Chức năng nhiệm vụ của bộ phận buồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn sài gòn​ (Trang 57 - 59)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận buồng

- Đứng đầu là trưởng bộ phận: Trưởng bộ phận là người có quyền quyết định cũng như chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác quản lý buồng, công tác đảm bảo cho khách, công tác quản lý chất lượng phục vụ của đội ngũ công nhân viên trong bộ phận này. Trưởng bộ phận có quyền khiển trách, kỉ luật các nhân viên cấp dưới cũng như đề bạt khen thưởng các nhân viên cấp dưới. Trưởng bộ phận buồng trong quá trình điều hành được sự giúp đỡ của phó bộ phận và thư kí.

-Đứng sau trưởng bộ phận là phó bộ phận: Chịu trách nhiệm phân công, quản lý trực tiếp các nhân viên trong nhóm. Có những ý kiến đề xuất gì cần giải quyết mà vượt quá khả năng thì trình lên cấp trên đó là trưởng bộ phận.

- Thư kí: Lập báo biểu tình hình kinh doanh phòng khách hằng ngày của mỗi ca kịp thời thông báo cho bộ phận tiếp nhận khách tiếp nhận điện thoại, tìm hiểu yêu cầu của khách, kịp thời thông báo cho nhân viên phục vụ tại các tầng phòng ngủ nhanh chóng phục vụ khách phụ trách công tác ghi chép, thu và nhận giao máy móc

Trưởng bồ phận buồng phó bộ phận buồng Thư kí Nhân viên buồng Nhân viên giặt ủi Nhân viên vệ sinh công cộng

khách

- Nhân viên làm phòng: Làm vệ sinh khối phòng ngủ, bổ sung các vật dụng, bổ sung thức uống, trái cây… Nhận quần áo đưa đi giặt là và trả lại cho khách. Kiểm tra tình hình các thiết bị trong phòng khách, kịp thời đề nghị nhóm trưởng cho sửa chữa các phương tiện, thiết bị hư hỏng, phối hợp với nhân viên bộ phận kỹ thuật sửa chữa phương tiện thiết bị.

- Nhân viên khu vực công cộng: Vệ sinh khu vực hành lang khối phòng ngủ, khu vực thang máy, cầu thang bộ, sảnh tiếp tân, mặt tiền của khách sạn và các khu vực công cộng khác.

- Nhân viên giặt ủi: Nhận và giặt ủi đồ cho khách.

Bảng 2.4. Nhân sự tại bộ phận buồng

Chức vụ Đại học và cao đẳng Sơ cấp và trung cấp

Nam Nữ Nam Nữ

Nhân viên buồng 0 2 0 11

Giặt ủi 0 0 0 1

Vệ sinh công cộng 0 0 2 2

Tổng cộng: 18 nhân viên

(Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn Sài Gòn)

* Nhận xét:

Khách sạn Sài Gòn có cơ cấu tổ chức nhân sự bộ phận buồng khá đơn giản. Số lượng nhân viên bộ phận buồng trình độ cao đẳng đại học còn chưa nhiều (2 người). Việc sắp xếp tỉ lệ lao động nam và nữ theo vị trí như vậy là do Ban giám đốc khách sạn đã nắm rõ và hiểu rõ công việc của bộ phận. Công việc vệ sinh phòng cần sự khéo léo, tỉ mĩ, cẩn thận nên bố trí nữ. Đội ngũ lao động trong bộ phận phần lớn là trung niên, tuy thiếu sự năng động của tuổi trẻ nhưng lại có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phục vụ khách.

Như vậy, lực lượng lao động có vai trò quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong kinh doanh khách sạn, người lao động đóng vai trò đại diện cho khách sạn trước khách hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, thiết lập mối quan hệ và gắn bó giữa khách hàng với khách sạn. Vì vậy, việc đào tạo một đội ngũ lao động vững mạnh, chất lượng cao, tay nghề giỏi là điều kiện thuân lợi để khách sạn tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn sài gòn​ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)