Tính chất phi cốt truyện hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 61 - 68)

1.1 .Giới thuyết khái niệm

3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

3.1.1. Tính chất phi cốt truyện hóa

Mỗi tác phẩm văn học là một hiện tượng thẩm mĩ có tính chỉnh thể và toàn vẹn. Để tạo nên tính chỉnh thể, toàn vẹn đó, kết cấu là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất. Kết cấu vừa giúp nhà văn chuyển tải thông điệp đến người đọc theo đúng ý tưởng và chiến lược của mình, vừa cho thấy trình độ của họ trong việc triển khai và tổ chức tác phẩm. Ở một phạm vi lớn hơn, quan sát kết cấu của một hệ thống tác phẩm trong một giai đoạn nhất định sẽ cho ta thấy được phần nào lí tưởng thẩm mĩ, quan niệm sáng tác của nhà văn và cả thị hiếu của độc giả thời đại đó cũng như sự vận động của các thể loại trong lịch sử văn học.

Trong lí luận văn học, kết cấu là một trong những thuật ngữ đặc biệt quan trọng và hấp dẫn các nhà nghiên cứu bởi nội hàm phức tạp, ngoại diên rộng lớn và sự thể hiện cụ thể vô cùng sinh động trong thực tế sáng tác. Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa: “Thuật ngữ chỉ sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật - tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài gọi là kết cấu. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và

phối thuộc chúng với tư tưởng” [25]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, kết

cấu được quan niệm là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”, thuật ngữ này được phân biệt với khái niệm bố cục, nó không chỉ là bố cục tác phẩm, mà còn bao gồm cả sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm.

Hầu hết các công trình nghiên cứu hiện đại đều khẳng định vai trò quan trọng của kết cấu trong tác phẩm văn học. Riêng đối với truyện ngắn, một thể loại tự sự mà yêu cầu về sự ngắn gọn, hàm súc được đặc biệt đề cao, thì sự hấp dẫn và chất lượng nghệ thuật của tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào kết cấu. Truyện ngắn, với dung lượng nhỏ, đòi hỏi người viết phải chưng cất, dồn nén hiện thực và bố trí, sắp xếp các thành phần, các yếu tố thuộc về chất liệu vừa khoa học vừa có tính nghệ thuật cao nhất.

Có thể khẳng định sự phong phú và đa dạng về phương thức kết cấu trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 với rất nhiều tìm tòi, sáng tạo, thể nghiệm của các tác giả, ở từng tác phẩm. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nổi lên một số phương thức như kết cấu theo logic nhân quả (câu chuyện được kể từ nguyên nhân đến hệ quả), bao gồm logic sự kiện và logic tâm lí; kết cấu đa tầng bậc (tác phẩm được tạo nên bởi nhiều tầng câu chuyện khác nhau); kết cấu lắp ghép (câu chuyện là sự lắp ghép các mảnh sự kiện, biến cố, dòng tâm lí ở những thời điểm và không gian khác nhau); kết cấu liên hoàn (nhiều chuyện có nội dung liên hoàn với nhau).

Với phương thức lắp ghép, trong một truyện, tác giả tái hiện những sự kiện ở những thời điểm, những không gian khác nhau, mỗi sự kiện vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hệ với nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau để tạo nên tính chỉnh thể, thống nhất cho tác phẩm. Giữa các đơn vị truyện đó không có quan hệ nhân quả - với nghĩa điều được kể trước sẽ dẫn đến điều được kể sau, giữa chúng có thể diễn ra sự ngắt quãng, đứt gãy về thời gian và sự gián cách, dịch chuyển về không gian. Người kể chuyện (hiển hiện hoặc hàm ẩn) là người xâu chuỗi những tình tiết, sự kiện phi tuyến tính, phi nhân quả đó, kể lại cho độc giả theo một mạch liên kết, một dụng ý nào đó mà thường khi đọc xong tác phẩm, người đọc mới lí giải, tổng kết được.

Từ điển văn học ( bộ mới) giải thích cốt truyện “là một phương diện của lĩnh vực nghệ thuật, nó chỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm. Tính truyện (có cốt truyện) là một phẩm chất có giá trị quan trọng của văn học, sân khấu, điện ảnh và các nghệ thuật cùng loại. Trong các thể loại văn học, cốt truyện là thành phần quan trọng thiết yếu của tự sự và kịch nhưng thường không có mặt trong tác phẩm trữ tình” [25,tr.324].

Cốt truyện, theo cách hiểu truyền thống, là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống, và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ tư tưởng và chủ đề tác phẩm. Không có quan hệ nhân quả, không theo trật tự thời gian, từng mảnh đời nhân vật bị chia cắt ra, bị phân tán vào ký ức lộn xộn, chắp nối và rời rạc của nhân vật chính. Cốt truyện là một bức tranh lắp ghép mà các mảnh vỡ bị đảo lộn lên, bị tung ra, lật nhào toàn bộ thứ tự, vị trí ban đầu của nó. Đến đây, có cảm giác như văn học đã gần với các thủ pháp cắt xén, lắp ghép hình ảnh trong điện ảnh.

