Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp tăng cường công tác hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp
4.2.1. Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin về nguồn vốn
Đối với việc tiếp cận thông tin về nguồn vốn ngân sách, các khoản vốn được tạm ứng đối với các doanh nghiệp thương mại, hiện nay các doanh nghiệp phần lớn tiếp cận được các thông tin là quen, tạo quan hệ và được các cá nhân, tổ chức có chức năng phụ trách các mảng công việc này. Vì vậy, chỉ một số các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm trên thị trường, các doanh nghiệp chịu bỏ chi phí bỏ ra để có những thông tin này thì mới khả năng tiếp cận, còn những doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ, mới thành lập thì việc chen chân để có được những nguồn vốn này là rất khó khăn. Do đó, để tạo được sự bình đẳng, đảm bảo tất cả doanh nghiệp đều có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn này thì Chính quyền địa phương nhất thiết phải công bố thông tin về các dự án đầu tư này một cách rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cương quyết mạnh tay với những tổ chức cá nhân cố ý nhũng nhiễu để trục lơi. Nhà nước cần phải giải quyết triệt để nạn tham nhũng, cửa quyền ở các Ban quản lý đầu tư xây dựng, kho bạc và những tổ chức liên quan đến việc quản lý và cung ứng nguồn vốn.
Các nguồn vốn được tài trợ của các tổ chức nước ngoài như nguồn vốn JBIC, EIB, CBD… cũng tương đối nhiều nhưng tại thành phố Việt Trì, các doanh nghiệp thương mại cũng ít có cơ hội được tiếp cận do các thông tin về vốn từ các nguồn này không được quan tâm nhiều và cũng không có bộ phận nào quan tâm đến việc cung cấp thông tin về tiêu chí lựa chọn bỏ vốn của các quỹ đầu tư. Việc tài trợ vốn của các tổ chức nước ngoài thường là có lãi suất rẻ nhưng đòi hỏi thủ tục tương đối phức tạp và có tính minh bạch cao, hơn nữa các nguồn vốn này thường được tài trợ thông qua các tổ chức tín dụng, các ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng hiện đang trong tình trạng cố ý che dấu hoặc không công khai mức lãi suất giá rẻ của các nguồn vốn hỗ trợ này mà thường ngầm thu lợi về cho họ . Vì vậy, Nhà nước phải công bố, thông tin rộng rãi các nguồn vốn này đến các doanh nghiệp thông qua các hình thức như tuyên truyền trên các phương tiện báo đài, các website của các ngành chức năng của thành phố, tổ chức tập huấn, phổ biến đến các doanh nghiệp… Có như vậy, các DNTM mới có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các nguồn có chi phí giá rẻ này.
Các thông tin về vốn vay ngân hàng hiện đang được các ngân hàng công bố và quảng cáo khá nhiều, vì vậy DNTM hiện cũng không gặp nhiều khó khăn về thông tin của các nguồn vốn vay ngân hàng. Cái khó nhất hiện nay của DNTM là thiếu thông tin về các loại hồ sơ thủ tục, các điều kiện, phương thức để được vay vốn. Nhà nước có thể giải quyết trở ngại này bằng cách thường xuyên mở các lớp đào tạo về năng lực quản trị điều hành của các chủ doanh nghiệp, ngoài ra chính quyền địa phương cũng có thể phối hợp với các tổ chức tín dụng tổ chức những buổi hội thảo, tọa đàm, các buổi trao đổi thông tin… để các chủ doanh nghiệp có điều kiện nắm rõ hơn các quy định, quy trình, cách thức tiếp cận vốn để từ đó con đường đến với vốn vay ngân hàng của các DNTM sẽ dễ dàng và rộng mở hơn.