Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 62 - 74)

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.2.2 Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

2.2.2.1 Quy trình thực hiện công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, khi có đơn vị tăng mới, cán bộ tổng hợp thu có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị lập hồ sơ theo quy định, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, vào dữ liệu trong phần mềm quản lý thu BHXH (SMS), cấp mã đơn vị quản lý thu. Sau khi đơn vị tham gia BHXH ổn định (thường sau 06 tháng), cán bộ tổng hợp thu bàn giao việc quản lý thu BHXH cho cán bộ chuyên quản thu.

Việc đối chiếu hàng tháng giữa đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH và BHXH tỉnh được thực hiện như sau:

Về thời gian, biến động lao động và quỹ lương tham gia BHXH bắt buộc được tính từ ngày 16 tháng trước đến ngày 15 tháng này. Trong đó, từ ngày 16 đến ngày 20 hàng tháng các đơn vị đối chiếu biến động tăng giảm lao động, quỹ lương trích nộp BHXH để xác định số tiền BHXH phải nộp tháng này; từ ngày 20 đến hết tháng chuyển tiền BHXH vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Trước ngày 10 tháng sau đơn vị nhận thông báo kết quả thu nộp BHXH tháng trước đó từ cơ quan BHXH.

Khi có biến động tăng (giảm) lao động, mức đóng, đơn vị lập 02 bản Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT theo mẫu quy định. Trường hợp tăng lao động do chuyển đến hay tuyển mới căn cứ vào quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động… của thủ trưởng đơn vị sử dụng lao động ký, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thẩm định và cấp sổ BHXH dựa trên các thông tin của người lao động từ mẫu tờ khai tham gia BHXH, BHYT nếu người lao động tham gia BHXH lần đầu (chưa có sổ BHXH), trường hợp đã có sổ BHXH thì ghi số sổ. Khi lao động nghỉ việc hay chuyển công tác, căn cứ để báo giảm là các quyết định chấm dứt hợp đồng hoặc quyết định điều động.

Trường hợp tăng (giảm) mức đóng căn cứ là quyết định tăng lương tối thiểu của Chính phủ, quyết định nâng lương, quyết định tăng thâm niên nghề... Tùy từng đối tượng, cán bộ thu kiểm tra mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Cụ thể, người lao động thuộc đối tượng đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và do người sử dụng lao động quy định. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cán bộ thu rất thuận lợi trong việc điều chỉnh và lưu giữ số liệu khi sử dụng phần mềm quản lý thu (SMS). BHXH tỉnh đã triển khai sử dụng phần mềm này từ năm 2008.

Cán bộ chuyên quản thu BHXH phụ trách đơn vị kiểm tra, phối hợp với bộ phận cấp sổ thẻ để cấp số sổ BHXH cho người lao động trường hợp tăng mới chưa có sổ, đồng thời nhập vào phần mềm quản lý thu BHXH (SMS). Cơ quan BHXH ký, đóng dấu và trả lại đơn vị 01 bản để lưu trữ. Trước ngày 10 tháng sau, cán bộ chuyên quản thu BHXH phải khoá sổ, tính lãi phạt chậm nộp (nếu có) và lập thông báo kết quả thu, nộp BHXH tháng trước để gửi đến từng đơn vị do mình quản lý.

Hàng tháng, sau khi đối chiếu xác định được số tiền BHXH phải nộp của từng đơn vị, cán bộ chuyên quản thu có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc đơn vị thu, nộp tiền BHXH vào tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hàng ngày, cán bộ kế toán sang lấy báo có từ ngân hàng, kho bạc và cập nhật dữ liệu vào phần mềm kế toán (VSA). Cuối tháng, sau khi đối chiếu khớp số liệu với ngân hàng, kho bạc, kế toán khoá sổ trên phần mềm VSA và kết chuyển dữ liệu sang phần mềm quản lý thu BHXH (SMS). Toàn bộ số tiền thu BHXH được chuyển hết về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và sau đó chuyển về BHXH Việt Nam theo quy định. Đầu mỗi quý, cán bộ tổng hợp thu có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu tổng số tiền đã thu với bộ phận kế toán, khoá sổ, tổng hợp quyết toán quý trước. Sau khi được BHXH tỉnh thẩm định, cán bộ tổng hợp thu khoá sổ quyết toán trên phần mềm SMS. Mọi sự thay đổi, điều chỉnh sau khi khoá sổ chỉ được thực hiện khi có ý kiến phê duyệt của Giám đốc.

