Trong khi sử dụng phương pháp lấy mẫu thống kê, KTV phải xtác giả xét các nhân tố để xác định kích cỡ mẫu phù hợp. Các nhân tố mà KTV nên xtác giả xét các nhân tố để xác định kích cỡ mẫu bao gồm: rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ; tỉ lệ sai lệch chấp nhậnđược; tỉ lệ sai lệch tổng thể mong muốn; quy mô tổng thể.
a. Rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ:
Rủi ro về độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm rủi ro do độ tin cậy thấp và rủi ro do độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, đối với rủi ro về độ tin cậy thấp vào hệ thống kiểm soát nội bộ tức là kết quả mẫu làm KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hơn so với thực tế, do đó họ sẽ thực hiện các thử nghiệm cơ bản nhiều hơn mức cần thiết. Điều này không mang lại hiệu quả của cuộc kiểm toán. Riêng đối với rủi ro do độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ, tức là khả năng kết quả mẫu làm cho KTV đánh giá rủi ro kiểm
soát thấp hơn thực tế, thì họ sẽ giảm các thử nghiệm cơ bản một cách không đúng đắn dẫn đến tính hiệu lực của kiểm toán giảm xuống.
Kiểm toán viên sẽ xác định rủi ro do độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ dựa vào nhận định nghề nghiêp. Vì kết quả của các thử nghiệm kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung, quy mô và thời gian của các thủ tục kiểm soát khác nên KTV luôn xác định rõ mức rủi ro phải ở mức thấp từ 5% đến 10%. Nói cách khác, nếu mức rủi ro do độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ thấp là 5% thì đồng nghĩa với mức tin cậy 95%.
b. Tỉ lệ sai lệch chấp nhận được:
KTV xác định tỉ lệ sai lệch chấp nhận dựa trên mức rủi ro kiểm soát đã đánh giá theo kế hoạch và mức độ tin cậy dựa vào kết quả đánh giá từ mẫu. Khi mức rủi ro kiểm soát đã đánh giá theo kế hoạch càng thấp (hoặc mức tin cậy dựa vào đánh giá từ kết quả mẫu càng cao) thì tỉ lệ sai lệch cho phép càng thấp. Theo kinh nghiệm của các KTV, tỉ lệ sai lệch cho phép có thể biến đổi như sau:
Bảng 2.2: Tỉ lệ sai lệch chấp nhận được đối với các mức đánh giá rủi ro kiểm soát Mức rủi ro kiểm
soát được đánh giátheo kế hoạch
Mức tin cậy mong muốn từ thử nghiệm kiểm soát dự trên mẫu
Rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ
Tỉ lệ sai lệch cho phép
Thấp Cao 5% - 10% 2% - 6% Trung bình Thấp/Trung bình 10% 7% - 10%
Cao Thấp 10% 11% - 20% Tối đa Không Bỏ qua thử nghiệm
(Nguồn: Bảng tỉ lệ sai lệch chấp nhận được đối với các mức đánh giá rủi ro kiểm soát của công ty TNHH Kiểm Toán Và Thẩm định Giá Asia Dragon- lưu hành nội bộ ADAC)
c. Tỉ lệ sai lệch tổng thể dự kiến:
Tỉ lệ sai lệch dự kiến của tổng thể rất quan trọng vì nó đại diện cho tỉ lệ sai lệch mà KTV dự kiến sẽ tìm thấy trong mẫu mà họ chọn ra từ tổng thể.
Để ước đoán tỉ lệ sai lệch dự kiến của tổng thể, KTV thường sử dụng kết quả mẫu từ năm trước (được lưu trong hồ sơ làm việc kiểm toán). KTV cũng có thể ước đoán tỉ lệ này dựa vào kinh nghiệm của mình với các thử nghiệm tương tự đã thực hiện đối với các cuộc kiểm toán khác, hoặc bằng việc kiểm tra thử một mẫu nhỏ.
d. Quy mô tổng thể:
Quy mô tổng thể thường có ảnh hưởng nhỏ hoặc không có ảnh hưởng tới kích cỡ mẫu chọn. Nó có ảnh hưởng tới kích cỡ mẫu khi tổng thể là rất nhỏ. Nếu tổng thể chứa đựng hơn 5000 đơn vị thì ảnh hưởng của quy mô tổng thể là không đáng kể.
Để giúp KTV ứng dụng chọn mẫu thuộc tính mà không cần đến các công thức toán học phức tạp, phụ lục 2 được xây dựng để hổ trợ cho kiểm toán viên xác định kích cỡ mẫu cho thử nghiệm kiểm soát với mức 5% và 10% rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ.