CHƯƠNG 5 : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
5.2. Giải pháp hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH
5.2.3. Kết hợp chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản:
Một vấn đề cơ bản luôn được đặt ra đối với các cuộc kiểm toán là phải tiến hành các thủ tục kiểm toán sao cho vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí vừa đảm bảo được hiệu quả của cuộc kiểm toán. Như đã trình bày ở phần thực trạng, tại công ty ADAC, các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết thường có sự tách biệt. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khi
mà các mục tiêu kiểm toán có thể cùng chung một tổng thể chọn mẫu thì KTV nên có sự kết hợp các các mục tiêu kiểm toán này với nhau để có thể có chung tổng thể chọn mẫu, từ đó sẽ có sự kết hợp giữa chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết để thực hiện thử nghiệm đôi trên mẫu chung được chọn. Nếu thực hiện được như vậy sẽ giúp KTV tiết kiệm được thời gian chọn mẫu mà vẫn đạt được các mục tiêu kiểm toán. Sau đây, tác giả xin đưa ra một giải pháp có thể kết hợp để chọn mẫu như sau:
Khi thực hiện thử nghiệm kiểm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết một khoản mục cụ thể, chẳng hạn khoản mục tiền mặt, kiểm toán viên sẽ đưa ra các mục tiêu kiểm toán khác nhau. Đối với những mục tiêu cùng chung tổng thể chọn mẫu, KTV sẽ tiến hành chọn một mẫu chung cho các mục tiêu và từ đó tiến hành kiểm tra kết hợp các thủ tục cần thực hiện trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết. Khi đó xảy ra hai trường hợp sau:
Nếu ở hai thử nghiệm cỡ mẫu được xác định là như nhau thì việc kiểm tra được tiến hành bình thường.
Nếu ở hai thử nghiệm cỡ mẫu được xác định khác nhau thì cỡ mẫu chung sẽ là cỡ mẫu lớn hơn. Điều này sẽ đảm bảo cho mục tiêu của cả hai thử nghiệm đều được thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra thì số phần tử được kiểm tra cho từng thử nghiệm là căn cứ vào cỡ mẫu được xác định trước cho chứ không phải kiểm tra toàn bộ mẫu chung được chọn cho cả hai thử nghiệm do cỡ mẫu của hai thử nghiệm ban đầu là khác nhau.
KẾT LUẬN
Đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm Định Giá Asia Dragon” được thực hiện đã đạt được những kết quả nhất định. Trước hết, đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề về lý luận liên quan đến kỹ thuật chọn mẫu từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau. Điều này giúp cho các tác giả nghiên cứu sau có thể hình dung và khái quát được quá trình mà người viết tiến hành việc thực hiện đề tài. Những lý luận đó là những tiền đề cơ bản để đi sâu nghiên cứu kỹ thuật chọn mẫu tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm Định Giá Asia Dragon, bao gồm: các khái niệm liên quan đến kỹ thuật chọn mẫu, các phương pháp chọn mẫu, các phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu và quy trình chọn mẫu được thực hiện trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán. Chính những lý luận này đã làm cơ sở cho việc phân tích sự vận dụng của kỹ thuật chọn mẫu vào kiểm toán BCTC tại công ty khách hàng X. Khi đi vào phân tích thực trạng vận dụng kỹ thuật chọn mẫu, đề tài đã tập trung vào việc tìm hiểu trong từng quy trình của cuộc kiểm toán với từng kỹ thuật chọn mẫu được áp dụng bao gồm cả chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê.
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích thực trạng vận dụng kỹ thuật chọn mẫu, đề tài đã chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế, đề tài cũng đã nêu ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC mà công ty ADAC đang thực hiện. Những giải pháp này được đưa ra sau khi người viết đã tìm hiểu về thực tế vận dụng cho nên mang tính ứng dụng cao, phù hợp với đặc điểm cụ thể của công ty ADAC. Các giải pháp mà đề tài tập trung đưa ra là tăng cường sử dụng chọn mẫu thống kê trong cả thử nghiệm kiểm soát lẫn thử nghiệm cơ bản. Trong thử nghiệm kiểm soát nên sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính có sự vận dụng của máy tính (chương trình Excel) để tiết kiệm thời gian cho cuộc kiểm toán. Trong thử nghiệm chi tiết, trên cơ sở áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thống kê là kỹ thuật CMA, đề tài đã đưa ra được giải pháp là kết hợp giữa chọn mẫu phân tầng TS và chọn mẫu CMA. Sự kết hợp này có thể tránh cho việc gặp phải những hạn chế vốn có của chương trình chọn mẫu CMA mà công ty hiện đang áp dụng. Ngoài ra, đề tài cũng nêu ra được những giải pháp nhằm tiết kiệm thời gian và tạo ra sự thuận lợi trong quá trình thực hiện chọn mẫu như kết hợp chọn mẫu trong
thử nghiệm kiểm soát với thử nghiệm chi tiết và thiết kế giấy làm việc cho quá trình chọn mẫu.
