Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
3.2. Thực trạng công tác hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì đoạn 2015-2017
3.2.2. Hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thủ tục pháp lý để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn
Theo quy định của mọi ngân hàng, một khách hàng doanh nghiệp muốn vay vốn trước hết phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về pháp lý như giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy phép khai thác mỏ, giấy phép xây dựng, chứng nhận thông quan hàng hóa nhập khẩu,... Bởi theo quy định về giao dịch dân sự, mọi giao dịch không tuân thủ quy định của pháp luật sẽ không có hiệu lực thực thi. Việc cho vay một doanh nghiệp chưa đáp ứng các thủ tục pháp lý cần thiết ngay lập tức được cho là vi phạm Luật các TCTD, ngay cả khi doanh nghiệp cho rằng hiệu quả khoản vay đó tốt và khả năng trả nợ được đảm bảo rất cao. Để hoàn thiện các thủ tục pháp lý, doanh nghiệp phải tìm đến các cơ quan quản lý nhà nước liên quan và buộc phải đáp ứng đầy đủ các thủ tục hành chính tại các cơ quan này.
Nếu thủ tục hành chính được thực hiện nhanh, thông thoáng, thì các DNTM sẽ tiết giảm được đáng kể chi phí để có vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khảo sát trên đánh giá của DNTM về mức độ khó khăn trong các thủ tục hành chính mà doanh nghiệp thành phố Việt Trì phải thực hiện khi vay vốn và mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cho thấy: có đến 92,4%
doanh nghiệp cho rằng việc phải có đủ các loại giấy phép để vay vốn là khó khăn không cần thiết; 75,8 % doanh nghiệp cho rằng việc đáp ứng các thủ tục cần thiết khi vay vốn đã làm lỡ mất cơ hội kinh doanh; thời gian cần thiết để
thực hiện điều chỉnh hoặc bổ sung các khoản mục trong giấy phép nhằm đáp ứng theo yêu cầu bên cho vay lên tới 7,4 ngày trong khi các doanh nghiệp cho rằng nếu có vốn sau 5,7 ngày kể từ khi ra quyết định đầu tư thì quyết định đầu tư đó không còn mang lại hiệu quả cao nhất.
Bảng 3.8. Đánh giá của các doanh nghiệp thương mại về mức độ thủ tục hành chính cần thiết đề vay vốn
STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
1 % doanh nghiệp cho rằng việc phải có đủ các loại
giấy phép để vay vốn là khó khăn không cần thiết % 92,4 2 % doanh nghiệp cần chờ hơn một tháng để hoàn
thành tất cả các thủ tục cần thiết nếu muốn vay vốn % 54,6 3 % doanh nghiệp cho rằng việc đáp ứng các thủ tục cần
thiết khi vay vốn đã làm lỡ mất cơ hội kinh doanh % 75,8 4 Thời gian (ngày) cần thiết để thực hiện điều chỉnh
hoặc bổ sung các khoản mục trong hồ sơ thủ tục nhằm đáp ứng theo yêu cầu bên cho vay
Ngày 7,4
5 Thời gian (ngày) doanh nghiệp cho rằng nếu có vốn sau thời gian này kể từ khi quyết định đầu tư thì việc quyết định đầu tư/kinh doanh không còn mang lại hiệu quả cao nhất
Ngày 5,7
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Để hoàn thiện các thủ tục hành chính về vay vốn, hầu hết các chủ DNTM đều phải tìm đến cơ quan nhà nước. Thời gian thực hiện cấp các loại giấy phép, thủ tục, chứng nhận hồ sơ,… để DNTM hoàn thiện bộ hồ sơ vay vốn phụ thuộc rất lớn vào thái độ, năng lực của cán bộ nhà nước tại các cơ
quan này. Tuy nhiên, hầu hết các chủ DNTM đều có đánh giá bi quan về sự tích cực của các cơ quan này khi đề cập về việc hỗ trợ doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian hoàn tất hồ sơ. Về thái độ của lãnh đạo tỉnh đối với khu vực tư nhân (nơi tập trung đông nhất số lượng DNTM), chỉ có 35,4% doanh nghiệp đánh giá chính quyền tỉnh có thái độ tích cực hoặc rất tích cực. Có 44,1%
doanh nghiệp đồng ý cho rằng các cơ quan nhà nước có sự sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại về thủ tục hành chính đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân. Chỉ có 42,7% doanh nghiệp đánh giá Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong khi nếu phải thực hiện đi lại nhiều lần do các giải thích khác nhau từ cán bộ hướng dẫn, việc hoàn tất hồ sơ thủ tục chắc chắn sẽ kéo dài.
Bảng 3.9. Tính năng động và tích cực của các cơ quan Nhà nước trong việc hỗ trợ DNTM hoàn tất các thủ tục hồ sơ vay vốn cần thiết
Đơn vị: %
STT Chỉ tiêu Giá trị
1 Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với
khu vực tư nhân (% Tích cực hoặc Rất tích cực). 35,4 2 % Doanh nghiệp đồng ý cho rằng các cơ quan nhà nước có sự
sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại về thủ tục hành chính đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân
44,1
3 Cán bộ nhà nước nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN (% Nắm vững hoặc Nắm rất vững)
42,7
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Nhìn chung, thái độ của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó đa số là DNTM, không đánh giá cao thực trạng cải cách thủ tục hành chính của Phú Thọ. Các cơ quan công quyền tại Phú Thọ cần cải thiện nhiều hơn nữa các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, bởi chính các thủ tục này được ngân hàng hoặc bên cho vay xem xét là điều kiện tiên quyết, cần phải có đầy đủ trước khi xem xét các điều kiện khác như phương án kinh doanh hay tài sản đảm bảo.
3.2.3. Hỗ trợ năng lực tài chính giúp doanh nghiệp tiếp cận được