Như vậy, hệ thống sự kiện là yếu tố cốt lõi của cốt truyện. Sự kiện là những biến đổi, những sự việc có ảnh hưởng nhất định đến nhân vật, tính cách và các mối quan hệ của chúng trong tác phẩm. Quan hệ chính giữa các sự kiện hình thành nên cốt truyện là quan hệ nhân quả. Theo tính logic của nó, sự kiện B ra đời là do "đã có" sự kiện A và sự có mặt hiện tại của sự kiện B là "để có" sự kiện C nào đó. Chuỗi sự kiện cứ thế nối tiếp nhau làm nên trục vận động chính của cốt truyện, liên kết các yếu tố rời rạc trong tác phẩm thành một quá trình phát triển mạch lạc, hợp lý. Quan hệ nhân quả này được các nhà cấu trúc thâu tóm lại trong một mệnh đề ngắn gọn: "sau cái này tức là do nguyên nhân

của cái này” (post hoc, orgo protes hoc) Như thế giả thiết đặt ra là những biến đổi của quan hệ nhân quả trong hệ thống sự kiện như tính chặt chẽ hay lỏng lẻo, sự tồn tại hay mất đi của nó đều có tác động đến cốt truyện.

Trong truyện ngắn của mình, Lưu Quang Vũ đã giải phóng cốt truyện bằng cách hướng ngòi bút của mình vào đời sống tinh thần với những thăng trầm trong cảm xúc của nhân vật, khiến cho cốt truyện mờ nhạt, giản đơn.

Có thể nói kiểu truyện phi cốt truyện là một phương tiện hữu hiệu để nhà văn đi sâu vào thế giới bên trong của con người và phô diễn một cách thành thực những cảm giác rất đỗi mong manh của nhân vật. Bởi vậy nhiều truyện ngắn của Lưu Quang Vũ đẹp như một bài thơ trữ tình , đem đến cho người đọc những rung cảm trong lành, mát dịu. Bên cạnh đó Lưu Quang Vũ cũng không hoàn toàn chối bỏ các biến cố, sự kiện, xung đột, hành động. Nhà văn rất chú ý đến những hành động, sự kiện khi chúng có thể trở thành những tình huống khơi mở những trạng thái sống mơ hồ của con người. Yếu tố nghệ thuật này đã phát huy được hiệu quả nghệ thuật trong rất nhiều truyện ngắn của Lưu Quang Vũ.

Ở truyện ngắn Lưu Quang Vũ, chúng tôi nhận thấy hiện tượng phân rã cốt truyện. Đây cũng là một đặc điểm của truyện ngắn đương đại, gắn liền với quá trình yếu dần đi vai trò cốt truyện truyền thống. Nếu như trong văn học giai đoạn 1945-1975, với lối kết cấu sự kiện đơn tuyến, cốt truyện có một vị trí quan trọng tạo thành một cái khung cố định, sắp xếp tổ chức chuỗi sự kiện mạch lạc và chặt chẽ thì với xu hướng kết cấu tâm lý trong văn xuôi sau 1986, cốt truyện bị đẩy xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ cho những dòng chảy bất định của tâm trạng con người.

Thị trấn ven sông là câu chuyện kể về dòng kí ức của nhân vật tôi về thị

sống, làm việc và chiến đấu ở nơi đây. Những sự kiện và biến cố trong truyện cực kì ít ỏi :

1. Ký ức về vùng đất ven sông.

2. Nhân vật tôi trở về thị trấn khi hay tin mẹ ốm.

3. Cuộc gặp gỡ với anh kiến trúc sư tên Lâm.

4. Kế hoạch và công tác chuẩn bị xây nhà cho thị trấn.

5. Cuộc gặp gỡ với cô thợ nề tên Thọ.

6. Ngôi nhà của thị trấn đã hoàn thiện và đi vào hoạt động.

7. Cuộc trò truyện với Thọ và những tình cảm, rung động đầu đời.

8. Thọ rời khỏi thị trấn.

9. Nhân vật tôi lên thành phố để học.

10. Nhân vật tôi lên đường nhập ngũ mang theo kí ức về Thọ.

11. Những ngày trở về thị trấn, nhớ về Thọ, nhớ kỉ niệm nơi đây.

12. Nhân vật tôi gặp lại Lâm.

13. Nhân vật tôi trở về thăm nhà, nhớ lại những ngày sống bên gia đình.

14. Chia tay nhân vật Lâm trở lại trận địa.

Trong số 14 sự kiện nêu trên thì có tới 4 sự kiện ( 1,10, 11,13) thuộc về dòng kí ức, kỉ niệm. Tự sự không diễn ra theo trình tự thời gian và nhân quả mà bị phân tán bởi những dòng kí ức xen lẫn trong tâm trí của nhân vật. Dựa vào những chỉ dẫn được tác giả phân tán trong văn bản, dựa vào kí ức của nhân vật, người đọc có thể xâu chuỗi để tạo dựng những thông tin cần thiết về các nhân vật. Còn các sự việc như nhân vật tôi trở về thị trấn, gặp gỡ anh Lâm, lên Hà Nội nhập học, lên đường nhập ngũ...đóng vai trò như một tác

nhân đưa nhân vật trở về miền kí ức, hoặc kích thích dòng tâm tưởng, suy tưởng của nhân vật.

