Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
3.2. Thực trạng công tác hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì đoạn 2015-2017
3.2.1. Hỗ trợ nhằm tăng khả năng thông tin về tiếp cận nguồn vốn
Khả năng tiếp cận vốn của DNTM phụ thuộc vào thông tin tìm hiểu và nhận biết đâu là nơi có vốn, yêu cầu của người sẵn lòng cấp vốn là gì và chi phí của nguồn vốn đó ra sao. Ngoài ngân hàng là đơn vị cung cấp đầy đủ và rừ ràng nhất về cỏc thụng tin này. Cú rất nhiều nguồn vốn khỏc dành cho DNTM mà đa số các chủ doanh nghiệp đều không biết và khó tiếp cận được.
Do DNTM là đối tượng quan trọng trong việc bình ổn thị trường lao động, góp phần ổn định kinh tế xã hội, đồng thời cũng là doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất khi khủng hoảng kinh tế xảy ra nên thường được chính quyền và nhiều tổ chức phi chính phủ quan tâm hỗ trợ.
Theo thông tin của Cục Phát triển Doanh nghiệp (trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), việc thành lập Quỹ hỗ trợ DN là một trong những giải pháp quan trọng nhằm triển khai Kế hoạch phát triển DN giai đoạn 2015 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ Đề án thành lập Quỹ phát triển DN và dự kiến sẽ được triển khai ngay trong năm 2018. Đến thời điểm hiện tại, thành phố Việt Trì chưa có nguồn quỹ này. Tuy nhiên, DNTM có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi theo nhiều nguồn vốn hỗ trợ khác nhau như:
- Cho vay theo chương trình tín dụng SMEDF-EU2 sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển DN do Liên minh châu Âu tài trợ.
- Cho vay theo chương trình tín dụng JBIC do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực và phát triển DN Việt Nam thông qua cho vay vốn trung dài hạn, được triển khai trong bốn NHTM tại Việt Nam là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Đông Á và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
- Ngoài ra, còn có Dự án tài chính nông thôn I, II do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam quản lý thực hiện cho vay gián tiếp qua các Ngân hàng TMCP khác đến các DN hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, các hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông lâm hải sản; phát triển các ngành nghề truyền thống như may mặc, thêu đan, thủ công mỹ nghệ,... ; các dịch vụ hỗ trợ sản xuất - kinh doanh như vận chuyển, chế tạo cơ khí và xây dựng ở khu vực nông thôn.
Nhìn chung, đây là các chương trình tín dụng hỗ trợ trực tiếp từ nguồn vốn ODA cho DNTM nhưng có đặc điểm chung là triển khai qua hệ thống ngân hàng và lãi suất ưu đãi thấp hơn mặt bằng chung. Do đó, nguồn thông tin về các chương trình này có đến được với DNTM hay không phụ thuộc hoàn toàn vào việc phổ biến của các Ngân hàng. Do thủ tục cho vay phức tạp (kể cả từ ngân hàng và người đi vay), cộng với việc phải cạnh tranh với chính các chương trình tín dụng của Ngân hàng nên các thông tin về nguồn vốn giá rẻ này thường ít đến được DNTM.
Thông tin vốn phổ biến nhất và đến được tận tay DNTM là các chương trình tín dụng riêng cho DNTM của mỗi Ngân hàng với lãi suất ưu đãi, thường thấp hơn lãi suất cho vay các Doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, việc nắm bắt được nguồn thông tin chỉ là giai đoạn đầu, để tiếp cận và vay được nguồn
vốn từ các ngân hàng, đòi hỏi DNTM phải đáp ứng nhiều thủ tục hơn nữa.
Khả năng tiếp cận vốn của DNTM còn phụ thuộc vào nguồn thông tin thu thập được về các dự án, công trình sẽ được thực hiện tại địa phương. Từ đó các DNTM có cơ sở kế hoạch để huy động bố trí nguồn vốn hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cơ sở hạ tầng của việc cung cấp thông tin như tính minh bạch về thông tin nguồn vốn, mối quan hệ để có thông tin về vốn vay, độ mở của các trang web của các tổ chức cho vay vốn.
Bảng 3.6. Các hình thức hỗ trợ thông tin về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp
Hình thức Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng
Website 15 17 19 51
Hội nghị về đầu tư 5 8 9 22
Thông báo văn bản 7 6 7 20
Khác 5 6 8 19
Nguồn: Phòng Kế hoạch và Đầu tư thành phố Việt Trì
Qua số liệu bảng 3.6 trong giai đoạn 2015 đến 2017 thành phố Việt Trì đã thực hiện được 114 lượt hỗ trợ các thông tin đề các doanh nghiệp thương mại tiếp cận nguồn vốn trong chủ yếu đến từ website là 51 lượt hỗ trợ; hội nghị về đầu tư là 22 lượt , van bản là 20 lượt.
Bảng 3.7. Tính minh bạch về tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp Đơn vị: %
STT Nội dung Giá trị
1 DN đánh giá các thông tin về nguồn vốn là không minh bạch 63,2 2 DN cho rằng cần có "mối quan hệ" để có được các thông tin
về vốn vay 48,6
3 DN cho rằng thương lượng với cán bộ cho vay là phần thiết
yếu khi phát sinh nhu cầu vốn kinh doanh 34,5 4 Đánh giá về độ mở các trang web các tổ chức cho vay vốn 51,7
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Qua số liệu điều tra ta thấy công tác hỗ trợ thông tin về các nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì thực hiện chưa thực sự tốt khí có tới 63,2% các DN đánh giá các thông tin về nguồn vốn là không minh bạch; 48,6% DN cho rằng cần có "mối quan hệ" để có được các thông tin về vốn vay; 34,5 % DN cho rằng thương lượng với cán bộ cho vay là phần thiết yếu khi phát sinh nhu cầu vốn kinh doanh;
3.2.2. Hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thủ tục pháp lý để