

- Bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng cũng như xem xét đánh giá nhân viên trong công ty, xem xét bộ phận nào thiếu nhân lực, thừa nhân lực từ đó có những điều chỉnh hợp lý về lực lượng lao động trong công ty.

- Bộ phận kế toán: Có trách nhiệm quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động cũng như về vốn theo dõi, ghi chép chi tiêu của công ty theo đúng tài khoản và chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước xác định lợi nhuận ròng, tỷ lệ trích % do Giám đốc quyết định. Ngoài ra phòng kế toán còn có nhiệm vụ cung cấp tài liệu cho phòng điều hành, phòng kế hoạch và kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về xây dựng kế hoạch kinh doanh.

- Bộ phận F&B:Có chức năng phục vụ nhu cầu ăn uống của khách trong phạm vi có khả năng đáp ứng do đó họ có nhiệm vụ xây dựng thực đơn, tổ chức các khâu mua hàng nhập lưu kho, cất trữ để tránh trường hợp thiếu hoặc thừa nhiên liệu làm hư hỏng gây lãng phí. Đặc biệt khách sạn đã chú ý đến khâu xây dựng thực đơn, chế biến thức ăn và phong cách phục vụ vì qua đó quyết định đến chất lượng sản phẩm đối với sự mong đợi của khách.

- Bộ phận buồng là bộ phận quan trọng của khách sạn phục vụ việc nghỉ ngơi của khách. Bộ phận có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh và sự hấp dẫn, thẩm mỹ của khách sạn. Phục vụ chu đáo làm hài lòng khách khi khách đang lưu trú trong khách sạn.

- Đội kỹ thuật: Sửa chữa kịp thời cơ sở vật chất trong khách sạn.

* Nhận xét: Khách sạn có 6 bộ phận trực tiếp với quy mô vừa phải.

+ Ưu điểm: Ta thấy cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn Sài Gòn được sắp xếp hợp lý. Đây là mô hình cơ cấu tổ chức rất chắc chắn và đơn giản. Mỗi nhân viên biết rõ người lãnh đạo trực tiếp và duy nhất của mình, đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng từ trên xuống dưới cũng như nắm chắc tình hình từ dưới lên trên, trách nhiệm quyền hạn được xác định rõ ràng. Điều này sẽ làm cho bộ máy quản lý của khách sạn Sài Gòn làm việc có hiệu quả và sẽ làm nâng cao chất lượng phục vụ.

+ Nhược điểm: Người lãnh đạo phải am hiểu và thành thạo chuyên môn của đơn vị. Người lãnh đạo phải điều hành một lúc nhiều bộ phận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn sài gòn​ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)