5. Bố cục của luận văn
4.3.2. Kiến nghị đối với lãnh đạo tỉnh Phú Thọ
- Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan ban ngành tỉnh là góp phần tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững lành mạnh. Lãnh đạo tỉnh cần quán triệt đầy đủ và rõ ràng hơn nữa: lực lượng DNTM chính là thành phần quan trọng và có nhiều đóng góp nhất cho phát triển KTXH tỉnh. Do đó, các doanh nghiệp này cần được đối xử bình đẳng như mọi loại hình doanh nghiệp khác.
- Cải cách hành chính luôn là nhu cầu thường trực của mọi loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tiến độ cải cách hành chính công đã và đang thực hiện cho thấy chính quyền tỉnh Phú Thọ nhận thức rõ điều đó. Tuy nhiên, tiến độ này cần đẩy nhanh sớm hơn, tích cực hơn để gián tiếp hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đối tượng DNTM trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
- Chính quyền tỉnh nên tổ chức một cơ quan thuộc UBND tỉnh làm đầu mối chịu trách nhiệm về phát triển DNTM, chẳng hạn như Trung tâm hỗ trợ phát triển DNTM, có chức năng tham mưu cho Ban Ngành trong tỉnh trong việc tạo môi trường thuận lợi cho các DNTM phát triển, giúp các doanh nghiệp đào tạo, tiếp thị, tiếp cận với các cơ quan quản lý Nhà nước, các Ngành, các Hiệp hội và các cơ quan nghiên cứu khoa học nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ mới.
- Đầu tư nhiều hơn cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho các DNTM như về khởi sự doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực, kỹ năng quản lý điều hành, lớp tập huấn về công tác xuất nhập khẩu, giúp các DNTM quảng bá thương hiệu,... Cần đa dạng hoá phương thức đào tạo, học đi đôi với thực hành .
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ quan đơn vị nghiên cứu khoa học, công nghệ liên kết chuyển giao cho các DNTM.
- Việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn cần tập trung ưu tiên cho các DNTM vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,…; Cần có những chương trình ưu tiên phát triển các doanh nghiệp hoạt động động trong các ngành nghề qui mô nhỏ, qui mô vừa tại khu vực nông thôn nhằm tạo ra việc làm mới có thu nhập ổn định cho người dân,.
- Hoàn thiện các hệ thống pháp lý, tăng cường cung ứng các dịch vụ pháp lý cho các DNTM như dịch vụ tư vấn thành lập, phá sản, liên doanh, liên kết,… doanh nghiệp; tư vấn tuyển dụng lao động, rà soát lại các văn bản pháp luật, những qui định không còn phù hợp gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp, đơn giản thủ tục hành chính để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNTM.
- Hoàn thiện chính sách đất đai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất cũng như cấp đầy đủ bộ hồ sơ chứng nhận. Cần sớm hoàn
tất thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để doanh nghiệp có thể thế chấp để vay vốn ngân hàng hoặc liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Tỉnh và các Ban ngành trong tỉnh nên tổ chức các cuộc gặp mặt thường xuyên với các doanh nghiệp trong đó có DNTM để lắng nghe tâm tư nguyện vọng và giải quyết những vướng mắc về chính sách tín dụng, thuế, thủ tục hành chính khác....
KẾT LUẬN
Chính sách hỗ trợ phát triển các DNTM trên địa bàn thành phố Việt Trì là một đòi hỏi tất yếu bởi nó tác động trực tiếp tới sự phát triển của địa phương, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của cả nước. Cùng với tiến trình phát triển kinh tế của cả nước tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì kinh tế tư nhân lại càng cần củng cố địa vị trong nền kinh tế quốc dân. Các DNTM cần phải luôn nỗ lực vươn lên để khẳng định vai trò quan trọng hơn nữa trong nền kinh tế quốc dân thể hiện sự tiên phong trong ứng dụng khoa học công nghệ và kinh doanh có hiệu quả. Để làm được điều này nhất định cần phải có những biện pháp, chính sách phù hợp nhằm tạo động lực cho các DNTM phát triển.
