Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 39)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình các doanh nghiệp thương mại

- Số lượng, quy mô: Căn cứ quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản) hoặc số lao động bình quân năm để xác định loại hình doanh nghiệp: (i) Doanh nghiệp siêu nhỏ; (ii) Doanh nghiệp nhỏ và vừa; (iii) và Doanh nghiệp lớn.

- Số lượng lao động: Tổng số lao động hiện có của doanh nghiệp, trên cơ sở đó để xác định loại hình doanh nghiệp.

- Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp thương mại.

2.3.2. Các chỉ tiêu để đánh giá công tác hỗ trợ vốn

Để đánh giá tình hình hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại, học viên đưa ra bảng điều tra đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì nhằm xác định ra các tiêu chí đánh giá về tình hình hỗ trợ của nhà nước để phát triển DNTM như:

+ Cung cấp thông tin + Hỗ trợ thủ tục pháp lý + Cải thiện năng lực tài chính

Chỉ tiêu phải đo lường được bằng các con số, có công thức tính, có đơn vị tính.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ 3.1. Khái quát về doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì

3.1.1. Số lượng doanh nghiệp thương mại

Các doanh nghiệp thương mại ra đời kể từ khi có Luật Doanh nghiệp và chủ trương cổ phần hoá các DNNN. Từ khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực, thủ tục đăng ký kinh doanh được đơn giản hoá nhiều giấy phép không cần thiết được bãi bỏ, số lượng doanh nghiệp thương mại của tỉnh Phú Thọ nói chung và của thành phố Việt Trì nói riêng tăng lên nhanh chóng. Đến hết năm 2017 thành phố Việt Trì có 2156 doanh nghiệp. Trong đó có 1645 doanh nghiệp là doanh nghiệp thương mại, có 20 Doanh nghiệp được cấp phép thành lập trong giai đoạn 2015-2017 với tổng số vốn gần 50 tỷ đồng.

Bảng 3.1. Số lượng các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2017

STT Năm

Tổng số doanh nghiệp

(DN)

Tổng số Doanh nghiệp thương mại

(DN) Tỷ trọng DNTM/ Tổng số DN (%) 1 2015 1424 776 54,49 2 2016 1752 1130 64,49 3 2017 2156 1645 76,29

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2017)

Theo bảng trên ta thấy số lượng doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì thành lập mới liên tục tăng trong giai đoạn 2015-2017 và tăng từ 776 doanh nghiệp thương mại năm 2015 lên tới 1645 doanh nghiệp thương mại năm 2017, tăng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 45,60%.

Doanh nghiệp thương mại chiếm tỷ trọng khá lớn trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Năm 2015 doanh nghiệp thương mại chiếm 776/1424 doanh nghiệp và chiếm 54,49% ; năm 2016 là 1130/1752 doanh nghiệp chiếm 64,49% ; năm 2017 số doanh nghiệp thương mại là 1645/2156 doanh nghiệp chiếm 76,29% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì.

Số liệu trên chứng tỏ tầm quan trọng của doanh nghiệp thương mại trong hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì nói riêng và tầm quan trọng trong việc đóng góp giá trị kinh tế, xã hội, và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố nói chung.

3.1.2. Quy mô của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì thông qua vốn đăng ký kinh doanh Việt Trì thông qua vốn đăng ký kinh doanh

- Số lượng vốn đăng kí kinh doanh:

Doanh nghiệp thương mại trên thành phố Việt Trì chủ yếu là các doanh nghiệp có mức vốn đăng ký kinh doanh không quá cao, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại tại thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (DN) Tỷ trọng (%) Số lượng (DN) Tỷ trọng (%) Số lượng (DN) Tỷ trọng (%) Tổng số DNTM 776 100 1130 100 1645 100 DN từ 10 đến 50 tỷ 36 4,64 62 5,49 115 6,99 DN từ 10 tỷ trở xuống 228 29,38 349 30,88 566 34,41 DN siêu nhỏ 512 65,98 719 63,63 964 58,60

Bảng số liệu trên cho thấy, doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì chủ yếu có mức vốn đăng ký kinh doanh khá thấp, cụ thể:

Mức vốn đăng ký của doanh nghiệp thương mại là từ 10 đến 50 tỷ trở chỉ có một số ít. Năm 2015 có 36 doanh nghiệp trên tổng số 776 doanh nghiệp (chiếm 4,64%) có số vốn đăng ký kinh doanh với mức vốn từ 5 tỷ trở lên. Năm 2016, số doanh nghiệp thương mại có mức vốn từ 10 đến 50 tỷ trở lên tăng lên là 62 doanh nghiệp chiếm 5,49%. Năm 2017, số doanh nghiệp thương mại có mức vốn từ 10 đến 50 tỷ trở lên là 115 doanh nghiệp chiếm 6,99%.

