Đối tượng BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 29 - 30)

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.4 Đối tượng BHXH

Mặc dù ra đời đã rất lâu nhưng đối tượng của BHXH còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất dẫn đến sự nhầm lẫn giữa đối tượng của BHXH với đối tượng tham gia BHXH.

Như đã phân tích ở trên, BHXH là việc lập ra một nguồn ngân quỹ nhằm đảm bảo bù đắp cho khoản thu nhập bị giảm hoặc mất đi của người lao động do họ bị mất hoặc giảm khả năng lao động, bị mất việc làm, do ốm đau bệnh tật, tai nạn, tuổi già... vì vậy đối tượng của BHXH chính là phần thu nhập bị mất đi hay giảm đi do sự rủi ro mà người lao động gặp phải trong cuộc sống làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm.

Đối tượng của BHXH không chỉ là các khoản thu nhập theo lương mà bao gồm các khoản thu nhập khác ngoài lương như: thưởng, phụ cấp… cho người lao động có nhu cầu đóng góp thêm để được hưởng mức trợ cấp BHXH.

Đối tượng tham gia của BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Họ là những người trực tiếp tham gia đóng góp tạo nên quỹ BHXH với một khoản % nhất định so với tiền lương của người lao động theo quy định của luật BHXH. Tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó trong xã hội.

Trong thời kì đầu khi triển khai BHXH ở hầu hết các nước chỉ áp dụng đối với những người làm công ăn lương để đảm bảo mức đóng góp ổn định, đảm bảo an toàn quỹ BHXH. Hiện nay khi nền kinh tế phát triển nhu cầu sử dụng người lao động trong và ngoài doanh nghiệp nhà nước tăng lên rất nhiều thì đối tượng tham gia BHXH và đối tượng của BHXH cũng được mở rộng ra. Vì vậy đối tượng tham gia của BHXH bao gồm:

Đối tượng bắt buộc tham gia BHXH: là người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia BHXH một cách bắt buộc với mức đóng và mức hưởng BHXH theo quy định của luật BHXH.

Đối tượng tự nguyện tham gia BHXH: áp dụng cả với người làm công ăn lương và người lao động không làm công ăn lương. Thường là do sự đóng góp của người lao động cùng với sự giúp đỡ của ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 29 - 30)