Qua quá trình thu thập thông tin, tìm hiểu và phân tích về thực trạng của DNTM, đánh giá về các khía cạnh nhu cầu của các DNTM để giúp họ phát triển bền vững. Đánh giá nguyên nhân hạn chế sự phát triển DNTM hiện nay, luận văn đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản như: Mục tiêu của chủ doanh nghiệp thường là chú trọng đến tối đa hóa lợi nhuận; Các DNTM hiện nay đa phần có số vốn đầu tư quy mô nhỏ và vừa còn manh mún, nhỏ lẻ, loại hình DNTM đang trong giai đoạn đầu hình thành nên còn gặp nhiều khó khăn cả khác quan lẫn chủ quan, thiếu thực tế kinh nghiệm quản lý; hệ thống pháp luật tiền lương còn nhiều hạn chế, thiếu sót; Nhà nước chưa có biện pháp quản lý kiểm tra, quản lý chồng chéo; tổ chức công đoàn chưa được thành lập và hoạt động ở hầu hết các DNTM; định mức lao động trong các DNTM quá cao,…; việc tuyển dụng và bố trí chưa phù hợp với trình độ người lao động, cùng với đó là nhiều yếu tố khách quan như trình độ người quản lý lãnh đạo, tâm lý tập quán kinh doanh, trả lương không mang tính cạnh tranh và công bằng,... Dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh kém nên đạt hiệu quả chưa cao
và đặc biệt là bản thân cả doanh nghiệp lẫn người lao động chưa đánh giá đúng vai trò, tác động của các chính sách của nhà nước trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ vốn cho các DNTM luận văn đã đề xuất một số quan điểm nhằm tăng cường khả năng hỗ trợ vốn cho các DNTM tạo động lực cho DNTM phát triển. Trong đó đòi hỏi sự phối hợp từ Trung ương đến địa phương, nhưng quan trọng nhất là nội tại doanh nghiệp, trong mọi hoạt động quản trị kinh doanh của chính doanh nghiệp cùng với bản thân người lao động. Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý bình đẳng, các doanh nghiệp cần chủ động trong hoạt động kinh doanh để tạo động lực.
Từ bản thân chủ doanh nghiệp luôn phấn đấu tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính để tăng khả năng thích ứng với thay đổi của môi trường; phát triển các kỹ năng quản lý cơ bản như giải quyết vấn đề nhanh nhưng hiệu quả, giải tỏa căng thẳng để tinh thần luôn thoải mái, chủ động lập mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thương mại (2004), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Sách Trắng Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2009, NXB Thống kê.
3. Bí quyết thành công trong kinh doanh dành cho giám đốc và lãnh đạo doanh nghiệp (2011), NXB Lao động Hà Nội.
4. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chiến lược Phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 -2020.
5. Cẩm nang doanh nghiệp và doanh nhân (2010), Kỹ năng lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp, NXB Lao động Hà Nội.
6. Cục thống kê Phú Thọ, Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ các năm (2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012).
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2013, Nghị quyết số 01/NQ -CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2013
8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2013, Nghị quyết số 02/NQ -CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu
9. Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai (2005), Quản trị nhân sự.
10.Luật doanh nghiệp 2014.
11.Nguyễn Hoài Bảo (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong các DNVVN tại thành phố Cần Thơ đến năm 2020.
12.Nguyễn Ngọc Bích (2008), Doanh nhân và vấn đề quản trị doanh nghiệp
Lao động Hà Nội.
13.Nguyễn Duy Dũng (2008), Đào tạo và quản lý nhân lực, NXB Lao động Hà Nội.
14.Phạm Sỹ An (2010), “Lao động, FDI và cơ chế tỷ giá hối đoái - 1 mô hình đơn giản”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 1.
15.Phạm Văn Linh (2017), “Phát triển kinh tế tư nhân - thực trạng và giải pháp”, Tạp chí kinh tế phát triển, số 373, tr 7,8.
16.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005, Luật đầu tư, QH: 59/2005/QH11
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005, Luật số 60/2005/QH 11 của Quốc Hội: Luật Doanh nghiệp 2005
18.Tuấn Anh, Hải Sản (Biên soạn) (2010), Cẩm nang doanh nghiệp và doanh nhân (Kỹ năng lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp).
19.Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
20.Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà và các cộng sự với công trình nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”.
21.Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Lý với công trình luận văn tiến sĩ “Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Bình” 22. Tiến sĩ Đỗ Thị Thanh Vinh và Thạc sĩ Nguyễn Minh Tâm - Đại học Nha
Trang với nghiên cứu “Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa” đăng trên Tạp chí Tài chính, số 9 năm 2014.
23. Thủ tướng chính phủ, 2012, Quyết định số 1231/QĐ - TTg ngày 7/9/2012 về việc phê duyệt kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2012 -2015 24. Thủ tướng chính phủ, 2008, Quyết định số 99/2008/QĐ -TTg ngày
14/7/2008 V/v Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển - kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
PHỤ LỤC
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
Kính chào các anh/chị.
Tôi là, hiện tôi đang là học viên cao học trường Đại học Kinh tế Thái Nguyên. Tôi đang thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu: “Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì”.
Rất mong anh/chị dành thời gian quý báu của mình để trả lời các câu hỏi dưới đây để tôi có thể thu thập thông tin cho đề tài của mình. Sự giúp đỡ của anh/chị sẽ đóng góp rất lớn vào kết quả luận văn.
Tôi xin cam kết thông tin của anh/chị chỉ được phục vụ với mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn nói trên, không nhằm mục đích thương mại. Các thông tin này sẽ được giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho Thầy cô để kiểm chứng khi có yêu cầu. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị!