Mức vốn đăng ký kinh doanh trong mức vốn dưới 10 tỷ chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Tri. Năm 2015, số doanh nghiệp thương mại có mức vốn dưới 10 tỷ là 228 doanh nghiệp chiếm 29,38%. Đến năm 2017, có 566 doanh nghiệp trên tổng số 1645 doanh nghiệp thương mại có mức vốn đăng ký kinh doanh là dưới 10 tỷ là chiếm 34,41%.

Mặc dù doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì chủ yếu là doanh nghiệp có mức vốn đăng ký kinh doanh thấp, nhưng nhìn chung những đóng góp của các doanh nghiệp này trong phát triển kinh tế, xã hội và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố là đáng khích lệ.

- Vốn đăng kí kinh doanh bình quân trên doanh nghiệp tư nhân:

Vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì cũng tăng theo cùng với sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố. Điều đó được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.3. Vốn đăng ký kinh doanh bình quân trên số lượng doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Nắm 2016 Năm 2017

Số lượng doanh nghiệp 776 1130 1645

Tổng số vốn đăng ký kinh doanh 1105,80 1758,28 1933,21 Vốn đăng ký kinh doanh BQ\

SLDN 1,425 1,556 1,752

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2017

Cùng với số lượng doanh nghiệp tăng qua các năm, tổng số vốn đăng kí kinh doanh của các doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên.Vốn đăng kí kinh doanh năm 2015 là 1105,80 tỷ đồng. Vốn đăng ký kinh doanh năm 2016 là 1758,28 tỷ đồng, tăng 652,48 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017 vốn đăng kí kinh doanh tăng lên là 1933,21 tỷ đồng, tăng 234.93 tỷ đồng so với năm 2016.

Tổng vốn đăng kí kinh doanh và tổng số doanh nghiệp thương mại đều tăng qua các năm. Vốn đăng kí bình quân/doanh nghiệp thương mại lần lượt các năm từ 2015 - 2017 là: 1,425 tỷ đồng; 1,556 tỷ đồng và 1,752 tỷ đồng

3.1.3. Quy mô số lao động làm việc tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì địa bàn thành phố Việt Trì

Số lao động làm việc của doanh nghiệp thương mại thể hiên một phần quy mô của DNTM. Trên địa bàn thành phố Việt Trì, các doanh nghiệp thương mại đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn.

Bảng 3.4. Số lao động của doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2017

s ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số lao động Người 27142 32325 39644

Số lao động tăng thêm Người - 5.183 12.502

Tỷ lệ tăng so với năm trước % - 19,10 39,68

DN siêu nhỏ DN 250 269 359

DN nhỏ từ 10 - 50 lao động DN 325 389 541

DN vừa từ 50 - 100 lao động DN 201 472 745

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2017

Các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì đã tạo ra một lượng việc làm cho người lao động. Năm 2015, các doanh nghiệp thương mại tạo giải quyết việc làm cho 27.142 lao động. Đến năm 2016 có 32.325 lao động làm việc cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn, tăng 19,10 % so với năm 2015. Đến năm 2017, có 39.644 lao động làm việc trên tổng số 1645 doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố. Các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì mới chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ nhu cầu lao động trên địa bàn.

3.1.4. Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp thương mại thành phố Việt Trì phố Việt Trì

Trong thời gian qua, tỉnh Phú Thọ nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng đã thực hiện nhiều chương trình, dự án để trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp doanh nghiệp, cụ thể như:

- Bố trí và huy động nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp giai đoạn 2004-2015 theo Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bảng 3.5. Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì năm 2017

Trình độ Tỷ trọng (%)

Chưa qua đào tạo 3,82

Đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ 7,41

Sơ cấp nghề 11,24 Trung cấp, trung cấp nghề 16,32 Cao đẳng, cao đẳng nghề 21,35 Đại học 34,48 Sau đại học 5,38 Tổng 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả

Bằng sự nỗ lực của toàn tỉnh và thành phố Việt Trì trong việc trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp thương mại thì qua bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ quản lý doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ còn chiếm tỷ lệ cao, chiếm tới 11,23%. Tỷ lệ quản lý doanh nghiệp có trình độ sơ cấp,

trung cấp chiếm 27,56%. Tỷ lệ quản lý doanh nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ 37,67%, trong đó trình độ sau đại học chỉ chiếm 5,38%. Qua đây cho thấy, trình độ của quản lý doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì còn thấp, thành phố cần có những định hướng, chính sách để vừa hỗ trợ vừa tạo nên nhu cầu bắt buộc để các chủ doanh nghiệp học tập nâng cao trình độ, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay

3.2. Thực trạng công tác hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì đoạn 2015-2017 trên địa bàn thành phố Việt Trì đoạn 2015-2017

3.2.1. Hỗ trợ nhằm tăng khả năng thông tin về tiếp cận nguồn vốn

Khả năng tiếp cận vốn của DNTM phụ thuộc vào thông tin tìm hiểu và nhận biết đâu là nơi có vốn, yêu cầu của người sẵn lòng cấp vốn là gì và chi phí của nguồn vốn đó ra sao. Ngoài ngân hàng là đơn vị cung cấp đầy đủ và rõ ràng nhất về các thông tin này. Có rất nhiều nguồn vốn khác dành cho DNTM mà đa số các chủ doanh nghiệp đều không biết và khó tiếp cận được.

