Ngôn ngữ đậm chất thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 82 - 85)

1.1 .Giới thuyết khái niệm

3.4. Ngôn ngữ

3.4.1. Ngôn ngữ đậm chất thơ

Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường nét là ngôn ngữ của hội họa; mảng khối là ngôn ngữ của kiến trúc thì ngôn từ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Nhưng không phải bất cứ ngôn ngữ nào cũng là ngôn ngữ của văn học. Chỉ trong ngôn ngữ đời sống được trau dồi, mài dũa kỹ mới chuyển tải được một cách nghệ thuật cuộc sống hàng ngày. Và mỗi nhà văn có phong cách đều để lại một dấu ấn riêng về ngôn ngữ trên văn đàn. Lưu Quang Vũ đã lựa chọn ngôn ngữ thể hiện mình bằng ngôn từ giản dị, trong sáng, mượt mà nhưng sâu lắng, đằm thắm và thấm đượm tình người.

Trong tác phẩm của mình, Lưu Quang Vũ thường sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh như một thủ pháp nghệ thuật hiệu quả làm tăng chất thơ, chất trữ tình . Dường như trong các tác phẩm của ông không có quá nhiều sự góp mặt của các biến cố chính trị, xã hội thông thường mà thay vào đó là lớp ngôn từ giàu hình ảnh khi viết về sự hồi tưởng, khơi gợi lại những kỉ niệm, kí ức bên trong tâm hồn của mỗi con người. Ta thường bắt gặp trong các truyện ngắn của ông những trang viết về thiên nhiên, về kỉ niệm đã qua tràn ngập những hình ảnh đẹp, lãng mạn. Ở truyện ngắn Hoa xuyến chi yếu tố thiên nhiên đã được Lưu Quang Vũ sử dụng rất hiệu quả trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật, ngắm thiên nhiên, cảnh vật xưa cũ, những kí ức, kỉ niệm ùa về khiến cho nhân vật phải tự vấn lại chính bản thân mình, chìm vào trong những mặc cảm tội lỗi vì đã bỏ lỡ những điều đáng trân trọng trọng cuộc đời mình

“Những gì đã qua đi, không thể trở lại được nữa. Từ lâu tôi đã hiểu điều đó. Tôi không còn là gã con trai ngông nghênh mà yếu đuối, khờ dại ngày trước. Tôi đã biết sống mạnh mẽ, vững chãi, tôi đã có được sự quí trọng của bè bạn,

đồng chí, đã tìm thấy ý nghĩa của đời sống, niềm vui trong công việc, nhưng tôi không thể lấy lại được, - dù chỉ một khoảng khắc - quãng thời gian đã mất đi, tôi đã không tìm lại được Lán...

Nhưng mai đây, thế nào cũng có lúc tôi sẽ đến gặp Lán, không phải bây giờ mà có thể là nhiều năm nữa, khi tô có đủ nghị lực và bình tĩnh để kể với Lán rằng: Tôi đã để mất Lán một cách ngu ngốc ra sao, tôi đã sống lầm lẫn và đã phải vượt lên như thế nào để trờ thành một con người thực sự. Lúc ấy, có thể Lán sẽ tha thứ cho tôi, và nếu không tha thứ cho tôi đi nữa, Lán cũng sẽ không phải hổ thẹn vì đã từng có lúc yêu tôi và tin cậy ở tôi.

Tôi nhìn lại những đồi cọ, đồi trẩu thân thuộc: vẫn mùi nhựa trám, mùi khói đốt cỏ tranh, những bụi chè búp non xanh mướt... Và những bông hoa xuyến chi. Bây giờ đang cuối thu, hoa xuyến chi nở trắng trên sườn đồi và lũng núi. Những bông hoa khác, hay là vẫn nhưng bông hoa của mùa thu ấy? Hoa xuyến chi, tình yêu đã mất của tôi, tia nắng dịu dàng lấp lánh từng chờ đợi tôi ở nơi xa, từ biệt em...

Trên đường trở về, trời đã tối sẫm. Rừng cọ xào xạc hai bên đường. Sông Thao ào ào phía trước mặt. Các bạn tôi đang chờ tôi. Vầng trăng lưỡi liềm sáng bạc đã hiện lên trên núi Buộm. [18, tr.231]

Trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ, nhân vật thường sống bằng thế giới cảm giác với những khoảng không gian, thời gian mang tính tâm trạng, khơi mạch tâm trạng và thường tìm vào thế giới nội tâm chìm khuất bên trong của những con người nhỏ bé, đời thường trong sự bủa vây của cuộc sống tàn úa, mòn mỏi để lột tả những biến thái tinh vi sâu sắc của cuộc đời mà vẫn giữ được vẻ đẹp thanh cao. “ Quang ngừng kể, đánh diêm châm lại điếu thuốc đã tắt từ lâu… Mùi hoa dạ hương ngoài thềm phảng phất bay vào nhà. Anh mời chúng tôi uống một tuần trà nữa. Khi chúng tôi rời nhà Quang ra về thì trời

