Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HỖ TRỢ VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Kinh nghiệm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại tại một số địa phương
1.2.2.1. Kinh nghiệm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, là một trong những tỉnh có tăng trưởng kinh tế cao vào loại bậc nhất của cả nước (tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân giai đoạn 1991 -1995 là 17,52%, giai đoạn 2005 - 2010 là 12,5%). Những thành tựu đó có sự đóng góp đáng kể của các DNTM trên địa bàn.
Trờn cơ sở xỏc định rừ vai trũ và tầm quan trọng của DNTM cũng như những khó khăn mà các DNTM gặp phải, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có sự quan tâm thích đáng đối với sự phát triển của DNTM trên địa bàn:
+ Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương và chính sách thông thoáng nhằm phát triển DNTM: Xây dựng các khu công nghiệp tập trung để kêu gọi đầu tư; tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo mô hình "một cửa", tập trung đầu mối xét và cấp giấy phép đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư với thủ tục nhanh, gọn. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được tiếp xúc dễ dàng với các nhà lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để trình bày các khó khăn trong quá trình đầu tư, nhờ đó khó khăn được tháo gỡ kịp thời.
+ Chỉ đạo các sở, ban ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển DNTM thông qua các chính sách đất đai, tín dụng, khoa học - công nghệ...
+ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển ưu tiên cho vay DNTM ở nông thôn để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
+ Đổi mới hoạt động của ngành thuế với mục tiêu không chỉ tăng thu ngân sách nhà nước mà quan trọng hơn là kích thích phát triển SXKD của các doanh nghiệp, đặc biệt là DNTM,...
1.2.2.2. Kinh nghiệm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Cũng như nhiều địa phương khác, DNTM ở thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Trên cơ sở nhận thức đúng vai trò của các DNTM trong nền kinh tế của tỉnh, trong
những năm qua, các cấp chính quyền từ tỉnh đến các huyện, xã đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các DNTM, khắc phục khó khăn và phát triển. Những nỗ lực đó thể hiện trên nhiều mặt:
- Các cơ quan chức năng của thành phố đã triển khai thực hiện tốt các chính sách có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, DNTM nói riêng, như chính sách đất đai, chính sách vốn - tín dụng, chính sách thuế, chính sách đào tạo,... nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn, đất đai, mặt bằng SXKD,...
- Quy hoạch và xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các khu tập trung cho các làng nghề. Thực hiện cơ chế giá đền bù và cho thuê đất tương đối thông thoáng, chẳng hạn, thực hiện phương châm "đền bù thì áp dụng giá cao, cho thuê thì áp dụng giá tối thiểu",...
- Hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức, trong đó chú ý tới vấn đề tích tụ và tập trung vốn cho doanh nghiệp,...
- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ DNTM của các hiệp hội, hội đồng liên minh HTX: Hình thành trung tâm tư vấn cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn, đào tạo nghề cho các cho các DNTM; tổ chức hội thảo, tổ chức các đoàn đi nghiên cứu kinh nghiệm và tìm thị trường,...
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Việt Trì về công tác hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số địa phương về hỗ trợ vốn cho các DNTM .Đối với thành phố Việt Trì có thể học hỏi một số kinh nghiệm phù hợp với điều kiện của nền kinh tế và đặc điểm của DNTM tại thành phố, cụ thể:
- Thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DN trên nhiều lĩnh vực. Các tổ chức chuyên trách này hỗ trợ các DN vượt qua các khó khăn về
tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường, chất lượng sản phẩm,… theo hướng khuyến khích DN phát triển. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ được thực hiện nhất quán, linh hoạt, có hiệu quả và được thực hiện xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống doanh nghiệp này, từ khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, tăng trưởng và toàn cầu hóa. Trong những chính sách đó, trợ giúp về tín dụng được các địa phương đặc biệt quan tâm. Các hỗ trợ tín dụng giúp DN thuận lợi hơn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng như: ưu đãi lãi suất vay vốn, ưu đãi thời hạn vay vốn,...
- Các DN dễ bị tác động nhiều trước các biến động kinh tế, do vậy để nâng cao khả năng thích ứng, một trong những các thức để thích ứng là các DN cần liên kết với nhau và kết nối với hệ thống các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Về hoạt động này, kinh nghiệm cho thấy rằng, các nhà quản lý kinh tế của thành phố cần quan tâm, tạo điều kiện nhằm phát triển các mối quan hệ này thông qua các hình thức hiệp hội, nghiệp đoàn, các hình thức như thầu phụ, nhà cung cấp,… Hoạt động này, một mặt tạo điều kiện cho các DN tích lũy kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý, quy trình công nghệ cũng như bảo lãnh giúp DN tiếp cận với các nguồn lực phát triển.
- Tăng cường nhận thức của các nhân viên ngân hàng về mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các DN, để họ thấy được đó là quan hệ tác động qua lại trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh. Cần nhận thức rằng, những tồn tại, yếu kém trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ về phía các doanh nghiệp, mà còn về phía các ngân hàng.
Việc thiếu hiểu biết về đặc điểm hoạt động của các DN dẫn đến việc xây dựng các quy trình và thủ tục cho vay không hợp lý và do đó, làm cản trở hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp không nên quá ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, sẵn sàng khai thác các cơ hội để phát triển mà không ngại rủi ro. Khi có bất ổn kinh tế xảy ra, các doanh nghiệp này có thể tự điều chỉnh tổ chức sản xuất, tận dụng những thiết bị sản xuất có ưu thế và dùng hình thức đầu tư dời đến nơi khác để tiếp tục sản xuất và phát triển.