Giải pháp để triển khai thực hiện kiểm soát cam kết chi đầu tư xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước cao lộc lạng sơn (Trang 110 - 115)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

4.2.5. Giải pháp để triển khai thực hiện kiểm soát cam kết chi đầu tư xây

dựng cơ bản

Những lợi ích khi thực hiện kiểm soát cam kết chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN:

+ Thực hiện kiểm soát cam kết chi sẽ hỗ trợ việc kiểm soát chi tiêu ngân sách của các đơn vị sử dụng NSNN, ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong TTVĐT xây dựng cơ bản, làm lành mạnh hoá và tăng cường công tác quản lý tài chính - ngân sách.

+ Thông qua việc thực hiện quản lý cam kết chi, đặc biệt là quản lý các hợp đồng nhiều năm sẽ hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn của cơ quan tài chính các cấp và các Bộ, ngành, địa phương. Quản lý cam kết chi cho phép theo dõi và quản lý các hợp đồng nhiều năm theo một số thông tin chủ yếu như: tổng giá trị hợp đồng, giá trị hợp đồng đã thực hiện cam kết chi, giá trị hợp đồng đã được thanh toán, giá trị hợp đồng còn phải thanh toán,... Các nhà quản lý cần phải chú ý đến các thông tin này khi tiến hành xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.

+ Kiểm soát cam kết chi cũng góp phần từng bước đưa các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khu vực công vào quản lý tập trung. Thông tin về nhà cung cấp cần phải được quản lý bao gồm: tên nhà cung cấp, mã số nhà cung cấp, tài khoản ngân hàng nhà cung cấp, loại tiền tương ứng với từng tài khoản ngân hàng của nhà cung cấp,... Các thông tin về nhà cung cấp cần phải được khai báo và quản lý trên TABMIS trước khi thực hiện cam kết chi và thanh toán cho nhà cung cấp đó.

+ Thực hiện quản lý, kiểm soát cam kết chi trong TABMIS cũng góp phần làm nâng cao chất lượng dự báo dòng tiền của KBNN, tạo điều kiện cho KBNN tiến hành cải cách công tác quản lý ngân quỹ đảm bảo mục tiêu quản lý ngân quỹ an toàn và hiệu quả.

Để kiểm soát cam kết chi đầu tư XDCB nhanh chóng được triển khai và có hiệu quả thì trước tiên KBNN cần nhanh chóng triển khai TABMIS trên toàn hệ thống, đồng thời do đây là một vấn đề mới, phức tạp và lần đầu áp dụng tại Việt Nam, vì vậy cần việc thực hiện cam kết chi cần tiến hành từng bước và phạm vi thực hiện chỉ tiến hành đối với một số khoản chi lớn và một số trường hợp chưa tiến hành cam kết chi.

Theo thông lệ chung đối với các nước đã tiến hành quản lý và kiểm soát cam kết chi, thì tất cả các khoản chi của NSNN đều phải được quản lý và kiểm soát cam kết chi, kể cả đối với các khoản chi nhỏ lẻ như tiền điện, tiền nước, điện thoại, phí vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, đối với Việt Nam đây là lần đầu tiên triển khai thực hiện quản lý và kiểm soát cam kết chi; đồng thời, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực có thể có khi thực hiện kiểm soát cam kết chi, thì cần phải giới hạn phạm vi kiểm soát cam kết chi theo hướng: Tất cả các khoản chi của NSNN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán (gồm cả dự toán ứng trước), có hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ theo chế độ quy định và có giá trị hợp từ 500 triệu đồng trở lên trong chi đầu tư xây dựng cơ bản thì phải được quản lý, kiểm soát cam kết chi qua KBNN.

Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện của đơn vị và kiểm soát cam kết chi của KBNN, thì cũng cần giới hạn rõ một số khoản chi cụ thể không cần thiết phải thực hiện cam kết chi, cụ thể là:

- Các khoản chi của ngân sách xã: Do đây chủ yếu là những khoản chi nhỏ lẻ; đồng thời, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ tài chính xã cũng hạn chế hơn so với các cấp ngân sách khác, nên không đưa vào diện thực hiện cam kết chi.

- Các khoản chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng: Do đây chủ yếu là những khoản chi có độ mật cao, nên không đưa vào diện thực hiện cam kết chi.

chức quốc tế: Do đây là những khoản chi đương nhiên sẽ phải thực hiện, nên không đưa vào diện thực hiện cam kết chi.

- Các khoản chi từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài theo phương thức tài trợ chương trình, dự án; chi viện trợ trực tiếp: Do đây là những khoản chi thực hiện quản lý, kiểm soát, cấp phát, thanh toán và quyết toán theo các quy định riêng tại các Hiệp định được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ, nên không đưa vào diện thực hiện cam kết chi.

- Các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền của cơ quan tài chính các cấp: Do đây là các khoản chi cho các đối tượng không có quan hệ thường xuyên với NSNN hoặc chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng, nên không đưa vào diện thực hiện cam kết chi.