Do DNTM là đối tượng quan trọng trong việc bình ổn thị trường lao động, góp phần ổn định kinh tế xã hội, đồng thời cũng là doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất khi khủng hoảng kinh tế xảy ra nên thường được chính quyền và nhiều tổ chức phi chính phủ quan tâm hỗ trợ.

Theo thông tin của Cục Phát triển Doanh nghiệp (trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), việc thành lập Quỹ hỗ trợ DN là một trong những giải pháp quan trọng nhằm triển khai Kế hoạch phát triển DN giai đoạn 2015 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ Đề án thành lập Quỹ phát triển DN và dự kiến sẽ được triển khai ngay trong năm 2018. Đến thời điểm hiện tại, thành phố Việt Trì chưa có nguồn quỹ này. Tuy nhiên, DNTM có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi theo nhiều nguồn vốn hỗ trợ khác nhau như:

- Cho vay theo chương trình tín dụng SMEDF-EU2 sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển DN do Liên minh châu Âu tài trợ.

- Cho vay theo chương trình tín dụng JBIC do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực và phát triển DN Việt Nam thông qua cho vay vốn trung dài hạn, được triển khai trong bốn NHTM tại Việt Nam là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Đông Á và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).

- Ngoài ra, còn có Dự án tài chính nông thôn I, II do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam quản lý thực hiện cho vay gián tiếp qua các Ngân hàng TMCP khác đến các DN hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, các hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông lâm hải sản; phát triển các ngành nghề truyền thống như may mặc, thêu đan, thủ công mỹ nghệ,... ; các dịch vụ hỗ trợ sản xuất - kinh doanh như vận chuyển, chế tạo cơ khí và xây dựng ở khu vực nông thôn.

Nhìn chung, đây là các chương trình tín dụng hỗ trợ trực tiếp từ nguồn vốn ODA cho DNTM nhưng có đặc điểm chung là triển khai qua hệ thống ngân hàng và lãi suất ưu đãi thấp hơn mặt bằng chung. Do đó, nguồn thông tin về các chương trình này có đến được với DNTM hay không phụ thuộc hoàn toàn vào việc phổ biến của các Ngân hàng. Do thủ tục cho vay phức tạp (kể cả từ ngân hàng và người đi vay), cộng với việc phải cạnh tranh với chính các chương trình tín dụng của Ngân hàng nên các thông tin về nguồn vốn giá rẻ này thường ít đến được DNTM.

Thông tin vốn phổ biến nhất và đến được tận tay DNTM là các chương trình tín dụng riêng cho DNTM của mỗi Ngân hàng với lãi suất ưu đãi, thường thấp hơn lãi suất cho vay các Doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, việc nắm bắt được nguồn thông tin chỉ là giai đoạn đầu, để tiếp cận và vay được nguồn

vốn từ các ngân hàng, đòi hỏi DNTM phải đáp ứng nhiều thủ tục hơn nữa. Khả năng tiếp cận vốn của DNTM còn phụ thuộc vào nguồn thông tin thu thập được về các dự án, công trình sẽ được thực hiện tại địa phương. Từ đó các DNTM có cơ sở kế hoạch để huy động bố trí nguồn vốn hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cơ sở hạ tầng của việc cung cấp thông tin như tính minh bạch về thông tin nguồn vốn, mối quan hệ để có thông tin về vốn vay, độ mở của các trang web của các tổ chức cho vay vốn.

Bảng 3.6. Các hình thức hỗ trợ thông tin về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp

Hình thức Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng

Website 15 17 19 51

Hội nghị về đầu tư 5 8 9 22

Thông báo văn bản 7 6 7 20

Khác 5 6 8 19

Nguồn: Phòng Kế hoạch và Đầu tư thành phố Việt Trì

Qua số liệu bảng 3.6 trong giai đoạn 2015 đến 2017 thành phố Việt Trì đã thực hiện được 114 lượt hỗ trợ các thông tin đề các doanh nghiệp thương mại tiếp cận nguồn vốn trong chủ yếu đến từ website là 51 lượt hỗ trợ; hội nghị về đầu tư là 22 lượt , van bản là 20 lượt.

Bảng 3.7. Tính minh bạch về tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp

Đơn vị: %

STT Nội dung Giá trị

1 DN đánh giá các thông tin về nguồn vốn là không minh bạch 63,2 2 DN cho rằng cần có "mối quan hệ" để có được các thông tin

về vốn vay 48,6

3 DN cho rằng thương lượng với cán bộ cho vay là phần thiết

yếu khi phát sinh nhu cầu vốn kinh doanh 34,5 4 Đánh giá về độ mở các trang web các tổ chức cho vay vốn 51,7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)