Phòng kiểm toán do Phó Tổng Giám Đốc trực tiếp điều hành bao gồm: Chủ nhiệm kiểm toán và trưởng phòng kiểm toán, ngoài ra còn có các nhóm trưởng kiểm toán, các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán.
Nhóm trưởng là người đứng đầu tổ kiểm toán, nhiệm vụ là:
Kiểm tra hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Tổ chức chỉ đạo cuộc kiểm toán trực tiếp tại khách hàng.
Chủ động giao dịch với khách hàng, đề nghị khách hàng cung cấp và giải trình số liệu kiểm toán khi cần thiết.
Phân công công việc cụ thể cho các trợ lý trong nhóm kiểm toán, hỗ trợ cho các trợ lý về mặt nghiệp vụ.
Kiểm soát chất lượng các phần hành công việc do các trợ lý thực hiện, đánh giá đề xuất trước khi trình lên cấp trên.
Tổng hợp hoàn thiện hồ sơ kiểm toán, lập dự thảo các báo cáo kiểm toán trình duyệt điều chỉnh dự thảo và gửi khách hàng.
Điều chỉnh lại dự thảo sau khi nhận được phúc đáp từ khách hàng để phát hành báo cáo chính thức.
Ngoài ra, ngoài việc thực hiện chức năng chính là kiểm toán, phòng kiểm toán còn thực hiện các chức năng khác như cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn thuế,…
3.6. Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi: Có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao cùng với tinh thần làm việc nhóm ăn ý, cách bố trí của phòng kiểm toán tại công ty khá tốt, phòng làm việc sắp xếp rất
hợp lý có đầy đủ các cấp từ quản lý, nhân viên chính, trợ lý, thực tập sinh tiện cho việc trao đổi, quản lý và giám sát. Môi trường làm việc cho nhân viên thoải mái thân thiện, đãi ngộ cho nhân viên cao, luôn đẩy mạnh nâng cao trình độ chuyên môn nhân viên. Trong quá trình làm việc các KTV thường xuyên trao đổi và đối chiếu kết quả đã thực hiện để kịp thời phát hiện ra sai sót và rút ngắn thời gian kiểm toán vì giữa các khoản mục trong chu trình có mối quan hệ qua lại với nhau
Khó khăn: số lượng nhân sự phòng kiểm toán tăng lên 5 người khiến cho phòng làm việc trở nên hơi chật cũng phần nào gây ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện công việc của các thành viên trong phòng. Vào mùa kiểm toán áp lực công việc cho nhân viên khá cao. Thông thường, khi chọn mẫu khách hàng có số dư nợ để gửi thư xác nhận, KTV chỉ chọn mẫu những số tiền lớn mà không phân nhóm tổng thể, như vậy sẽ không giảm được cỡ mẫu đối với một tổng thể lớn và sẽ tốn nhiều chi phí.
3.7 Chế độ chính sách kế toán và kiểm toán công ty áp dụng
Công ty TNHH Kiểm Toán Và Thẩm Định Giá Asia Dragon áp dụng Chế độ kế toán theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính. Và Chế độ kiểm toán công ty áp dụng theo hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt nam do hội kiểm toán viên hành nghề Việt nam (VACPA) ban hành. (Phụ lục 1: Chu trình kiểm toán mẫu của VACPA)
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ ASIA
DRAGON
4.1 Khái quát chung về quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm Toán và Thẩm Định Giá Asia Dragon (ADAC) Thẩm Định Giá Asia Dragon (ADAC)
Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính ở ADAC gồm 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
Sơ đồ 4.1: Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty ADAC
(Nguồn: http://adac.com.vn/ban-tin/kitác giả-toan-bao-cao-tai-chinh)
4.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán:
Theo VSA 300, lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ để đưa ra ý kiến của mình về BCTC của khách hàng.Không những thế, lập kế hoạch kiểm toán còn giúp hạn chế được những sai sót và nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, tạo dựng được niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Tại Công ty Kiểm toán và Kế toán ADAC, quy trình lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện ở sơ đồ sau:
Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Sơ đồ 4.2: Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại ADAC
(Nguồn: http://adac.com.vn/ban-tin/qui-trinh-lam-viec-voi-adac)
4.1.2 Thực hiện kiểm toán:
Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng
Tìm hiểu thông tin hay cập nhật thông tin
Khách hàng Hệ thống kế toán Hệ thống kiểm soát nội bộ Tìm hiểu
Ký kết hợp đồng kiểm toán
Phân tích báo cáo tài chính
Tham chiếu cuộc kiểm toán năm trước
Kế hoạch kiểm toán
Kiểm tra KH kiểm toán
Tài liệu và thông tin yêu cầu khách hàng lập
Kết cấu của một chương trình kiểm toán, bao gồm:
Xác định mục tiêu kiểm toán:
Xét trên quan điểm kiểm toán viên, mục tiêu kiểm toán là mục tiêu mà chúng ta đặt ra nhằm đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hay nhiều cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp. Cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính bao gồm: tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá, sở hữu và trình bày
Xác định tài liệu yêu cầu:
Là tất cả những tài liệu cần thiết để kiểm toán trên một khoản mục trên báo cáo tài chính.Ví dụ, đối với chương trình kiểm toán vốn bằng tiền, tài liệu yêu cầu bao gồm: biên bản kiểm kê quỹ, xác nhận số dư ngân hàng; sổ quỹ, sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ phụ ngân hàng, sổ cái; các chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng; các tài liệu khác có liên quan.
