PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 35 - 40)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được nội dung nghiên cứu đề tài chính là việc phải nghiên cứu trả lời những câu hỏi sau:

- Thực trạng công tác hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì diễn ra như thế nào trong giai đoạn 2015-2017?

- Các yếu nào ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì?

- Để tăng cường công tác hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì cần thực hiện những giải pháp nào?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp được tác giả sử dụng trong luận văn bao gồm:

các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh...

giai đoạn 2015-2017, các tạp chí chuyên ngành, các báo chí thông tin được xuất bản; các báo cáo, các thông tin liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì.

2.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là thông tin được tác giả thu thập bằng các phỏng vấn điều tra các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì về công tác hỗ trợ vốn. Đối tượng phỏng vấn sẽ là chủ doanh nghiệp hoặc trưởng phòng kế hoạch - tài chính. Đây chính là những người liên quan và tương tác

trực tiếp tới quá trình huy động vốn. Họ sẽ là những người có thể cung cấp những đánh giá chuẩn xác và thiết thực nhất tới vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên.

- Cỡ mẫu điều tra: Cỡ mẫu điều tra được xác định thông qua công thức Slovin để đảm bảo đủ tính đại diện. Thu thập số liệu sơ cấp bằng phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin:

)

* 1

( N e2 n N

  Trong đó:

n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể N = 1645 (tổng số doanh nghiệp thương mại đang hoạt động trên địa bàn thành phố Việt Trì theo thống kê cuối năm 2017).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05 Ta có: n = 1645/ ( 1 + 1645 * 0,052) = 321,76

Như vậy, quy mô mẫu đảm bảo tính đại diện là 322 mẫu.

Bước 2:Tiến hành chọn mẫu phân tầng theo quy mô vốn của các doanh nghiệp.

Bước 3: Sau khi phân tầng, trong từng tổ ta dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn các mẫu sẽ điều tra.

Bước 4: Tiến hành điều tra mẫu theo danh sách đã chọn.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với

các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu và sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu điều tra.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1.Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thông kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại của đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là các doanh nghiệp thương mại từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập được và qua các cuộc khảo sát, lấy ý kiến. Với việc sử dụng các kỹ thuật của phương pháp thống kê mô tả như: bảng biểu, đồ thị, sơ đồ,… sẽ giúp chúng ta đưa ra những thống kê mô tả một cách chính xác và chân thực nhất tình hình công tác hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Cũng giống với nội dung của phương pháp thống kê mô tả là sử dụng số liệu để phân tích, nhưng điểm khác ở đây là phương pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp, qua các năm để thấy được tình hình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì

2.2.3.3.Phân tích nhân tố khám phá EFA

Trước khi kiểm định lý thuyết khoa học thì cần phải đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo. Phương pháp Cronbach Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Còn phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

(Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships).

EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).

Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng:

Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.

Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:

• Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu

• Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng

• Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:

Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0.5

0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố.Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.

Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) >50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100%

thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %của nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau và trình bày dưới dạng một số ít nhân tố cơ bản.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình các doanh nghiệp thương mại

- Số lượng, quy mô: Căn cứ quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản) hoặc số lao động bình quân năm để xác định loại hình doanh nghiệp: (i) Doanh nghiệp siêu nhỏ; (ii) Doanh nghiệp nhỏ và vừa;

(iii) và Doanh nghiệp lớn.

- Số lượng lao động: Tổng số lao động hiện có của doanh nghiệp, trên cơ sở đó để xác định loại hình doanh nghiệp.

- Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp thương mại.

2.3.2. Các chỉ tiêu để đánh giá công tác hỗ trợ vốn

Để đánh giá tình hình hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại, học viên đưa ra bảng điều tra đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì nhằm xác định ra các tiêu chí đánh giá về tình hình hỗ trợ của nhà nước để phát triển DNTM như:

+ Cung cấp thông tin + Hỗ trợ thủ tục pháp lý + Cải thiện năng lực tài chính

Chỉ tiêu phải đo lường được bằng các con số, có công thức tính, có đơn vị tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)