Giọng trăn trở, suy tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 79 - 81)

7. Đóng góp của luận văn

3.3.2. Giọng trăn trở, suy tư

Bên cạnh giọng trữ tình, tha thiết, trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ, ta dễ bắt gặp giọng điệu trăn trở, suy tư. Ở bài viết “Văn xuôi Lưu Quang Vũ – cầu nối giữa thơ và kịch”, tác giả Phong Lê đã nhận xét “ Cái hồn thơ ấy chưa hẳn đã rời chúng ta, nhưng có thưa thoáng đi trong những năm bảy mươi, như sau này ta đã biết rõ, đó là những năm tháng vất vả và lận đận của đời Vũ. Từ đời lính trở lại đời thường, Vũ đã gặp bao khó khăn trong sự mưu sinh, trong sinh hoạt gia đình và lập nghiệp. Cuối bảy mươi, Vũ viết dồn, và đợt này không phải thơ, cũng không phải văn xuôi mang chất thơ. Chàng trai mẫn cảm vừa rời quân phục ấy, đáng quý biết bao, lại cũng sớm tâm huyết với những trang về sự hi sinh của nhân dân và người lính trên biên giới. Tôi không đánh gía cao hiệu quả nghệ thuật của những truyện này, như “ Trang viết đầu tay, Người đưa thư, Một chuyện ở biên giới...” mà đánh giá cao ý thức chính trị ở Vũ, một ý thức hồn nhiên, nó là sản phẩm của tuổi trẻ biết tự giác gắn với số phận cá nhân với nhân dân và đất nước. Sau nhiều lần va vấp, đụng chạm với đời, dẫu không phải lớn, nhưng có thể làm mòn đi sự tin yêu, thế mà Vũ vẫn có được sự trăn trở và thiết tha với những gì mình đã thành thiêng liêng, và với cả cuộc đời rộng lớn... Rồi cùng với những trang về biên giới, Vũ nhanh chóng trở lại đời thường với biết bao trăn trở, suy tư trong một cảm hứng mới – cảm hứng công dân và trách nhiệm...”[28]

Ở truyện Con người nhũn nhặn, người đọc như nhận ra ngay giọng điệu trăn trở đầy ẩn ý về cách sống, cách ứng xử đáng báo động của con người trong từng câu văn. Bân hiện lên là một con người nhũn nhặn bởi “ Anh không bao giờ làm mất lòng ai vì không bao giờ anh cãi lại ai, anh đồng ý với tất cả những điều ta nói, mặc dù lúc khác có người nói ngược lại ý kiến của ta thì anh ta cũng đồng ý luôn. Mà ta – cũng như mọi người đời, kể cả những người bản lĩnh – thường có một thói tật, tuy không hay lắm nhưng ngẫm ra

cũng chính đáng, đó là ta chẳng mấy vui vẻ khi có người phản bác lại ý kiến mình, cho mình là sai, là kém… Ta luôn thấy lòng khoan khoái thú vị khi có một người nhiệt thành tán đồng ta, khen ngợi ta. Con người tuyệt vời đó chính

là anh Bân. Anh sinh ra để đồng ý với người khác, để làm người khác vừa

lòng…” [17,tr.59]. Cuộc sống của anh như thế tưởng chừng là yên phận

nhưng cuối cùng anh vẫn không tránh khỏi được thị phi, kiện tụng và chính sự an phận lâu nay đã khiến anh trở nên nhạt nhẽo, vô tích sự.

Hay ở truyện Anh Y ta thấy một kiểu người luôn cho mình biết tuốt nhưng thực chất lại là một kẻ vô tích sự, không nghề nghiệp cố định “ Sắp cuối cuộc đời rồi, anh vẫn chẳng làm được gì, chẳng có một thành quả nào, hầu như không có nghề ngỗng gì, trước sau anh vẫn chỉ là một người vô tích sự ? Anh vất vả quá ! Anh lại sắp sang một cơ quan mới. Ở đó, anh định sống thế nào? Chắc ở nơi ấy, sẽ vẫn có những người phục anh, nể anh, nhưng rồi anh sẽ ra sao, bởi cuộc sống hôm nay sẽ càng hiếm chỗ cho những người như

anh”[18;tr.187]. Ở đây, tác giả đã nêu ra một thực trạng đang tồn tại trong xã

hội đó chính là những người chỉ mang mác học thức nhưng bên trong lại rỗng tếch, nhạt nhẽo đến vô vị bởi họ chẳng làm cho xã hội đi lên. Câu chuyện nêu ra có chút hài hước nhưng bên trong chính là nỗi lòng, sự trăn trở không nguôi, những lo lắng cho những bước đi tương lai của xã hội của chính tác giả. Ông đã không ngần ngại chỉ ra những cách sống vô vị, tầm gửi của một lớp người thời bấy giờ và cảnh báo những căn bệnh tinh thần đang hoành hành, sinh sôi làm cản trở bước tiến của xã hội.

Qua đây, ta có thể thấy với sự trải đời của mình, bức tranh cuộc sống qua ngòi bút của tác gỉa Lưu Quang Vũ đã được tái hiện chân thực hơn, giọng điệu trong câu chữ cũng theo đó mà triết lí, trăn trở nhiều hơn. Đúng như nhận xét của tác giả Phong Lê “Cuộc sống không còn là màn sương lung linh hấp dẫn mà đã có phần mờ đục, bảng màu không còn chỉ một màu hồng trong

suốt mà đã có sự đối chọi đen-trắng, tình đời đã thấy nhạt bớt đi những nỗi lo chung mà gia tăng cái vị riêng tư… truyện của Vũ, từ đầu tám mươi này đã là sự báo hiệu bước tiền trạm cho các vấn đề nổi lên gay gắt cho văn xuôi hôm nay”[28]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)