Kiểm định đọ phù hợp của mô hình ANOVA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn sài gòn​ (Trang 76 - 78)

5. Kết cấu của đề tài

2.4.6 Kiểm định đọ phù hợp của mô hình ANOVA

Bảng 2.21: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ANOVA Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Hồi quy 31.837 5 6.367 46.293 .000b Phần dư 32.873 239 0.138 Tổng 64.71 244

(Nguồn: Phân tích dữ liệu từ điều tra của tác giả- phụ lục 6)

Từ kết quả kiểm định độ ph hợp của mô hình, ta thấy giá trị F là 46.293 và có mức ý nghĩa rất nhỏ 0.00 nhỏ hơn 0.05 nên mô hình đưa ra là ph hợp với dữ liệu và các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong kinh doanh khách sạn, chất lượng dịch vụ là một trong những thước đo rất quan trọng phản ánh sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh nghiệp khách sạn muốn thu hút khách với số lượng lớn, muốn tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín của mình trên thị trường thì phải là doanh nghiệp có khả năng đảm bảo và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng tốt nhất. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ là một yêu cầu cấp bách có ý nghĩa quyết định tới sự thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp khách sạn. Để đạt được một chất lượng phục vụ tốt, công tác quản trị chất lượng cần được đề cao.

Qua nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Sài Gòn cho thấy một điều đáng mừng là công tác quản trị chất lượng dịch vụ phòng của khách sạn được thực hiện tương đối tốt. Dòng khách trên thị trường của khách sạn đều đánh giá chung về chất lượng dịch vụ phòng của khách sạn Sài Gòn là đạt mức trông đợi của họ. Tuy có một số dịch vụ chưa thực sự làm khách hàng thoả mãn nhưng số lượng đó rất ít là do khách sạn đang tìm các biện pháp để khắc phục.

Để sau này hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn nữa ngoài việc duy trì và phát huy tiềm lực của mình thì khách sạn Sài Gòn cần áp dụng những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng, đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ đạt chất lượng dịch vụ hoàn hảo đem lại hiệu quả kinh tế hơn nữa xứng đáng với tiềm năng của khách sạn.

Đồng thời, chương 2 cung cấp thông tin về việc sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý kết quả khảo sát thực tế đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ buồng của khách sạn, và đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn sài gòn​ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)