Quá trình lao động nghệ thuật của Lưu Quang Vũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 27)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.2. Quá trình lao động nghệ thuật của Lưu Quang Vũ

1.2.2.1. Thơ

Lưu Quang Vũ là một trong những hiện tượng thơ của thập niên 60 thế kỉ XX. Năm 17 tuổi, khi khoác lên bộ quân phục của binh chủng phòng không không quân. Anh sáng tác rất nhiều thơ. Chùm thơ đầu tay: “Gửi tới các anh,

Lá bưởi lá chanh, Đêm hành quân” được in trên tạp chí Văn nghệ quân đội. Và

sau này cùng với những bài thơ khác được in trong tập thơ “Hương cây” in cùng với Bằng Việt trong tập thơ “Hương cây – Bếp lửa”, khi anh tròn 20 tuổi. Ngay khi đến với bạn đọc Lưu Quang Vũ nhanh chóng chiếm được thiện cảm và đã hiện diện như một hiện tượng thơ trẻ đầy triển vọng lúc bấy giờ.

Trong dòng chung của thơ ca kháng chiến chống Mỹ, Lưu Quang Vũ có một giọng điệu riêng, đã định hình một phong cách rõ nét. Giữa dàn đồng ca của những tiếng thơ cùng thế hệ, thời kì đầu Lưu Quang Vũ đã góp một tiếng thơ sôi nổi, tươi mới, mát lành, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển và đổi mới của thơ ca thời kì này. Tuy nhiên, đã có một thời gian, những tập

thơ của Lưu Quang Vũ được coi là không hợp với thời cuộc, bị coi là lạc điệu, bị đặt sang một bên lề cuộc sống, không được công bố, công nhận. Đến sau này, nó mới được tập hợp và biết tới. Có thể nói, những phần chưa công bố, phần riêng lạc điệu ấy mới chính là con người thật nhất, chân thành và tài hoa, tinh tế nhất của Lưu Quang Vũ, mà bạn đọc ít nhiều còn chưa biết tới.

Chặng đường thơ của Lưu Quang Vũ trải dài từ những năm kháng chiến chống Mỹ đến những năm tháng thời kì đất nước đổi mới và dừng lại khi Lưu Quang Vũ qua đời năm 1988. Không kể đến những vần thơ sáng tác từ thuở thiếu thời, Lưu Quang Vũ được giới văn nghệ cũng như cả nước biết tới với tập thơ đầu tay in chung với Bằng Việt “Hương cây - Bếp lửa” năm 1968. Tiếp sau “Hương cây - Bếp lửa”, Lưu Quang Vũ có “Mây trắng của

đời tôi” (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993) và một số tập thơ đã tương đối

hoàn chỉnh “Cuốn sách xếp lầm trang”, “Cỏ tóc tiên”. Mới đây, năm 2008, cuốn “Di cảo Nhật kí – Thơ” cũng vừa ấn hành. Theo thời gian, mỗi tác phẩm của Lưu Quang Vũ ra đời kéo theo một sự chú ý, không chỉ của bạn đọc mà của giới phê bình nói chung. Nhìn chung, Lưu Quang Vũ nhận được nhiều sự mến mộ và kì vọng của công chúng, độc giả và giới nghiên cứu, phê bình thơ.

Lưu Quang Vũ thơ và đời” do Lưu Khánh Thơ biên soạn được coi là

cuốn sách tổng hợp đầy đủ nhất về thơ Lưu Quang Vũ. Những bài thơ tiêu biểu nhất của Lưu Quang Vũ đã được lưu lại trong đó, cùng với nó là những bài viết của những người thân, những bạn thơ cùng thế hệ, những đồng nghiệp cũng như gia đình Lưu Quang Vũ. Phần đời của Lưu Quang Vũ cũng được chú ý và giới thiệu với bạn đọc hầu hết những chặng đường gian nan của Lưu Quang Vũ.

Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật” cũng của Lưu

Khánh Thơ chủ biên, xuất bản năm 2000, ra đời nhân dịp Lưu Quang Vũ được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đã giới thiệu những bài viết của

Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Vũ Quần Phương, Phạm Xuân Nguyên, Anh Ngọc, Hoàng Sơn… cho thấy đánh giá của giới phê bình về Lưu Quang Vũ từ rất nhiều góc độ.