Như vậy, tất cả các biến động về số lao động, quỹ tiền lương tham gia BHXH đều được theo dõi và quản lý rất chặt chẽ, đảm bảo cho việc thu nộp BHXH kịp thời, đầy đủ, chính xác theo luật định.

2.2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý thu của bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Thực hiện sự phân công chỉ đạo của Giám đốc BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Phó giám đốc sẽ trực tiếp chỉ đạo Bộ phận thu.

Bộ phận thu của cơ quan BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm 238 người, trong đó có 38 tổng hợp thu, còn lại là các cán bộ chuyên quản thu. Bộ phận thu có nhiệm vụ thực hiện các quy định theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ban hành ngày 25/10/2011. Cụ thể là:

Tổng hợp thu có nhiệm vụ hướng dẫn thủ tục, hồ sơ đơn vị mới tham gia BHXH bắt buộc lần đầu; tổng hợp báo cáo thu theo quy định; chịu trách nhiệm phối hợp tốt với các bộ phận liên quan cũng như phòng nghiệp vụ của BHXH tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Các cán bộ chuyên quản thu có nhiệm vụ:

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thu các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp. Tổ

chức phối hợp với các ngành các cấp địa phương thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời theo Luật BHXH, Luật BHYT.

+ Quản lý danh sách lao động, tiền lương và theo dõi sự biến động tăng giảm. Hàng tháng tiến hành đối chiếu công nợ với đơn vị đồng thời lập và gửi các loại báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

+ Phối hợp với các bộ phận khác cấp sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế kịp thời, đầy đủ cho người lao động.

+ Ngoài ra, các cán bộ bộ phận này có nhiệm vụ khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Hiện tại, 238 cán bộ đều có trình độ đại học và tuổi đời còn trẻ nên tiếp cận công việc khá nhanh. Hầu hết các cán bộ đều có trình độ cơ bản về công nghệ thông tin. Tuy nhiên 70% cán bộ thu là nữ nên gặp một số khó khăn trong công tác đôn đốc thu nợ.

Tính đến 31/12/2014 tổng số đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 4.000 đơn vị. Tổng số đơn vị tham gia BHXH này được chia đều cho 200 cán bộ chuyên quản thu.

Trong thời gian qua, đặc biệt là ba năm trở lại đây, khối lượng công việc tăng lên nhiều khi số thu và số đơn vị tham gia liên tục tăng thì số lượng cán bộ quản lý thu tương đối ít. Trước điều kiện làm việc nhiều khó khăn như vậy, nhưng chế độ đãi ngộ cho cán bộ viên chức ngành BHXH còn hạn chế nên chưa thu hút được nhân lực. Số cán bộ được đào tào đạo chuyên sâu về BHXH chưa nhiều, một số còn hạn chế về năng lực tiếp cận và sử dụng thành thạo phần mềm quản lý. Đây là thực tế, đồng thời là bất cập của cơ quan bảo hiểm khi tổ chức thực hiện BHXH nói chung và công tác quản lý thu BHXH bắt buộc nói riêng.