Thực hiện các thủ tục kiểm toán:
Bao gồm kiểm tra các hoạt động kiểm soát, các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết thông qua các kỹ thuật kiểm toán như so sánh, tính toán, xác nhận, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát và kiểm tra thực tế.
Các chương trình kiểm toán chi tiết tại ADAC bao gồm:
Chương trình kiểm toán chung;
Chương trình kiểm toán vốn bằng tiền;
Chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng;
Chương trình kiểm toán hàng tồn kho;
Chương trình kiểm toán các khoản phải trả người bán;
4.1.3 Hoàn thành cuộc kiểm toán:
Kết thúc kiểm toán là giai đoạn các kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán.
4.2 Chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát:
4.2.1 Giới thiệu về quy trình chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát do công ty TNHH kiểm toán và Thẩm Định Giá Asia Dragon thực hiện:
Các thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu lực.
Thực tế, tại công ty ADAC, các thử nghiệm kiểm soát rất ít được thực hiện. Thông thường, với các khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, kiểm toán viên của công ty sẽ thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nhằm đánh giá liệu hệ thống kiểm soát nội bộ có được thiết kế và vận hành có hiệu quả hay không từ đó làm cơ sở cho cuộc kiểm toán năm sau. Quá trình thực hiện thử nghiệm kiểm soát chủ yếu để thu thập các bằng chứng về sự thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ, cách thức tổ chức công tác kế toán, hạch toán và lưu chứng từ nhằm phục vụ cho việc tiến hành các thử nghiệm chi tiết phù hợp.
Kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát do công ty ADAC thực hiện được trình bày dưới đây là kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê. Quy trình chọn mẫu khái quát có ba bước cơ bản, đó là: lập kế hoạch, thực hiện chọn mẫu và đánh giá kết quả mẫu chọn.
4.2.1.1 Lập kế hoạch chọn mẫu:
Lập kế hoạch chọn mẫu giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát để tiến hành chọn mẫu. Tại ADAC quá trình lập kế hoạch bao gồm các công việc là xác định mục tiêu kiểm toán, xác định các sai phạm, xác định tổng thể, xác định cỡ mẫu.
Xác định mục tiêu thử nghiệm kiểm soát:
Tại Công ty ADAC, khi bắt đầu một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành tìm hiểu về các thủ tục kiểm soát mà công ty khách hàng thực hiện, từ đó đánh giá về hệ thống kiểm
soát nội bộ của đơn vị. Nếu hệ thống KSNB được xtác giả là thiết kế và vận hành có hiệu quả, thì kiểm toán viên sẽ tiến hành các thử nghiệm kiểm soát với các mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu này sẽ được xác định dựa trên hiểu biết về thủ tục kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng mà KTV vừa thu thập được. Chẳng hạn, thủ tục kiểm soát nội bộ của chức năng nhận hàng trong chu trình mua hàng là thủ kho phải có trách nhiệm kiểm tra và ký tên vào Phiếu nhận hàng/Phiếu nhập kho khi nhận hàng từ bộ phận nhận hàng đến kho, như vậy, KTV phải đặt ra mục tiêu kiểm toán là phải kiểm tra dấu vết của việc ký nhận lên các phiếu có liên quan.
Xác định các sai phạm:
Tại ADAC, cơ sở để các kiểm toán viên xác định sai phạm là những quy định về thủ tục KSNB của doanh nghiệp. Theo đó, những phần tử, dấu hiệu được kiểm tra không phù hợp với các đặc điểm đã được quy định thì được kết luận là sai phạm. Có thể thấy là việc xác định sai phạm như vậy mới chỉ tuân theo quy định chung tương đối, chưa rõ ràng. Do đó, trong một vài trường hợp việc kiểm tra các phần tử của mẫu là chưa chính xác, có thể bỏ sót hoặc xác định sai các sai phạm.
Xác định tổng thể chọn mẫu:
Từ các mục tiêu kiểm toán ở trên, kiểm toán viên sẽ xác định tổng thể để tiến hành chọn mẫu. Mẫu được chọn sẽ là đối tượng mà KTV sẽ tiến hành kiểm tra và thu thập bằng chứng kiểm toán.