Hay ở truyện Một truyện ở biên giới, xoay quanh một ngày anh công an Đinh Viết Thông áp giải ba phạm nhân từ trại cải tạo ra khu rừng làm việc. Những sự kiện xoay quanh một ngày làm việc với nhiều kí ức, kỉ niệm của mỗi nhân vật:

1. Trung sĩ công an Đinh Viết Thông áp giải ba phạm nhân đi làm việc.

2. Thông nhớ về quê, về những ngày cha mẹ bị bom Mỹ giết hại.

3. Câu chuyện về cuộc đời lão Tạ .

4. Câu chuyện về phạm nhân Mịch.

5. Câu chuyện về phạm nhân Kính.

6. Kính nhớ về những ngày mình bị bắt và cảnh tượng tại phiên tòa.

7. Kính háo hức khi chuẩn bị được trở về hòa nhập với cuộc sống.

8. Thông và ba phạm nhân đối mặt với quân Trung Quốc.

9. Thông ra lệnh cho ba phạm nhân trở về trại báo tình hình.

10. Ba phạm nhân trở lại cùng Thông chiến đấu với quân Trung Quốc.

11. Ba phạm nhân nghĩ đến cái chết, nghĩ về cuộc sống ngày ra tù.

12. Thông và ba phạm nhân hi sinh.

Ở câu chuyện này, các mảnh kí ức về cuộc đời mỗi con người đều được tái hiện. Những sự kiện như rời rạc, không theo một tiến trình về thời gian hay không gian nhưng vẫn giúp cho người đọc có sự xâu chuỗi về thông tin, cuộc đời của các nhân vật. Đây chính là điểm đặc biệt và tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

Không chỉ có hiện tượng phân rã cốt truyện, nhiều truyện ngắn của Lưu Quang Vũ dường như không có cốt truyện, điều làm nên sự hấp dẫn ở đây chính là những biến động trong tâm lý nhân vật. Trong những truyện ngắn này, ông tập trung vào những sự việc thông thường, tưởng chừng như vụn vặt, dung dị không đáng nói, nhắc đến chỉ là cái cớ để đánh thức những cảm xúc, suy tư đọng trong cõi lòng sâu thẳm. Truyện ngắn Một đêm của giáo sư

Tường từ việc kể về cái -chết của một bệnh nhân – một anh cán bộ giáo dục

người Quảng Nam đã khiến giáo sư Tường không khỏi trăn trở suy nghĩ về nghề nghiệp, về sự sinh tử cũng như về những con người trong cuộc sống. “Đã bốn mươi năm trong nghề, đã là một nhà y học có những thành tựu nổi tiếng thế giới, đã cứu sống biết bao bệnh nhân và cũng đã nhiều lần chứng kiến cái chết, nhưng lần nào cũng vậy, trước cái chết không tránh khỏi của bệnh nhân, ông Tường vẫn cứ tự day dứt, dằn vặt...Không, người ta không hề quen được với sự tàn khốc của cái chết, cũng như người ta luôn ngạc nhiên

trước sự bí ẩn của đời sống...”[17,tr.75]. Trái tim nhân ái, lòng yêu nghề, yêu

cái chính nghĩa đã khiến cho ông không thể làm ngơ trước những bệnh tình mà bệnh nhân đang phải chịu dựng nhưng có lẽ căn bệnh nguy hiểm vô hình đang giết chết con người khi họ đang sống đó là căn bệnh tinh thần “ Sự hoài nghi, bất lực – đó là chứng bệnh ung thư của tinh thần. Cần phải biết vượt lên hoàn cảnh và giới hạn của bản thân, trong y học cũng vậy, trong cuộc đời cũng vậy. Đó thực sự là cuộc chiến đấu và không còn con đường nào khác :

muốn không thua chỉ có cách là chiến thắng” [17; tr.89]. Đây chính là sự bay

lên, sự thăng hoa trong tâm hồn con người, biết vượt lên những cái tầm thường của cuộc sống để cống hiến và sống có ích.

Những truyện ngắn không có cốt truyện, nhẹ nhàng, giàu chất thơ cho thấy năng lực thẩm mỹ tinh tế, biết vượt ra khỏi sự trói buộc của đề tài để làm vang dậy tiếng nói riêng của tâm hồn nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)