2.2.2.3 Kết quả thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Với cách thực hiện như trên, BHXH tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã đạt được những kết quả như sau:

Trong thời gian qua, BHXH tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã và đang nỗ lực tăng cường rà soát, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp và người lao động thuộc diện tham gia. Cụ thể ta xem xét số lượng doanh nghiệp, số lao động tham gia BHXH hiện nay:

Đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời gian qua được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Số lượng người tham gia BHXH theo khối loại hình

ĐVT: người

Đối tượng Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013 2013/2012 Đối tượng tham gia

BHXH - Khối hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể 47,386 48,411 51,014 2,603 1,025 - DN Nhà nước (DNNN) 11,417 12,139 13,484 1,345 722 - DN ngoài Quốc doanh (DNNQD) 40,915 45,526 50,365 4,839 4,611 - DN có vốn đầu tư nước ngoài (DNĐTNN) 26,325 29,006 33,118 4,112 2,681 - Khối khác 15,434 16,419 19,244 2,825 985 Tổng số 141,477 150,501 167,225 16,724 9,024

Nguồn: BHXH tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

Bảng trên cho thấy số lượng lao động tham gia BHXH liên tục tăng qua các năm. Số lượng lao động tham gia BHXH tăng cũng cho thấy sự hiểu biết, ý thức tham gia BHXH của người lao động và đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thời gian qua. Số lao động ở các nhóm đều có mức độ tăng về số lượng lao động tham gia, tuy nhiên có sự chuyển dịch cơ cấu tăng đối với số lao động tại khối doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sở dĩ có sự chuyển dịch cơ cấu lao động tham gia BHXH như vậy là vì trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến đầu tư sản xuất kinh kinh doanh.

Qua bảng số liệu ta cũng thấy: số lao động tham gia BHXH qua các năm đều tăng một cách đáng kể. Năm 2012 số lao động tham gia BHXH là 141,477 (người) thì đến năm 2014 đã lên tới 167,225 người.

Trong 3 năm số lao động thuộc loại hình Khối hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể là tăng năm 2012 là 47,386 (người) đến năm 2014 đã lên tới 51,014 (người).

Còn số lao động tham gia BHXH thuộc loại hình DNNQD năm 2012 là 40,915 (người) đến năm 2014 đã lên tới 50,365 (người), tăng lên một số lượng khá đáng kể

Còn tỷ trọng lao động trong khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có xu hướng tăng và tăng nhanh, như năm 2012 là 26,325 (người) đến năm 2014 đã lên tới 33,118 (người).

Khối DNNN có mức dao động không đáng kể như năm 2012 là 11,417 (người) đến năm 2014 đã lên tới 13,848 (người).

Các khối khác thì có sự tăng như năm 2012 là 15,434 (người) đến năm 2014 đã lên tới 19,244 (người).

Số lao động tham gia BHXH ngày một tăng qua từng năm cho thấy công tác tuyên truyền mở rộng đối tượng đã được BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng và thực hiện khá tốt. Đặc biệt là số lao động ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên đáng kể. Người sử dụng lao động và người lao động ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng, tính thiết thực khi tham gia BHXH, đó là chính sách đảm bảo tốt hơn cho cuộc sống lâu dài của họ .

Người tham gia BHXH không ngừng gia tăng qua các năm. Để đạt được kết quả đó là do chính sách BHXH ngày càng phù hợp với cuộc sống của người lao động giúp họ yên tâm sản xuất trong điều kiện tiền lương và thu nhập thấp, do vậy

đối tượng tham gia ngày càng đông và ngày càng được mở rộng đến các thành phần kinh tế trên toàn địa bàn.

Số lượng các đơn vị tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thể hiện như bảng bên dưới:

Bảng 2.3 : Cơ cấu đơn vị tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2012-2014)

Khối loại hình quản lý

Số đơn vị tham gia BHXH

2012 2013 2014 Số đơn vị cấu (%) Số đơn vị Cơ cấu (%) Số đơn vị Cơ cấu (%) Khối HCSN , Đảng ,đoàn thể 749 22.82 750 20.78 748 18.7 DN Nhà nước 179 5.48 179 4.96 172 4.3 DN Ngoài quốc doanh 1893 57.75 2216 61.4 2600 65 DN ĐTNN 162 4.95 294 8.16 288 7.2 Khối Khác 295 9 171 4.7 192 4.8 Tổng 3278 100 3610 100 4000 100

Nguồn: BHXH tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

Qua bảng số liệu ta thấy:

Số đơn vị tham gia BHXH tăng dần theo từng năm. Năm 2012 số đơn vị đăng ký tham gia là 3278 đơn vị đến năm 2014 đó có 4000 đơn vị tham gia.