I. Thông tin chung
1. Họ và tên: ... 2. Tên doanh nghiệp: ... 3. Địa chỉ: ...
II Đánh giá về hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì
1.Tính minh bạch về tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp
STT Nội dung Đồng
ý
Không đồng ý
1 DN đánh giá các thông tin về nguồn vốn là không minh bạch
2 DN cho rằng cần có "mối quan hệ" để có được các thông tin về vốn vay
3 DN cho rằng thương lượng với cán bộ cho vay là phần thiết yếu khi phát sinh nhu cầu vốn kinh doanh 4 Đánh giá về độ mở các trang web các tổ chức cho
2. Mức độ thủ tục hành chính cần thiết đề vay vốn
STT Chỉ tiêu Đồng
ý
Không đồng ý
1 % doanh nghiệp cho rằng việc phải có đủ các loại giấy phép để vay vốn là khó khăn không cần thiết 2 % doanh nghiệp cần chờ hơn một tháng để hoàn
thành tất cả các thủ tục cần thiết nếu muốn vay vốn 3 % doanh nghiệp cho rằng việc đáp ứng các thủ tục
cần thiết khi vay vốn đã làm lỡ mất cơ hội kinh doanh
4 Thời gian (ngày) cần thiết để thực hiện điều chỉnh hoặc bổ sung các khoản mục trong hồ sơ thủ tục nhằm đáp ứng theo yêu cầu bên cho vay
5 Thời gian (ngày) doanh nghiệp cho rằng nếu có vốn sau thời gian này kể từ khi quyết định đầu tư thì việc quyết định đầu tư/kinh doanh không còn mang lại hiệu quả cao nhất
3.Tính năng động và tích cực của các cơ quan Nhà nước trong việc hỗ trợ DNTM hoàn tất các thủ tục hồ sơ vay vốn cần thiết
STT Chỉ tiêu Đồng
ý
Không đồng ý
1 Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân (% Tích cực hoặc Rất tích cực).
2 % Doanh nghiệp đồng ý cho rằng các cơ quan nhà nước có sự sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại về thủ tục hành chính đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân
3 Cán bộ nhà nước nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN (% Nắm vững hoặc Nắm rất vững)
II. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì
Ông/bà chọn điểm số bằng cách khoanh tròn vào các số từ 1 đến 5 theo quy ước sau:
Điểm số Ý nghĩa
1 Kém / Hoàn toàn không ảnh hưởng/ Hoàn toàn không đồng ý 2 Yếu / Không ảnh hưởng / Không đồng ý
3 Bình thường
4 Khá / Ảnh hưởng / Đồng ý
5 Tốt / Rất ảnh hưởng / Rất đồng ý
Nhân tố Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5
1. Phương án kinh
doanh
Doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh cụ thể Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách khoa học, đảm bảo tính khách quan
Phương án kinh doanh rõ ràng, đảm bảo tính thuyết phục đối với ngân hàng
Phương án kinh doanh được xây dựng dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp
2. Tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo có giá trị kinh tế Tài sản đảm bảo có đầy đủ tính pháp lý
Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản đảm bảo
3. Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính tại các đơn vị là minh bạch, rõ ràng.
Báo cáo tài chính thực hiện đúng theo quy định của Bộ tài chính.
Các thông tin trong báo cáo tài chính là tin cậy, phản ánh đúng tình hình tại doanh nghiệp
4. Năng lực quản lý
của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có bộ máy quản lý kinh doanh hiệu quả
Đội ngũ nhân viên, quản lý có trình độ và năng lực
Cán bộ, nhân việc có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý, thực hiện các dựa án vay vốn Đội ngũ quản lý, nhân viên có tính thần trách nhiệm cao trong công việc.
5. Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay linh hoạt đối với tình hình của doanh nghiệp
Các đơn vị thực hiện lãi suất cho vay đúng theo quy định của nhà nước
Lãi suất cho vay thấp, đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp
6. Thủ tục cho vay
Thủ tục cho vay vốn dễ dàng
Đa dạng hóa các gói sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp
Nhân viên tại các tổ chức tín dụng sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp khi đễn vay vốn
Các tổ chức tín dụng thực hiện đầy đủ các quy định về hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp
7. Thời hạn cho
vay
Thời gian cho vay dài đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
Đa dạng về các nguồn vốn vay
Thông tin về thời hạn cho vay được cung cấp rõ ràng
8.Thái độ của nhân viên ngân
hàng
Những khiếu nại được tiếp nhận và giải quyết kịp thời
Nhân viên có ý thức tiếp thu, lăng nghe những ý kiến phản hồi từ khách hàng
Nhân viên không có thái độ phân biệt đối xử, quan tâm đến khách hàng
Nhân viên hiểu và thông cảm với những nhu cầu đặc biệt của khách hàng
9.Hoạt động hỗ
trợ vốn
Hoạt động hỗ trợ vốn của thành phố rất hiệu quả