Cuốn “Đối thoại Tình yêu Xuân Quỳnh Lưu Quang Vũ”, ấn hành năm 2007, tuyển lựa những bài thơ đặc sắc nhất của cả Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ, những bài viết của giới phê bình về thơ của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, và cả những bức thư thấm đẫm ân tình của hai người, đã tạo nên một thế đối thoại rất thú vị, như là Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ đã đối thoại với nhau qua những trang thơ, và cùng nhau đối thoại với bạn đọc, với cuộc đời. Năm 2008, kỉ niệm 20 năm ngày mất của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, cuốn “Di

cảo Nhật kí – thơ” của Lưu Quang Vũ đã được Lưu Khánh Thơ biên soạn,

công bố một phần lớn những tác phẩm, cũng như bút tích của anh trong toàn bộ khối lượng Di cảo đồ sộ. Trong cuốn sách này, có một phần lớn thời lượng dành để đăng tải những trang nhật kí của Lưu Quang Vũ của một thời “hoa phượng” và những ngày tháng chuẩn bị “lên đường”.

Đáng chú ý là 34 bài thơ “Những bông hoa không chết”, là phần thơ viết trong khoảng 5 năm (1971 – 1975), một thời kì “gian khó, cô đơn đến cùng cực” của Lưu Quang Vũ mà ít người biết tới. Những bài thơ này khi ra đời, bản thân nó đã tự tách thành một dòng riêng, không thực sự hợp với những đòi hỏi của sách báo ngày đó nên không được in ấn, xuất bản. Chính những bài thơ này, gợi mở một diện mạo thơ khác của Lưu Quang Vũ, đắm đuối, buồn đau, khốc liệt, một Lưu Quang Vũ “tha thiết muốn vượt lên trên

nỗi mệt mỏi, hoài nghi để yêu thương, để sống và viết”.

1.2.2.2. Kịch

Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, có những đóng góp to lớn cho nền sân khấu nước nhà. Với khả năng sáng tạo phi thường, trong gần 10 năm, Lưu Quang Vũ đã viết được gần 50 kịch bản

và hầu hết trong số đó đều đã được dàn dựng. Ngay khi ra đời, các vở kịch của ông đã nhanh chóng được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Cho đến nay, sau một độ lùi thời gian cần thiết, nhiều vở kịch của ông vẫn có sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng. Lưu Quang Vũ có được thành công đó là bởi những sáng tác của ông không chỉ đáp ứng được nhu cầu của công chúng đương thời mà còn đề cập đến những vấn đề của muôn đời. Những sáng tác đó đã khẳng định được giá trị nội dung và nghệ thuật của mình qua phép thử thời gian.

Sức sáng tạo của Lưu Quang Vũ bắt đầu từ vở kịch đầu tay Sống mãi

tuổi 17 (1979), vở diễn ra mắt của Nhà hát Tuổi trẻ và lần đầu tiên tham gia

hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc đạt giải nhất. Với vở diễn này, giới sân khấu đánh giá Lưu Quang Vũ là một gương mặt mới, đáng chú ý. Sau cái chết đột ngột của cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ lập tức bắt tay vào hoàn thiện kịch bản chèo Nàng Sita và được đoàn chèo Hà Nội dàn dựng, sau đó vở diễn được hơn 30 đoàn nghệ thuật trong cả nước dựng lại với đủ các thể loại như: kịch nói, cải lương, dân ca, chèo. Với vở kịch này Lưu Quang Vũ đã tạo được tiếng vang lớn trong làng sân khấu của cả nước. Nhưng phải đến năm 1984, Lưu Quang Vũ sáng tác 15 vở kịch, hội diễn sân khấu toàn quốc 1985 có tới 8 vở tham gia hội diễn thì 6 vở đạt Huy chương vàng, 2 vở đạt Huy chương bạc, báo chí gọi ông là cây bút vàng của kịch trường Việt Nam. Ba năm cuối đời sức sáng tạo của Lưu Quang Vũ thật phi thường khi ông hoàn thành tiếp hơn hai mươi vở kịch. Trong vòng mười năm ngắn ngủi của cuộc đời, Lưu Quang Vũ đã để lại hơn 50 vở kịch và ông đã trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu Việt Nam. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong Tạp chí Tia sáng, số 5, 1996 khi nói về các vở kịch của Lưu Quang Vũ khai thác mô típ truyện dân gian có nhận xét : “Không ai bằng Vũ trong biệt tài làm nêu cái muôn thuở trong cái đời thường, biến cổ tích, huyền

thoại thành truyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để khẳng định cái cao quý ”.

Lưu Khánh Thơ trong bài viết “Đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền văn học kịch Việt Nam” cũng đánh giá cao về tiếng nói tiên phong trong kịch của Lưu Quang Vũ “Kịch của Lưu Quang Vũ là tiếng nói trẻ trung, dũng cảm trong phong trào đổi mới ở nước ta. Đó là kết quả của nhiệt tâm, sức lực, sự hiểu biết cuộc sống của người nghệ sĩ đồng thời cũng là kết quả của một tình yêu của lòng say mê và khát vọng nghệ thuật”

Có thể khẳng định, Lưu Quang Vũ là một tài năng lao động nghệ thuật, sức sáng tạo đặc biệt “một Molie ở Việt Nam”, đề tài kịch của Lưu Quang Vũ rất đa dạng đặc biệt bắt nhịp với cuộc sống mới, chất lượng kịch của Lưu Quang Vũ hấp dẫn lôi cuốn ở cách tổ chức xung đột kịch, ở ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhìn vào thực tế có thể thấy rằng chưa có một tác giả viết kịch bản nào có thể thay thế được vị trí của nhà văn Lưu Quang Vũ. Ông là một tác giả có công lao đóng góp lớn cho một thập niên sân khấu có nhiều thành tựu đặc sắc. Các vở kịch của ông góp phần nâng cao chất lượng sân khấu cả nước vào thời kì xã hội nhiều biến động và đang còn chồng chất khó khăn. Những vở kịch của Lưu Quang Vũ khi được trình diễn đã đem đến cho đời sống tinh thần văn hóa của nhân dân cả nước một bầu không khí phấn chấn, tin tưởng, cởi mở, dân chủ. Các vở kịch của ông chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau như lịch sử, huyền thoại, triết học, báo chí, khoa học… Tất cả đã trở thành chất liệu văn chương và nguồn sáng tạo trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ. Hơn nữa với sự nỗ lực của nhà văn trong quá trình sáng tác là tiếp tục tinh thần phê phán, khơi sâu các vấn đề xã hội, thế sự, đời tư, Lưu Quang Vũ đã phát hiện những mặt trái của của nhân sinh xã hội với tinh thần tự vấn, phản biện đối thoại với tinh thần dân chủ cởi mở. Nhà văn luôn khát khao thay đổi, vươn tới giá trị sống cao đẹp của con người,

luôn hướng tới sự hòa nhập với thế giới hiện đại và tinh thần dân chủ thực sự. Chính bởi lẽ đó mà các sáng tác của ông mang tư tưởng cách tân mới mẻ, táo bạo, nhận được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu và sự hưởng ứng của độc giả, đặc biệt là khán giả xem kịch của ông. 30 năm đã đi qua, những tác phẩm của Lưu Quang Vũ vẫn đầy sức sống trên sân khấu kịch và trong lòng người xem bởi nó vẫn còn nguyên tính thời đại, khi thể hiện tâm tư nguyện vọng, trăn trở về cuộc sống. Xem kịch của ông, người ta vẫn thấy đâu đây trong xã hội này những con người, những câu chuyện, tính cách, những biến cố và cách xử lý vấn đề đang hiện hữu, cũng như giúp công chúng hôm nay nhìn lại tầm vóc của một tác giả đã góp sức đưa nền sân khấu Việt Nam đạt đến một đỉnh cao mà cho đến nay nhiều người vẫn còn mơ ước.

1.2.2.3. Truyện ngắn

Nói đến sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ, không thể không nói đến truyện ngắn, một thể tài góp phần làm đầy đặn hơn chân dung văn học của Lưu Quang Vũ đồng thời cho thấy một khía cạnh khác của tài năng sáng tạo nơi ông.

Các tập truyện ngắn tiêu biểu của Lưu Quang Vũ gồm : Người kép

đóng hổ, Mùa hè đang đến, Một vùng mặt trận, sau này là tuyển tập 15

truyện ngắn Lưu Quang Vũ và tuyển tập những bài khắc họa chân dung các

nghệ sĩ sân khấu tập hợp trong cuốn Diễn viên và sân khấu đều được giới chuyên môn và độc giả thời kỳ đó yêu thích và đánh giá khá cao. Văn xuôi Lưu Quang Vũ là “cầu nối giữa thơ và kịch”. Văn xuôi của ông trước hết mang màu sắc trữ tình, thuộc loại hình văn xuôi trữ tình. Các truyện ngắn của ông thường viết về đời sống xung quanh, về những dằn vặt, hạnh phúc, những khoảnh khắc đáng nhớ của một đời người, những trăn trở, hồi ức, kỷ niệm, những sự vỡ lẽ, nhận thức,… nhiều khi với người khác chỉ là nhỏ nhặt. Đó là tiếng nói của những người thường gặp, không to tát, không

lên gân, ai cũng có thể tìm thấy chút riêng của mình trong đó. Cái làm nên sự sâu sắc, sức sống, tính thời đại trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ cũng như được phát huy một cách triệt để và mang lại nhiều thành công cho kịch của ông trong giai đoạn sau chính là chất triết lý, chiêm nghiệm. Các câu chuyện không đao to búa lớn, không có cốt truyện quá gay cấn, xung đột quá căng thẳng mà đi vào hiện thực bình thường của cuộc sống đời thường, nhẹ nhàng đan xen giữa hiện thực và chất thơ, uyển chuyển, tinh tế trong khả năng diễn đạt một cách sâu sắc thế giới nội tâm của con người, dẫn dắt người ta bị cuốn hút, say sưa trong đó. Bên cạnh loại truyện ngắn mang đậm cảm xúc trữ tình, Lưu Quang Vũ còn có thêm các kiểu truyện khác: truyện về tính cách và số phận ẩn chứa nhiều suy tư và triết lý. Các vấn đề của hiện thực, của xã hội và đời sống được thể hiện thông qua tâm trạng và cảm xúc chủ quan trở nên dễ đi vào lòng người và nhận được sự đồng cảm.

Với những chất liệu của đời sống thường ngày, Lưu Quang Vũ đã tìm ra những điều có ý nghĩa trong truyện ngắn của mình. Sau mỗi câu chuyện người đọc tìm thấy một niềm tin, một thoáng cười vui, một chút ngậm ngùi xa xót, một sự quý trọng nâng niu từng chút tốt đẹp trong cuộc đời, trong mỗi con người, làm giàu có và phong phú thêm cho đời sống tâm hồn mình, rồi ra nó sẽ trở thành chất liệu kịch bản của Lưu Quang Vũ sau này.

Hơn hai mươi năm trôi qua, đọc lại truyện ngắn Lưu Quang Vũ, càng đọc càng thấy được sự chín tới của một phong cách sớm ổn định, thiên về trữ tình. Truyện ngắn Lưu Quang Vũ đi từ tài hoa của thời Hương cây (Thị trấn

ven sông, Một chuyện sớm mùa thu...) đến một chỉnh thể truyện ngắn đa tầng

nghĩa (Anh Thình, Anh Y, Mùa hè đang đến...). Là người không chỉ “mê thơ” mà còn “mê truyện ngắn”, hai thể loại này đã chi phối cảm hứng sáng tạo và bút pháp thể hiện của Lưu Quang Vũ. Khi “không thể nói hết được bằng thơ,

hổ, Mùa hè đang đến, và sau này là Tuyển tập 15 truyện ngắn, Lưu Quang Vũ đã chứng tỏ tài năng và bản lĩnh sáng tạo không chỉ ở truyện ngắn mà ở các lĩnh vực khác như kịch bản văn học, chân dung diễn viên và thơ. Trong cảm quan nghệ thuật của Lưu Quang Vũ, các thể loại này đã xâm thực và bồi đắp nên một Lưu Quang Vũ đa tài, là chủ sở hữu một gia tài văn chương đã đi vào đời sống tinh thần của dân tộc với những tác phẩm còn mãi với thời gian.

Tiểu kết

Có thể nhận thấy, giao thoa thể loại là sự thâm nhập, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai hay nhiều thể loại của một hoặc nhiều hệ thống thể loại khác nhau nhằm tạo nên sự vận động và phát triển của cấu trúc thể loại văn học. Hiện tượng giao thoa thể loại giữa thơ và văn xuôi hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới trong lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học. Trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ cũng đã diễn ra một cuộc xâm lăng của thơ ca vào văn xuôi, khiến cho các truyện ngắn của ông mang những nét trữ tình gần với thơ, trở thành phong cách độc đáo mà không hề trùng lặp với các tác giả khác.

CHƯƠNG 2

SỰ GIAO THOA GIỮA THƠ VÀ VĂN XUÔI TRONG TRUYỆN NGẮN LƯU QUANG VŨ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1. Từ những cảm xúc đậm chất thơ

Truyện ngắn của Lưu Quang Vũ về cơ bản vẫn mang những đặc điểm của một tác phẩm tự sự nhưng lại bao gồm những đoạn mang tính chất trữ tình, những suy nghĩ nội tâm giàu giá trị biểu cảm. Trên nền móng cấu trúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)