- Các khoản chi NSNN bằng hiện vật và ngày công lao động: Do đây là những khoản chi mang tính đặc thù, nên không đưa vào diện thực hiện cam kết chi.

4.2.6.Tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra nội bộ KBNN Cao Lộc

Thứ nhất, Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo hướng : + Nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

+ Đảm bảo có đủ quyền lực cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm phát hiện, sử lý kịp thời các dấu hiệu bất thường trong hoạt động KBNN.

- Thứ hai, Thực hiện toàn diện và đồng bộ các phương thức giám sát từ xa, quản lý và kiểm soát rủi ro phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của KBNN, sự phát triển của công nghệ quản lý và đặc biệt là công nghệ thông tin.

Xác định công tác thanh tra, kiểm tra là một công cụ quan trọng trong việc chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tăng cường tiết kiệm, do vậy công tác tự kiểm tra tại mỗi tổ nghiệp vụ nói riêng và KBNN Cao Lộc nói

chung và công tác thanh tra nội ngành cần được chú trọng, tăng cường hơn nữa.

Đối với công tác tự kiểm tra tại KBNN Cao Lộc, giám độc kho bạc huyện phải quan tâm chú trọng đến công tác tự kiểm tra, cụ thể hàng năm phải xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, trong đó chi tiết số lần và thời gian tự kiểm tra thường xuyên cho các bộ phận; đồng thời tổ chức các cuộc tự kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu bất thường trong hoạt động nghiệp vụ. Coi hoạt động tự kiểm tra là một công cụ quan trọng đánh giá chất lượng công tác, việc chấp hành quy định, chế độ quy trình nghiệp vụ đối với cán bộ một cách nghiêm túc.

- Đối với công tác thanh tra nội ngành, thực hiện tốt kế hoạch, đề cương kiểm tra đã được phê duyệt, KBNN Cao Lộc tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ; cung cấp thông tin, tài liệu một cách trung thực, có ý thức và tinh thần cầu thị, sẵn sàng hợp tác với đoàn thanh tra, kiểm tra, khắc phục những tồn tại, sai sót được phát hiện trong kết luận kiểm tra và có biện pháp chấn chỉnh rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội ngành là một trong những biện pháp rất quan trọng bảo đảm sự an toàn ngân quỹ, tài sản Nhà nước do KBNN quản lý.

- Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội ngành đã cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong hoạt động KBNN, phát hiện những sai sót trong việc thực hiện chế độ, chính sách tài chính Nhà nước và của ngành đề ra để có biện pháp giải quyết, khắc phục kịp thời. Đồng thời, thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội ngành phát hiện những vấn đề bất hợp lý trong quy trình nghiệp vụ, qua đó kiến nghị điều chỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

4.2.7. Hiện đại hóa công nghệ trong công tác kiểm soát chi NSNN

Tăng cường áp dụng công nghệ tin học trong hoạt động KBNN đang là yêu cầu bức thiết nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KBNN đến

hoạt động kiểm soát chi NSNN trong giai đoạn 2011- 2020 là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN.

- Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng mục tiêu hiện đại hoá công nghệ thông tin của KBNN; mở rộng các ứng dụng tin học hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN theo hướng tập trung và tích hợp với hệ thống TABMIS; triển khai hệ thống an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin KBNN; thiết lập hệ thống dự phòng khắc phục thảm hoạ tin học.

- Hàng năm tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ, trong đó, đặc biệt quan tâm đến một số yếu tố như: cơ cấu và chất lượng thiết bị công nghệ thông tin; xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị có trọng tâm trọng điểm; dự phòng về trang thiết bị; tăng cường sử dụng các nguồn lực tư vấn phát triển ứng dụng từ bên ngoài theo hướng chuyên nghiệp hoá.

- Tiếp tục nâng cấp và khai thác chương trình quản lý chi đầu tư (ĐTKB- LAN) để có thể kết nối, giao diện được với chương trình TABMIS trong kiểm soát chi đầu tư XDCB được nhanh hơn; Đồng thời, nâng cấp, hoàn thiện chương trình TABMIS sao cho đảm bảo số liệu thanh toán được lũy kế từ khi dự án bắt đầu thanh toán đến khi quyết toán dự án, công trình đưa vào sử dụng. Nếu làm được điều này sẽ khắc phục được nhược điểm hiện nay của chương trình là số liệu thanh toán chỉ lũy kế theo kỳ kế toán.

- Nâng cao chất lượng cán bộ tin học và đội ngũ cán bộ kiểm soát chi NSNN và cán bộ nghiệp vụ KBNN nói chung nhằm sử dụng và khai thác có hiệu quả các chương trình phần mềm phục vụ cho công tác thanh toán, báo cáo và vận hành hệ thống TABMIS, tổng hợp thông tin báo cáo,...

- Mở rộng việc triển khai nối mạng với các cơ quan hữu quan như UBND, thuế, hải quan, tài chính, ngân hàng,... để đảm bảo đối chiếu, theo dõi các số liệu về thu, chi NSNN được kịp thời, chính xác và tiến tới giao dịch

điện tử và phục vụ công tác quản lý điều hành ngân sách của cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước cao lộc lạng sơn (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)