5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Đối với Nhà nước, Bộ Tài chính
Một là, Nhà nước cần phải xây dựng và ban hành đồng bộ các văn bản
dưới luật trong lĩnh vực NSNN phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và xu hướng phát triển trong thời gian tới để tạo hành lang pháp lý cho công tác kiểm soát chi NSNN hoạt động một cách hiệu quả. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia kiểm soát chi NSNN.
Hai là, Ban hành chế tài xử phạt vi phạm quy định về chi NSNN đối với
các đơn vị sử dụng ngân sách và thủ tục kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước. Xây dựng cơ chế kiểm soát chi mua sắm tài sản công theo phương thức mua sắm tập trung nhằm hạn chế sự thất thoát trong sử dụng NSNN.
Ba là, Đề nghị Bộ Tài chính hoàn thiện các chế độ, tiêu chuẩn, định mức
chi đầu tư XDCB kịp thời sát thực tế, phù hợp với từng địa phương, từng giai đoạn cụ thể. Hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi đầu tư XDCB là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ dự toán và thực hiện kiểm soát chi và kiểm soát cam kết chi đầu tư XDCB. Tuy nhiên cho đến nay các tiêu chuẩn, định mức còn nhiều bất cập. Do đó, trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc xây dựng, cập nhật, hoàn thiện các định mức và tiêu chuẩn chi tiêu từ NSNN.
Bốn là, Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB theo hướng thống nhất giữa vốn trong nước và vốn ngoài nước, đồng thời cần sớm sửa đổi, bổ sung quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB khi Luật, Nghị định về đầu tư có sự thay đổi tránh trường hợp chậm trễ gây khó khăn trong quá trình kiểm soát chi đầu tư XDC B từ NSNN của hệ thống KBNN. Bên cạnh đó cần quy định cụ thể đối với các dự án có tổng
hình thức thanh toán trước kiểm soát sau của từng lần thanh toán (đối với dự án, hợp đồng thanh toán nhiều lần) nhằm hạn chế những sai sót, rủi ro trong thanh toán.