Qua việc khái quát những nội dung mà đề tài đã thực hiện, người viết nhận thấy các mục tiêu nghiên cứu được đề ra đã đạt được:
• Các lý luận về kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính đã được tìm hiểu và hệ thống hóa.
• Tìm hiểu và phân tích được các kỹ thuật chọn mẫu mà KTV công ty ADAC áp dụng tại công ty khách hàng, từ đó chỉ ra ưu điểm và hạn chế của các kỹ thuật mà công ty đang áp dụng.
• Đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm Định Giá Asia Dragon.
Bên cạnh những kết quả đạt được đã nêu trên, đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán ADAC” vẫn còn gặp phải những thiếu sót do những hạn chế nhất định về điều kiện thời gian và không gian. Đề tài mới chỉ nêu ra được một số giải pháp trên cơ sở nhận thức có hạn về lý thuyết chọn mẫu cũng như một vài kinh nghiệm trong quá trình tham gia thực tế kiểm toán cùng các KTV của công ty. Do vậy, để hoàn thiện được đề tài, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong Khoa và người đọc.
Trong tương lai, nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu đề tài về kỹ thuật chọn mẫu tại công ty ADAC, tác giả rất mong những người viết sau có thể đi sâu nghiên cứu hơn nữa để có thể đề xuất những giải pháp mới, phù hợp hơn với tình hình, đặc điểm cụ thể của công ty khách hàng. Điều này không chỉ góp phần hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu tại công ty ADAC, mà còn đưa ra được những ứng dụng có tính thực tiễn cao của lý thuyết chọn mẫu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2017), 37 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính. 2. Tập thể tác giả, Bộ môn kiểm toán- Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế
Tp.HCM (2009), Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương Đông.
3. Tập thể tác giả, Bộ môn Kiểm toán – Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (Tái bản lần thứ 6), Kiểm toán, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
4. Tập thể tác giả - Bộ tài chính, Luật Kiểm toán – 21 chuẩn mực kiểm toán nhà nước và 37 chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính.
5. TS. Đậu Ngọc Châu- TS. Nguyễn Viết Lợi (2013), Giaó trình Lý thuyết Kiểm toán, Nhà xuất bản Tài chính.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chu trình kiểm toán (VACPA)
Phụ lục 2: Chương trình kiểm toán phần hành tiền của ADAC Phụ lục 3: Sổ nhật ký chung phần tài khoản 1111
Phụ lục 4: Tổng hợp những nghiệp vụ thu/ chi tiền mặt lớn phát sinh trong kỳ của công ty TNHH X
Phụ lục 5: Đánh giá mẫu chọn của KTV A
Phụ lục 6: Chương trình kiểm toán phải thu khách hàng của ADAC Phụ lục 7: Tổng hợp công nợ phải thu năm 2016 của công ty TNHH X Phụ lục 8: Thực hiện đối chiếu công nợ
Phụ lục 9: Chương trình tính mức trọng yếu mẫu của VSA Phụ lục 10: Chương trình tính mức trọng yếu mẫu của ADAC Phụ lục 11: Cân đối phát sinh của công ty TNHH C
Phụ lục 12: Chương trình tính mức trọng yếu của ADAC khi kiểm toán tại công ty TNHH C Phụ lục 13: Bảng kiểm tra giá xuất khẩu của KTV A tai công ty TNHH C
Phụ lục 4: Tổng hợp những nghiệp vụ thu/ chi tiền mặt lớn phát sinh trong kỳ của công ty TNHH X
Phụ lục 7: Tổng hợp công nợ phải thu năm 2016 của công ty TNHH X
Phụ lục 12: Chương trình tính mức trọng yếu của ADAC khi kiểm toán tại công ty TNHH C
Phụ lục 13: Bảng kiểm tra giá xuất nhập khẩu hàng tồn kho của KTV A tại công ty TNHH C