Xác định cỡ mẫu:
Phương pháp mà ADAC áp dụng là chọn mẫu phi thống kê nên việc xác định cỡ mẫu không dựa trên công thức thống kê mà hoàn toàn dựa vào nhận định của bản thân kiểm toán viên khi làm việc trực tiếp với khách hàng. Chính vì vậy, cỡ mẫu sẽ được ước tính sao cho đảm bảo được quy mô mẫu là đủ lớn. Việc ước tính như vậy hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên. Thông thường, đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, cỡ mẫu được chọn sẽ lớn hơn đối với các khách hàng cũ, có độ tin cậy nhất định và nghiệp vụ phát sinh ít biến động qua các năm. Vì cỡ mẫu khá lớn nên có thể làm giảm rủi ro do chọn mẫu.Tuy nhiên, điều này lại không mang lại ưu điểm của chọn mẫu là giảm chi phí và tiết kiệm thời gian.
4.2.1.2 Thực hiện chọn mẫu:
Tại công ty ADAC, phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu là phi xác suất. Theo đó, các phương pháp mà công ty thường sử dụng gồm: chọn mẫu theo khối, chọn mẫu theo nhận định.
Chọn mẫu theo khối:
Chọn mẫu theo khối là phương pháp được các KTV của công ty sử dụng nhiều nhất. Mẫu được chọn thường là các khối nghiệp vụ phát sinh theo thời gian như tháng hoặc quý. Ưu điểm của việc làm này là giúp KTV có thể kiểm tra tính liên tục của nghiệp vụ phát sinh đồng thời tìm kiếm chứng từ cũng đơn giản hơn, tiết kiệm được thời gian vì nếu phần tử đầu tiên trong khối được chọn thì các phần tử còn lại cũng được chọn tất yếu.
Khi thực hiện chọn mẫu theo khối, KTV thường chọn khối các tháng có nghiệp vụ phát sinh nhiều, có thể là các tháng cuối năm hoặc các tháng theo mùa kinh doanh tùy đặc điểm cụ thể của đơn vị. Lúc này, cỡ mẫu chính là số lượng các phần tử được chọn trong khối.
Chọn mẫu theo nhận định:
Theo khái niệm nêu trên, mẫu được chọn theo nhận định sẽ dựa trên các tiêu thức được xác lập bởi các KTV. Tại công ty ADAC, tiêu thức thường được sử dụng nhất là lựa chọn các phần tử có quy mô tiền tệ lớn. Chẳng hạn, khi chọn mẫu các phiếu chi để kiểm tra sự phê duyệt, KTV sẽ lựa chọn các phiếu cho có giá trị lớn theo một mức nhất định tùy thuộc quy mô đơn vị. Lúc đó, rủi ro của kết luận sai lầm do bỏ qua không kiểm tra các phần tử có giá trị nhỏ sẽ trở thành không đáng kể.
Hai phương pháp chọn mẫu này có ưu điểm chung là dễ dàng thực hiện, có thể tiết kiệm được thời gian, nhược điểm lớn nhất là mẫu được chọn có thể là một mẫu thiên lệch. Tuy nhiên, thông thường thì các KTV của công ty xác định cỡ mẫu khá lớn nên mẫu được chọn vẫn có thể đảm bảo tính địa diện cho tổng thể.
4.2.1.3 Đánh giá mẫu chọn:
lượng sai sót của tổng thể một cách định tính chứ không phải là định lượng. Tuy nhiên việc đánh giá chủ yếu dựa trên sai phạm phát hiện trên mẫu vẫn được ADAC áp dụng với lý do cỡ mẫu được chọn là khá lớn.
Trên đây là khái quát về chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát được thực hiện bởi công ty ADAC, tuy nhiên đối với từng khách hàng khác nhau, việc thực hiện chọn mẫu có những điểm khác biệt về cỡ mẫu hay phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu nhưng nói ching việc chọn mẫu chủ yếu dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV và nguyên tắc cỡ mẫu được chọn phải lớn.
4.2.2 Thực tế vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát của ADAC tại công ty khách hàng:
Để minh họa cho việc chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát, tác giả sẽ lấy minh họa là công ty khách hàng X
Công ty TNHH X là công ty TNHH một thành viên được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số 472043000177 cấp ngày ngày 28 tháng 06 năm 2007 của Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai. Công ty là đơn vị hoạch toán độc lập, hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.
Ngành nghề kinh doanh của đơn vị: Sản xuất bộ giảm tốc cần trục công nghiệp; Sản xuất máy nâng, Sản xuất các phụ tùng khác có liên quan; Sản xuất lưới dùng trong nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp; Sản xuất sợi các loại, không bao gồm công đoạn nhuộm.
Để làm rõ cho kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát, tác giả sẽ lấy minh họa về vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong chương trình kiểm toán tiền mặt và hàng tồn kho.
4.2.2.1 Kỹ thuật chọn mẫu áp dụng trong chương trình kiểm toán tiền mặt:
a.Đối với các khoản thu tiền mặt:
Thủ tục kiểm soát:
Công việc thu tiền tại công ty khách hàng do kế toán thanh toán và thủ quỹ thực hiện. Các công việc kiểm soát cần thiết bao gồm: