5. Kết cấu của đề tài
2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ buồng của khách sạn Sài Gòn
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh buồng năm 2015-2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Doanh thu So sánh
năm 2016 với năm 2015 Năm 2015 Năm 2016 Mức chênh lệch % Doanh thu lưu trú Triệu đồng 22038 24847 2809 Tăng 11,3
Tổng lượt khách người 55429 60781 5352 Tăng 8,8
Lượt khách quốc tế người 34682 46986 12304 Tăng 26,1
Lượt khách trong nước người 20747 13795 6952 Giảm 33,3
Số phòng đã bán Phòng 27309 28251 942 Tăng 3,3
Công suất phòng % 87 90 Tăng 3
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Khách sạn Sài Gòn)
* Nhận xét:
Qua bảng kết quả trên ta thấy doanh thu hoạt động lưu trú có sự tăng lên 2809 Triệu đồng tương ứng tăng 11,3 % so với năm 2015. Có sự tăng như trên là do cố gắng của chất lượng phục vụ thu hút khách hàng.
Ta thấy tổng lượt khách năm 2016 so với năm 2015 tăng 5352 người/năm tức là tăng 8,8%. Trong đó lượt khách quốc tế tăng 12304 người tức là tăng 26,1%. Nguồn khách quốc tế của khách sạn chủ yếu là khách Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh… Trong năm 2016 lượt khách Nhật Bản đến với khách sạn đã tăng nhiều so với các năm trước. Để có lượng khách quốc tế đến với khách sạn tăng như vậy là sự nổ lực của cán bộ công nhân viên toàn khách sạn. Tuy nhiên lượng khách trong nước đến với khách sạn năm 2016 so với năm 2015 giảm 6952 người tức giảm 33,3%. Điều này đòi hỏi khách sạn phải có chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút thêm nguồn khách trong nước không chỉ là khách đi du lịch mà cũng cần chú trọng vào lượng khách doanh nhân.
Công suất phòng năm 2016 cũng tăng lên 3% so với năm 2015 cụ thể là từ 87% lên đến 90%. Điều đó cho thấy qua 2 năm 2015 và 2016 Khách sạn đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh lưu trú, đây là nguồn doanh thu chính của khách sạn. Trong tương lai khách sạn sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú để tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.