Kiểm tra độ tin cậy của các câu hỏi điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 58 - 65)

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

3.2. Thực trạng công tác hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì đoạn 2015-2017

3.3.2. Kiểm tra độ tin cậy của các câu hỏi điều tra

*. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Để kiểm tra độ tin cậy của các câu hỏi điều tra, tác giả kết hợp giữa phân tích nhân tố khám phá và kiểm định Cronbach Alpha. Đây là hai công cụ tiêu chuẩn trong phân tích định lượng. Theo đó, tác giả sẽ sử dụng phân tích nhân tố khám phá trước để làm cơ sở nhóm các câu hỏi đại diện cho các yếu tố lại với nhau. Tiếp đó, tác giả sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của gợi ý nhóm từ phân tích nhân tố khám phá.

Với quy mô mẫu là 322 theo lý thuyết thì hệ số tải nhân tố là 0.3 là đã có thể đáp ứng yêu cầu của phân tích kinh tế lượng.

* Đánh giá tính phù hợp của EFA:

Để có thể đánh giá được sự phù hợp của mô hình EFA, tác giả sử dụng kiểm định KMO (Kaiser - Meyer - Olkin Measure). Trong đó, nếu KMO thỏa mãn 0.5 ≤ KMO ≤ 1, thì phương pháp phân tích nhân tố khám phá sẽ phù hợp và có đủ tin cậy để sử dụng.

Bảng 3.11. Bảng kiểm định KMO và Bartlett KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.754 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 417.631

Df 313

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả chạy SPSS từ số liệu thu thập)

Kết quả phân tích cho thấy, chỉ số KMO là 0.754. Như vậy phương pháp phân tích yếu tố là phù hợp với bộ số liệu tác giả đã thu thập.

* Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện Ngoài KMO thì kiểm định Barlett được sử dụng để đánh giá xem liệu các biến quan sát có tương quan với nhau với thang đo hay không. Theo kết quả phân tích từ SPSS thì hệ số kiểm định Bartlett có giá trị sig. là 0.000 (nhỏ hơn 0.05). Như vậy, ta có thể kết luận rằng, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Và như vậy, việc triển khai phân tích nhân tố khám phá là đảm bảo tính phù hợp và khoa học.

Bảng 3.12. Bảng kết quả Ma trận xoay các yếu tố ảnh hưởng

Rotated Component Matrixa Component

1 2 3 4 5 6 7 8

PAKD1 .631 PAKD2 .627 PAKD3 ..587 PAKD4 .639

TSĐB1 .714

TSĐB2 .691

TSĐB3 .727

BCTC1 .719

BCTC2 .733

BCTC3 .708

NLQL1 .602

NLQL2 .616

NLQL3 .584

NLQL4 .522

LS1 .701

LS2 .725

LS3 .734

TTCV1 .635

TTCV2 .681

TTCV3 .634

TTCV4 .677

THCV1 .704

THCV2 .781

THCV3 .736

TĐNV1 .632

TĐNV2 .658

TĐNV3 .691

TĐNV4 .639

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 9 iterations.

(Nguồn: Kết quả chạy SPSS từ số liệu thu thập)

Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix) cho thấy rằng hệ số tải đều lớn 0.3. Như vậy, kết quả của ma trận xoay đảm bảo tính khoa học và thống kê. Như vậy, kết quả nhóm biến cụ thể như sau:

Nhóm 1: Các yếu tố có liên quan tới “Phương án kinh doanh”, cụ thể:

Mã biến Nội dung

PAKD1 Doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh cụ thể

PAKD2 Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách khoa học, đảm bảo tính khách quan

PAKD3 Phương ỏn kinh doanh rừ ràng, đảm bảo tớnh thuyết phục đối với ngân hàng

PAKD4 Phương án kinh doanh được xây dựng dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp

Nhóm 2: Các biến quan sát liên quan tới “tài sản đảm bảo”, cụ thể như sau:

Mã biến Nội dung

TSĐB1 Tài sản đảm bảo có giá trị kinh tế TSĐB2 Tài sản đảm bảo có đầy đủ tính pháp lý

TSĐB3 Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản đảm bảo

Nhóm 3: Các biến quan sát liên quan tới “báo cáo tài chính”, cụ thể như sau:

Mã biến Nội dung

BCTC1 Bỏo cỏo tài chớnh tại cỏc đơn vị là minh bạch, rừ ràng.

BCTC2 Báo cáo tài chính thực hiện đúng theo quy định của Bộ tài chính.

BCTC3 Các thông tin trong báo cáo tài chính là tin cậy, phản ánh đúng tình hình tại doanh nghiệp

Nhóm 4: Các biến quan sát liên quan tới “năng lực quản lý của doanh nghiệp”, bao gồm:

Mã biến Nội dung

NLQL1 Doanh nghiệp có bộ máy quản lý kinh doanh hiệu quả NLQL2 Đội ngũ nhân viên, quản lý có trình độ và năng lực

NLQL3 Cán bộ, nhân việc có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý, thực hiện các dựa án vay vốn

NLQL4 Đội ngũ quản lý, nhân viên có tính thần trách nhiệm cao trong công việc.

