(trường hợp trong quyết định đầu tư không nêu), quyết định thành lập ban quản lý dự án, quyết định bổ nhiệm chức vụ của chủ tài khoản (thủ trưởng đơn vị), kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), giấy đề nghị mở tài khoản, bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký, thông báo kế hoạch vốn đầu tư của dự án (trong năm đầu tiên).
Sau khi cán bộ kiểm soát chi đầu tư XDCB tiếp nhận hồ sơ đăng ký mở tài khoản từ bộ phận “một cửa” tiến hành kiểm tra sự đầy đủ của tài liệu theo quy định, tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu. Nếu phát hiện hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ thì dự thảo văn bản và báo cáo trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN ký gửi chủ đầu tư đề nghị chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện tài liệu còn thiếu hoặc điều chỉnh hoặc thay thế tài liệu chưa hợp pháp, chưa hợp lệ.
Đối với hồ sơ mở tài khoản, cán bộ kiểm soát chi NSNN phôtô thêm một bản để lưu hồ sơ dự án và chuyển cho Phòng (bộ phận) Kế toán. Phòng (bộ phận) Kế toán dự kiến cấp mã các tài khoản theo chế độ quy định và trình lãnh đạo phòng, lãnh đạo KBNN xét duyệt; Tiến hành cấp và thông báo mã tài khoản cho đơn vị đăng ký.
3.2.2.2. Kiểm soát chi từng lần tạm ứng, thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành a. Kiểm soát chi từng lần tạm ứng
Bộ phận kiểm soát chi của KBNN Cao Lộc sẽ căn cứ vào Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính để kiểm soát chi tạm ứng cụ thể như sau:
- KBNN Cao Lộc căn cứ vào kế hoạch vốn năm của dự án, dự toán chi phí QLDA năm được duyệt theo quy định và đề nghị của Chủ đầu tư để thực hiện tạm ứng, chuyển kinh phí QLDA vào TKTG của Ban QLDA mở tại KBNN Cao Lộc.
- Việc tạm ứng, chuyển kinh phí QLDA vào TKTG chỉ áp dụng đối với phần vốn trong nước (vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, và các nguồn vốn khác do KBNN quản lý), hoặc nguồn vốn ngoài nước của dự án
(được sử dụng thanh toán chi phí QLDA theo thỏa thuận quy định trong Hiệp định) đã được chuyển vào tài khoản tiền gửi của chủ dự án mở tại KBNN Cao Lộc.
- Việc tạm ứng, chuyển kinh phí QLDA vào TKTG được thực hiện trên cơ sở đề nghị của Chủ đầu tư, Ban QLDA khi dự án đã được giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm và trong thời hạn thanh toán vốn của dự án. Kinh phí QLDA được tạm ứng, chuyển vào TKTG không được vượt dự toán chi phí QLDA đã được Chủ đầu tư hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm và kế hoạch vốn năm của dự án.
- Riêng đối với các Ban QLDA không thuộc Ban QLDA chuyên ngành, Ban QLDA khu vực (kể cả trường hợp Ban QLDA được giao quản lý từ 02 dự án trở lên) nếu có đủ hồ sơ, chứng từ chi phí quản lý dự án theo dự toán chi phí QLDA được phê duyệt, KBNN huyện thực hiện kiểm soát thanh toán chi phí QLDA trực tiếp từ tài khoản thanh toán vốn của dự án, không yêu cầu phải tạm ứng để chuyển kinh phí QLDA vào TKTG.
Ngoại trừ các tài liệu của dự án nêu trên khi tạm ứng chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:
+ Quyết định phê duyệt dự toán thu, chi QLDA năm + Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (02 liên/1bộ); + Giấy rút vốn đầu tư (03 liên/1bộ);
+ Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng).
Tình hình tạm ứng vốn đầu tư giai đoạn 2014-2016 được thể hiện tại bảng số liệu 3.4 sau đây:
Bảng 3.4: Tình hình tạm ứng vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm Tổng thanh toán Tạm ứng Tỷ lệ (%)
2014 16.926.709 6.601.417 39 2015 13.031.200 5.473.104 42 2016 12.392.422 5.824.438 47
(Nguồn: KBNN Cao Lộc)
Kể từ năm 2014, kiểm soát chi tạm ứng đầu tư XDCB tại KBNN Cao Lộc đang áp dụng theo quy định mới nhất là thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Theo quy định trong các văn bản pháp luật, căn cứ để kiểm soát thanh toán tạm ứng là theo hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu mà Nhà nước chỉ quy định tỷ lệ % tạm ứng tối đa theo Nghị định số là 50%. Điều này có nghĩa là việc thanh toán tạm ứng bao nhiêu là phụ thuộc lớn vào thỏa thuận giữa chủ đầu từ và nhà thầu thi công.
