Đánh giá chung về công tác hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 65 - 68)

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

3.4. Đánh giá chung về công tác hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2017

3.4.1. Kết quả đạt được

Với thực trạng các giải pháp hiện hành về hỗ trợ vốn cho các DNTM trên địa bàn thành phố Việt Trì cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thành phố Việt Trì đã đạt được một số kết quả nhất định đó là việc có nhiều doanh nghiệp có được cơ hội tiếp cận với nguồn vốn hơn so với trước đây.

Một số nguồn vốn dưới dạng các Quỹ địa phương bước đầu đã hỗ trợ một bộ phận nhỏ DNTM trong việc cải thiện khả năng đảm bảo khi vay vốn hoặc cải thiện công nghệ, kỹ thuật mới cho DNTM.

Thành công đáng kể nhất là thị trường cung ứng vốn tín dụng giữa các ngân hàng đã phát triển rất mạnh, qua đó các DNTM được hưởng lợi khi tất cả các ngân hàng đều tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thông tin, nguồn vốn, lãi suất cho đối tượng DNTM trên địa phương. Điều này thể hiện sự thành công của Chính phủ và NHNN trong việc hướng các tổ chức cung ứng vốn tập trung và ưu tiên cho đối tượng doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong việc phát triển, ổn định KTXH.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế

Các thủ tục hành chính tuy được chính quyền địa phương quan tâm cải cách nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Điều này tiếp tục cản trở DNTM trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý nhằm đáp ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng.

Quy mô các quỹ còn quá nhỏ, thủ tục để DNTM nhận được sự hỗ trợ còn rất khó khăn.

Các giải pháp nhằm cải thiện khả năng lập kế hoạch, phương án kinh doanh có thể tạo được độ tin cậy cao hay cải thiện khả năng quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính để cung cấp thông tin đầy đủ về sức khỏe của DNTM vẫn chưa được các cấp, ngành quan tâm.

* Nguyên nhân hạn chế

Xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp.Nền kinh tế chúng ta là nền kinh tế chuyển đổi, sau hơn 30 năm phát triển kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nên chuyển sang kinh tế thị trường chúng ta có quá ít kinh nghiệm để vận hành nền kinh tế. Mặt khác, sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng những năm 80 đã đưa Việt Nam xuống khu vực nghèo nhất thế giới, do đó nội lực của chúng ta quá yếu, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Với một xuất phát điểm như thế nên các doanh nghiệp lại càng yếu kém hơn, khả năng tồn tại trên thị trường trong nước cũng đã rất khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, việc quản lý, điều hành nền kinh tế của thành phố Việt Trì cũng gặp nhiều khó khăn do chuyển từ cơ chế điều hành bằng kế hoạch, mệnh lệnh sang cơ chế điều hành bằng chính sách và các công cụ kinh tế trung gian nên việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại vẫn chưa được quan tâm đúng mực.

Cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô cho các doanh nghiệp chưa được hình thành rừ nột Mụi trường kinh tế vĩ mụ là rất quan trọng trong điều hành nền kinh tế quốc dân. Với những quan điểm Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp nên các chính sách kinh tế vĩ mô là công cụ trung gian định hướng phát triển các doanh nghiệp trong xã hội. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang tìm kiếm và hình thành một môi trường kinh tế vĩ mô thích hợp cho cơ chế thị trường, tuy vậy kinh tế thị trường phát triển chưa lâu, kinh

nghiệm điều hành còn hạn chế nên các chính sách hỗ trợ tài chính doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa có sự đồng bộ và đầy đủ, các chính sách kinh tế vĩ mô được ban hành chồng chéo, không có hệ thống khoa học, có nhiều cấp, ban, ngành quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Cơ chế xin cho vẫn còn hiện hữu khiến DNTM vẫn vấp phải nhiều rào cản để hoàn thiện các thủ tục giấy tờ, vì vậy phần lớn các doanh nghiệp hiện vẫn còn bị vướng nhiều ở khâu thủ tục hành chính dẫn đến việc tiếp cận vốn vay vẫn còn nhiều trở ngại.

Vẫn còn tồn tại tư tưởng doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do đó các ưu đãi trong phân phối tư liệu sản xuất như đất đai, giấy phép khai thác tài nguyên,… vẫn dành phần nhiều hơn cho các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước. Mặc dù Nhà nước có quan tâm và thành lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng mức độ quan tâm và đầu tư chưa tới nơi tới chốn, thiếu sự quan tâm và sâu sát.

Việc hình thành các quỹ đầu tư chỉ ở góc độ làm cho có, chưa thực sự xem xét và đánh giá hiệu quả của mô hình này dẫn đến quy mô quỹ hạn chế và chưa phát huy hết được chức năng vai trò của các quỹ này.

Việc cải thiện năng lực quản trị sản xuất, tài chính của doanh nghiệp,…

còn chưa được chính bản thân các doanh nghiệp nhận thức để cải thiện, trong khi các cơ quan ban ngành nhà nước là đơn vị chỉ có chức năng hỗ trợ gián tiếp, vì vậy các biện pháp hỗ trợ từ các cơ quan này đến doanh nghiệp càng rất ít, hay nói cách khác, không được quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)