Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 91 - 93)

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.3.3 Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trên

* Từ phía nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan BHXH

- Hiện nay dù đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan chức năng, lãnh đạo của ngành BHXH nhưng chế tài để xử lí các hình thức vi phạm việc đóng BHXH còn chưa được sửa đổi, bổ sung, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, hình thức xử phạt bẳng hành chính thì quá thấp (cao nhất là 30 triệu đồng), hơn nữa thẩm quyền xử phạt lại không thuộc về cơ quan BHXH. Do đó, doanh nghiệp vẫn có xu hướng chiếm dụng tiền nộp BHXH để tiến hành sản xuất kinh doanh vì họ có thể không bị phạt hoặc có bị phạt thì mức phạt cũng không cao. Ví dụ nộp chậm tiền BHXH thì dù bị tính lãi nhưng lãi suất nộp còn thấp hơn lãi suất gửi ngân hàng chứ chưa nói đến lãi suất ngân hàng cho vay (0.875%/1 tháng).

- Nhà nước chưa ban hành các văn bản quy định đối với các cơ quan quản lý nhà nước như: Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Lao động thương binh xã hội, ngành Thuế trong việc phải cung cấp thông tin về đơn vị đăng kí kinh doanh, số lao động làm việc, hay mức lương lao động được trả, dẫn tới sự khó khăn trong công tác nắm đối tượng của cơ quan BHXH, muốn nắm được những thông tin này đòi hỏi cán bộ BHXH phải xuống từng địa bàn quản lý để kiểm tra, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn họ tham gia nhưng việc này đạt hiệu quả chưa cao, tình trạng trốn đóng, chậm đóng, đóng không đủ số lao động thuộc diện phải tham gia vẫn xảy ra.

- Công tác kiểm tra thanh tra việc thực hiện chính sách BHXH của cơ quan BHXH cùng các cơ quan quản lý nhà nước tuy đã được thực hiện ngày một nhiều nhưng do thiếu chế tài xử phạt mạnh, các văn bản quy định xử phạt còn chưa rõ ràng, khoa học, bên cạnh đó lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra còn thiếu về số lượng, yếu về nghiệp vụ, dẫn tới hiệu quả của công tác này con chưa cao, số nợ đọng thu hồi được vẫn còn quá ít so với tổng nợ mà đơn vị phải trả cho cơ quan BHXH. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với ngành BHXH còn chưa chặt chẽ, mặc dù có quy định bắt buộc các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động sau khi đăng kí kinh doanh phải đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động song đa phần các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động không thực hiện quy định này mà cũng không bị xử lý.

- Công tác thông tin tuyên truyền, giải đáp các chế độ BHXH tuy đã được thực hiện nhưng tần suất tuyên truyền thưa, không định kì, việc thực hiện còn chưa thực hiện thường xuyên, liên tục. Nội dung và hình thức tuyên truyền vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều đổi mới, cải tiến trong các hình thức tuyên truyền do đó chưa thực sự được sự quan tâm của người lao động

- Trình độ cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH còn chưa đồng đều, một số ít cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra, việc trao dồi chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, xử lí công việc nhiều khi dựa vào cảm tính, máy móc, không khoa học, nhiều cán bộ quản lý thu cũng chưa xuống tận địa bàn quản lý để đi sâu đi sát thực tế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thu, làm cho việc xử phạt trở nên khó khăn, tình trạng nợ đọng vẫn tiếp diễn.

* Nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động

Do nhận thức chưa được cao, thậm chí còn hiểu sai lệch, không thấy được chính việc đảm bảo quyền lợi về BHXH cho người lao động là động lực, chất keo dính giữa doanh nghiệp và người lao động. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thấy hết được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chính sách BHXH trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, chưa coi đây là công cụ, biện pháp quản lý của nhà nước đối với khu vực này trong cơ chế thị trường. Tình trạng trốn, nợ BHXH diễn ra nghiêm trọng chủ yếu là do một số nguyên nhân như: Có những doanh nghiệp không hiểu biết hoặc chưa quan tâm đúng mức đến các quan hệ lao động, trong đó có BHXH hoặc có

doanh nghiệp hiểu nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động, nhưng do nhiều khó khăn, họ không có khả năng tham gia hoặc tham gia BHXH không đầy đủ. Chẳng hạn, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động khiến mức lương đóng BHXH tăng lên khá nhiều, doanh nghiệp không xoay xở kịp. Phần lớn doanh nghiệp chưa thích ứng kịp cơ chế thị trường, tính cạnh tranh các mặt hàng kém (giá thành cao, tiêu thụ sản phẩm chậm), làm ăn kém hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp, doanh nghiệp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ BHXH. Số doanh nghiệp còn lại, dù đã nắm vững luật nhưng vẫn cố tình vi phạm nhằm giảm chi phí cho công đoạn sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm dụng vốn. Nhiều chủ doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhằm lách luật để hưởng lợi từ việc không phải mất 16% tổng quỹ lương của đơn vị để đóng BHXH cho người lao động hay cố tình trây ỳ để đóng BHXH cho người lao động hay cố tình trây ỳ để chiếm dụng vốn.

* Nguyên nhân từ phía người lao động

- Hầu hết người lao động đều hiểu biết rất rõ về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH nhưng do sức ép vì việc làm nên người lao động không dám đấu tranh với chủ sử dụng lao động để đòi hỏi quyền được tham gia BHXH.

- Một số ít người thì muốn phần BHXH được trả thẳng vào lương để tăng thêm thu nhập do nhận thức về BHXH kém, người lao động cần sống cho hiện tại chứ không cần lo cho tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 91 - 93)