đã khuya, một trận mưa nhỏ vừa tạnh, tiếng nước rơi tí tách trên những vòm lá cao…”[18, tr.44]

Trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ ta luôn bắt gặp giọng điệu trữ tình êm ái với lối ngôn ngữ biểu cảm, giàu hình tượng. Trong truyện Hoa

xuyến chi kể về nhân vật Hân với những kỉ niệm, hình ảnh về Lán – cô gái

trong sáng, ngây thơ ngày nào, để rồi giờ đây anh chỉ còn dám nhớ về cô như những bông hoa xuyến chi thanh khiết, mộc mạc “Cũng có những lúc, buồn bã và trống trải, tôi nhớ tới Lán, nhớ tới buổi chiều ở Hạ Hòa, đồi chè xanh, những bông hoa xuyến chi thanh khiết... Tôi đoán Lán phải trách giận, thù ghét tôi lắm, và chắc hình ảnh tôi đã bị xóa bỏ khỏi tâm trí Lán rồi...”.

[18;tr.215]. Những kỉ niệm đã qua dù là nhỏ nhoi nhưng nếu con người

khong trân trọng nó thì đến một ngày mọi thứ cũng sẽ vụt khỏi tầm kiểm soát và trở thành những trăn trở, day dứt khôn nguôi khi người ta nhớ về nó. Lưu Quang Vũ là người luôn chắt chiu cái đẹp, không chỉ là cái đẹp của hồn người mà còn là cái đẹp của truyền thống, của quá khứ đã qua. Cuộc sống như một dòng sông luôn chảy về phía trước. Và con người, dù rất yêu quá khứ cũng không thể giữ nó mãi bên mình. Nhưng nếu có một trái tim nhạy cảm và một tâm hồn tinh tế, ta có thể lưu giữ lại cho mình những ký ức đẹp của cuộc đời.

“ Nhưng mai đây, thế nào cũng có lúc tôi đến gặp Lán, không phải bây giờ mà có thể là nhiều năm nữa, khi tôi đã có đủ nghị lực và bình tĩnh kể với Lán rằng : Tôi đã để mất Lán một cách ngu ngốc ra sao, tôi đã sống lầm lẫn và đã phải vượt lên như thế nào để trở thành một con người thực sự. Lúc ấy, có thể Lán sẽ tha thứ cho tôi, và nếu không tha thứ cho tôi đi nữa, Lán cũng sẽ không phải hổ thẹn vì đã từng có lúc yêu tôi và tin cậy ở tôi... Tôi nhìn lại những đồi cọ, đồi trẩu thân thuộc : vẫn mùi nhựa trám, mùi khói đốt cỏ tranh, những bụi chè búp non xanh mướt... Và những bông hoa xuyến

Vũ đã tìm ra những điều có ý nghĩa trong truyện ngắn của mình. Sau mỗi câu chuyện người đọc tìm thấy một niềm tin, một thoáng cười vui, một chút ngậm ngùi xa xót, một sự quý trọng nâng niu từng chút tốt đẹp trong cuộc đời, trong mỗi con người, làm giàu có và phong phú thêm cho đời sống tâm hồn mình, rồi ra nó sẽ trở thành chất liệu kịch bản của Lưu Quang Vũ sau này. “Tôi vẫn nghĩ tới Lán, không phải thường xuyên nhưng vẫn nhớ, như nhớ tới một niềm vui lặng lẽ, một dòng suối trong mát lấp lánh đang chờ đợi ở nơi xa…” (

18;tr.205) Là một nhân vật yêu cái đẹp, luôn đi tìm cái đẹp nhưng khác với

những nhà văn lãng mạn đương thời tìm kiếm cái đẹp trong cõi mộng thần tiên, Lưu Quang Vũ tìm về những cái đẹp của đời thường, của những tâm hồn bình dị, mộc mạc mà tinh tế. Ông như một nghệ sĩ tâm huyết mải miết đi tìm những hạt ngọc đẹp đang lẩn khuất đâu đây giữa cõi đời thường.

Bằng ngôn ngữ đậm chất thơ, Lưu Quang Vũ đã đánh thức miền ký ức của mỗi người, đánh thức những xúc cảm thầm kín nhất, sâu xa nhất về những kỷ niệm yêu dấu đã qua trong tâm hồn mỗi người. Có một điều khiến cho Lưu Quang Vũ khác với các nhà văn khác: Ông để cho nhân vật của mình thức tỉnh một cách rất hồn nhiên. Hầu như chẳng phải chịu một thứ luân lý cao siêu nào, cũng như không hề thông qua một cuộc đấu tranh tư tưởng nào. Truyện ngắn Lưu Quang Vũ giàu chất thơ vì vậy chỉ thủ thỉ nhẹ nhàng mà không gân guốc, triết lý xa xôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)