2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa
Ngay từ khi mới thành lập đến nay, tập thể cán bộ công chức, viên chức cơ quan BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã luôn tập trung chuyên môn cho công tác quản lý thu BHXH. Chính vì vậy mà các chỉ tiêu thu về đối tượng tham gia BHXH, đơn vị tham gia BHXH, số tiền thu từ BHXH theo kế hoạch của BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hàng năm luôn hoàn thành xuất sắc, kết quả thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng ngày càng phát triển .
2.2.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Vũng Tàu
2.2.1.1 Về công tác lập kế hoạch hoạch thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Kế hoạch thu BHXH năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định như sau: Bảo hiểm xã hội huyện căn cứ vào Danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị và đối tượng tham gia BHXH do BHXH huyện quản lý trong thời gian 3 năm (để tính tốc độ gia tăng bình quân) thực hiện kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp và lập 02 bản kế hoạch thu BHXH năm 2015 (theo mẫu) trong đó 01 bản lưu tại BHXH huyện, 01 bản gửi BHXH tỉnh trước ngày 20/10/2014.
Bảo hiểm xã hội tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra, đối chiếu lập kế hoạch thu BHXH năm 2015 (theo mẫu số quy định). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH của BHXH các huyện lập 02 bản (theo mẫu số quy định), 01 bản lưu tại tỉnh, 01 bản gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31/10/2014.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2014; căn cứ vào điều chỉnh lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, điều chỉnh lương tối thiểu chung đối với hành chính sự nghiệp và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, căn cứ kế hoạch thu BHXH do BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lập, giao số kiểm tra về thu BHXH cho BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trước ngày 15/11/2014.
Căn cứ số kiểm tra của BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh đối chiếu với tình hình thực tế trên địa bàn, nếu chưa phù hợp thì phản ánh về BHXH Việt Nam bảo vệ kế hoạch để được xem xét điều chỉnh.
Bảo hiểm xã hội tỉnh, căn cứ dự toán thu BHXH của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 15/01/2015.
Trên thực tế, công tác lập kế hoạch thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn gặp phải một số hạn chế. Mở rộng đối tượng tham gia là rất cần thiết, không những tăng thu cho Quỹ BHXH mà còn đảm bảo sự công bằng đối với người lao động. Nhưng vấn đề nợ đọng trong các doanh nghiệp lớn còn diễn ra khá phổ biến. Những doanh nghiệp nhỏ với lao động còn thủ công, công việc theo thời vụ liệu doanh nghiệp đó có đóng BHXH cho người lao động hay không. Vấn đề trích nộp BHXH trên mức lương thực tế của người lao động thực sự đã thực sự hợp lý chưa. Trong khi lương thực tế của người lao động không hẳn chỉ có những khoản lương cấp bậc, thưởng và phụ cấp mà còn nhiều khoản khác. Hiện nay cuộc sống ngày càng cao đòi hỏi mức trợ cấp cũng phải tăng lên để có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, vậy nên chăng cần tính toán kỹ trong tỉ lệ thu nộp của người lao động và người sử dụng lao động.
2.2.1.2 Về xác định đối tượng thu BHXH
Đối tượng thu BHXH gồm
a. Với người lao động:
Theo quan điểm của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) thì đối tượng tham gia BHXH phải là những người lao động nằm trong độ tuổi được quy định trong luật, đang làm việc, hoạt động trong một lĩnh vực nào đó để tạo ra sản phẩm xã hội và tạo ra thu nhập cho bản thân. Vì vậy, đối tượng tham gia BHXH sẽ được phân thành hai loại:
- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: là những người lao động trong độ tuổi lao động, nằm trong diện phải tham gia BHXH theo luật định. Đầu tiên các nước đều thực hiện BHXH bắt buộc đối với công nhân viên chức Nhà nước, sau đó mới mở rộng dần ra cho người lao động khu vực ngoài quốc doanh, các thành phần kinh tế khác.
- Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: là những người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng; cán bộ không chuyên trách cấp xã; người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên minh hợp tác xã; người lao động tự tạo việc làm; người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã nhận chế độ BHXH một lần.
b. Với Người sử dụng lao động
Đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động bao gồm:
- Cơ quan của Đảng, Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, huyện đến cấp xã và đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang) và Luật Đầu tư.
- Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
- Các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2.2.1.3 Về Xác định mức thu BHXH
- Với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì mức thu BHXH sẽ theo quy định của luật BHXH. Mức thu BHXH qua các năm được tổng hợp như bảng sau:
STT Từ năm 2007 2009 2010 2012 2014 I Người SDLĐ 17% 18% 20% 21% 22% 1 BHXH 15% 15% 16% 17% 18% 2 BHYT 2% 2% 3% 3% 3% 3 BHTN 1% 1% 1% 1% II Người LĐ 6% 7% 8.50% 9.50% 10.50% 1 BHXH 5% 5% 6% 7% 8% 2 BHYT 1% 1% 1.50% 1.50% 1.50% 3 BHTN 1% 1% 1% 1% Tổng (%) 23% 25% 28.50% 30.50% 32.50%
Nguồn: BHXH tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
- Với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thì mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định nhân với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội:
- Từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 bằng 16 %; - Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 bằng 18 %; - Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 bằng 20 %; - Từ tháng 1 năm 2014 trở đi bằng 22 %.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung, được xác định bằng công thức:
Mức thu nhập tháng = Lmin + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
Lmin: là mức lương tối thiểu chung.
m: là mức người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn để đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, là số nguyên lớn hơn hoặc bằng không (ví dụ: 0, 1, 2, 3, 4…..)
Mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo
hiểm xã hội tại thời điểm được hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tử tuất một lần.
2.2.1.4 Về ác định phương thức thu BHXH
a. Đóng hàng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.
b. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
c. Đóng theo địa bàn:
- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
- Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.