Quan sát bảng số liệu trên cho chúng ta thấy tỷ lệ giá trị tạm ứng đầu tư XDCB qua các năm tại KBNN Cao Lộc tăng qua các năm. Trong đó, tổng thanh toán năm 2014 là 16.926.709 nghìn đồng trong đó giá trị tạm ứng là 6.601.417 nghìn đồng chiếm 39% giá trị tổng thanh toán; năm 2015 là 13.031.200 nghìn đồng trong đó giá trị tạm ứng là 5.473.104 nghìn đồng chiếm 42% giá trị tổng thanh toán; năm 2016 là 12.392.422 nghìn đồng trong đó giá trị tạm ứng là 5.824.438 nghìn đồng, chiếm 47% giá trị tổng thanh toán
Nguyên tắc thanh toán là KBNN căn cứ vào điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu để thực hiện thanh toán, do đó nhà thầu có thể thống nhất với chủ đầu tư tạm ứng một lần hoặc nhiều lần, giai đoạn tạm ứng, số lần tạm ứng, thời gian tạm ứng và mức tạm
ứng thể hiện cụ thể trong hợp đồng. Chính vì vậy, số tiền tạm ứng vốn được xác định thiếu tính khách quan. Việc tạm ứng còn có thể bị vụ lợi, tỷ lệ tạm ứng cho nhà thầu do chủ đầu tư quyết định, có trường hợp được tạm ứng cao, nhưng có trường hợp chỉ được tạm ứng mức tối thiểu. Nếu tạm ứng thấp, đơn vị thầu sẽ thiếu vốn để thực hiện dự án, để mua vật tư, nhiên liệu, máy móc thiết bị, chi phí nhân công…, gây khó khăn cho việc thực hiện dự án đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Nhưng nếu tạm nảy sinh việc chủ đầu tư và nhà thầu sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến thất thoát lãng phí đồng vốn của Nhà nước. Trên thực tế, đối với những nhà thầu năng lực tài chính yếu, khi được nhận tạm ứng sẽ dùng khoản tiền nhận được để trả nợ các khoản vay trước đó cho các mục đích khác đã đến hạn tại ngân hàng nơi nhà thầu mở tài khoản. Và do đó nhà thầu sẽ gặp khó khăn khi không có vốn để triển khai thi công công trình, hoặc không đảm bảo vốn để mua đủ vật tư, thiết bị… đáp ứng yêu cầu thi công dẫn đến chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện dự án hoặc không có khối lượng để thanh toán hoàn ứng theo kế hoạch dẫn đến công trình bị trượt giá gây nên lãng phí vốn. Ngoài ra nhà thầu có thể sử dụng khoản tiền được tạm ứng (thường vào cuối năm) sử dụng sai mục đích như mua xe ô tô, trang thiết bị, mua sắm tài sản … hoặc đầu tư vào mục đích khác không phục vụ cho dự án dễ xảy ra thất thoát vốn nếu xảy ra rủi ro. Do đó nảy sinh cơ chế xin cho giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong thương thảo, thỏa thuận tỷ lệ tạm ứng, tạo nên sự bất bình đẳng giữa các nhà thầu. Mặt khác, việc tạm ứng cao làm cho các chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc thu hồi tiền tạm ứng nhưng không triển khai thi công được nên rất khó để thay thế được nhà thầu mới. Trong thời gian qua, nhiều dự án có số dư tạm ứng lớn nên khó khăn trong việc thu hồi tiền tạm ứng, trong khi đó tiến độ thi công chậm.
Hiện Nhà nước cũng chưa có quy định cụ thể để kiểm soát việc tạm ứng vốn với tiến độ thực tế của dự án. Do đó, nhiều dự án đầu tư đã được tạm ứng vốn nhưng tiến độ thi công lại chậm trễ, dễ gây thất thoát vốn đầu tư mà nguyên
nhân là do tiến độ giải phóng mặt bằng còn chậm. Vốn của Nhà nước bị sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với vốn đầu tư của Nhà nước. Điều này cũng là một trong những vướng mắc của khâu kiểm soát thanh toán vốn tạm ứng.
b. Kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành
Quy trình kiểm soát khối lượng hoàn thành được thực hiện theo Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/03/2016 của Bộ Tài chính, các bước tiến hành nhận và trả kết quả cho chủ đầu tư được thực hiện theo quy trình giao dịch một cửa. KBNN Cao Lộc cũng niêm yết và hướng dẫn công khai cho chủ đầu tư về hồ sơ, chứng từ, thủ tục thanh toán, đặc biệt là tài liệu chứng thực khối lượng công việc hoàn thành.
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo KBNN Cao Lộc)