Có sự thay đổi lớn giữa các thành phần kinh tế, nhất là giữa DNNN và DNNQD.

Đối với DNNN, năm 2012 có 179 đơn vị tham gia thì đến năm 2014 chỉ có 172 đơn vị tham gia. Điều này do trong thời gian qua quá trình cổ phần hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến các doanh nghiệp nhà nước giảm và các doanh nghiệp tư nhân tăng dần.

Đối với DNNQD, các đơn đăng ký tham gia tăng đều và nhanh và chiếm lượng lớn trong cơ cấu số lượng doanh nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 2012 có 1,893 đơn vị đến năm 2014 có 2,600 đơn vị. Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng có nhiều các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được thành lập. Hơn thế nữa các công ty sử dụng lao động đã ngày càng có ý thức hơn về việc tham gia đóng BHXH cho người lao động vừa giúp họ yên tâm công tác sản xuất, vừa giúp người chủ sử dụng lao động tránh được các chi phí khi xảy ra rủi ro trong quá trình lao động (tai nạn, ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp … )

Ngoài ra các thành phần kinh tế khác cũng tăng lên rõ rệt như:

DNĐTNN năm 2012 có 162 đơn vị đăng ký tham gia, đến năm 2014 đã có 288 đơn vị đăng ký tham gia.

Khối HCSN, Đảng, đoàn thể năm 2012 có 749 đơn vị đến năm 2014 chỉ còn 748 đơn vị.

Khối khác (các cơ sở ngoài công lập, hợp tác xã, đối tượng thân nhân sỹ quan, học sinh, sinh viên … ) năm 2012 có 295 đơn vị, năm 2014 chỉ có 192 đơn vị.

- Tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc

Để đảm bảo mọi quyền lợi cho đối tượng tham gia cũng như chính sách BHXH được hoạt động thông suốt, có hiệu quả, nhiệm vụ của nhà làm công tác quản lý là phải theo dõi thường xuyên, liên tục, chặt chẽ những diễn biến của tiền lương, tiền công người lao động và tổng quỹ lương của từng đơn vị sử dụng lao động tham gia.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của đơn vị sử dụng lao động đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiền lương tiền công của người lao động do chủ sử dụng lao động quyết định gặp rất nhiều khó khăn. Bởi các đơn vị này thường không tuân thủ hoặc rất chậm tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Nhiều doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng với người lao động thành hai, ba loại hợp đồng khác nhau: hợp đồng ghi chính xác mức lương người lao động được hưởng, hợp

đồng làm căn cứ đóng thuế thu nhập và hợp đồng làm căn cứ đóng BHXH nhằm giảm số tiền phải đóng góp vào quỹ BHXH.

- Kết quả thu BHXH

BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu luôn xác định rõ thu BHXH là yêu cầu, nhiệm vụ tiên quyết góp phần đảm bảo ổn định, tăng trưởng quỹ BHXH, đồng thời giải quyết kịp thời các chế độ cho đối tượng tham gia BHXH.

Bảng 2.4. Kết quả thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2012 – 2014

Loại hình DN Năm 2012 (tỷ đồng) Năm 2013 (tỷ đồng) Năm 2014 (tỷ đồng) So sánh Tăng, giảm + - (tỷ đồng) 2013/2012 2014/2013 Khối HCSN , Đảng ,đoàn thể 571.27 883.59 783.59 312.32 -100 DN Nhà nước 169.15 295.53 188.92 126.38 -106.6 DN Ngoài quốc doanh 1372.9 1720.9 1992.6 348 271.7 DN ĐTNN 81.442 199.52 261.07 118.08 61.55 Khối Khác 77.442 86.75 73.82 9.308 -12.93 Tổng cộng 2272.2 3186.3 3300 914.09 113.71

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác BHXH các năm từ 2012 - 2014. BHXH Tỉnh Bà Rịa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 62 - 74)