Nhóm 5: Các yếu tố có liên quan tới “ lãi suất cho vay”, cụ thể:

Mã biến Nội dung

LS1 Lãi suất cho vay linh hoạt đối với tình hình của doanh nghiệp LS2 Các đơn vị thực hiện lãi suất cho vay đúng theo quy định của

nhà nước

LS3 Lãi suất cho vay thấp, đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp Nhóm 6: Các yếu tố có liên quan tới “thủ tục cho vay”, cụ thể:

Mã biến Nội dung

TTCV1 Thủ tục cho vay vốn dễ dàng

TTCV2 Đa dạng hóa các gói sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp

TTCV3 Nhân viên tại các tổ chức tín dụng sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp khi đễn vay vốn

TTCV4 Các tổ chức tín dụng thực hiện đầy đủ các quy định về hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp

Nhóm 7: Các yếu tố có liên quan tới “thời hạn cho vay”, cụ thể:

Mã biến Nội dung

THCV1 Thời gian cho vay dài đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp THCV2 Đa dạng về các nguồn vốn vay

THCV3 Thụng tin về thời hạn cho vay được cung cấp rừ ràng

Nhóm 8: Các yếu tố có liên quan tới “thái độ của nhân viên ngân hàng”, cụ thể:

Mã biến Nội dung

TĐNV1 Những khiếu nại được tiếp nhận và giải quyết kịp thời

TĐNV2 Nhân viên có ý thức tiếp thu, lăng nghe những ý kiến phản hồi từ khách hàng

TĐNV3 Nhân viên không có thái độ phân biệt đối xử, quan tâm đến khách hàng

TĐNV4 Nhân viên hiểu và thông cảm với những nhu cầu đặc biệt của khách hàng

Biến phụ thuộc: Bao gồm các biến với mã và nội dung như sau:

Mã biến Nội dung

CLDV1 Hoạt động hỗ trợ vốn của thành phố rất hiệu quả

CLDV2 Hoạt động hỗ trợ vốn của thành phố đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

CLDV3 Rất nhiều doanh nghiệp đã nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh từ hoạt động hỗ trợ vốn của thành phố

* Kết quả kiểm định mức độ giải thích của nhóm biến

Trong EFA thì khả năng giải thích của yếu tố sau khi gộp rất quan trọng. Cụ thể, cột Cumulative trong bảng tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained) của SPSS sẽ có biết khả năng giải thích của các biến quan sát đối với các yếu tố. Cụ thể như sau:

Bảng 3.13. Bảng kiểm định mức độ giải thích của việc nhóm biến

Total Variance Explained

Variables

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings

Total % of

Variance Cumulative % Total % of Variance

Cumulative

% Total % of

Variance

Cumulative

% 1 6.109 25.453 25.453 6.109 25.453 25.453 3.563 14.848 14.848 2 3.597 14.987 40.440 3.597 14.987 40.440 3.169 13.203 28.050 3 2.962 12.343 52.783 2.962 12.343 52.783 2.864 11.932 39.983

4 2.163 9.013 61.796 2.163 9.013 61.796 2.808 11.698 51.681

5 1.9065 7.944 65.2335 1.9065 7.944 65.2335 2.7435 11.4305 57.2625

6 1.263 6.875 68.671 1.650 6.875 68.671 2.679 11.163 62.844

7 1.4565 6.0695 71.303 1.4565 6.0695 71.303 2.6705 11.127 68.3895

8 1.263 5.264 73.935 1.263 5.264 73.935 2.662 11.091 73.935

9 .580 2.415 83.217

10 0.507 2.112 85.328

11 0.447 1.864 87.192

12 0.432 1.801 88.993

13 0.384 1.601 90.594

14 0.348 1.45 92.044

15 0.299 1.244 93.288

16 0.271 1.13 94.418

17 0.263 1.097 95.514

18 0.246 1.025 96.54

19 0.209 0.872 97.411

20 0.166 0.692 98.103

21 0.152 0.634 98.391

22 0.138 0.576 98.679

23 0.129 0.538 98.929

24 0.12 0.5 99.179

25 0.116 0.484 99.413

26 0.112 0.468 99.647

27 0.0985 0.4105 99.8235

28 0.085 0.353 100

(Nguồn: Kết quả chạy SPSS từ số liệu thu thập)

Theo kết quả thu được, với chỉ số cumulative (%) là 73,94%, kiểm định cho chúng ta biết rằng 73,94% sự thay đổi của các yếu tố được giải thích bởi các biến quan sát.

* Kiểm định Cronbach’s Alpha

Để kiểm định độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha. Theo đó, nếu kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của yếu tố nào đạt từ 0.7 trở nên, điều đó nghĩa là bộ câu hỏi có độ tin cậy cao và phù hợp.

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy, tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ giới thiệu việc làm đều đạt kiểm định Cronbach’s Alpha.

Như vậy, các câu hỏi đưa ra đều đảm bảo độ tin cậy và tính đại diện cao.

Bảng 3.14. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ giới thiệu việc làm

STT Các yếu tố ảnh hưởng Kết quả Cronbach’s Alpha

1 Phương án kinh doanh 0.846

2 Tài sản đảm bảo 0.821

3 Báo cáo tài chính 0.947

4 Năng lực quản lý của doanh nghiệp 0.878

5 Lãi suất cho vay 0.823

6 Thủ tục cho vay 0.856

7 Thời hạn cho vay 0.947

8 Thái độ của nhân viên 0.892

9 Hoạt động hỗ trợ vốn 0.878

(Nguồn: Kết quả tổng hợp SPSS từ số liệu thu thập)

Kết quả kiểm định cho từng yếu tố được thể hiện trong phần phụ lục.

3.4. Đánh giá chung về công tác hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)