Đến cái nhìn mang khuynh cảm nhân sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 44 - 47)

7. Đóng góp của luận văn

2.2. Đến cái nhìn mang khuynh cảm nhân sinh

Cái hiện thực nhà văn quan tâm bậc nhất là hiện thực tâm trạng, là lối nghĩ, lối cảm ẩn khuất bên trong mỗi con người và nhà văn dùng nó để khám phá thế giới.Cảm xúc tâm trạng của nhà văn bao giờ cũng xuất phát từ thế giới hiện thực, nhưng được thể hiện một cách kín đáo, dịu dàng và tinh tế biết bao. Cuộc sống phong phú và đa dạng sẽ phải có những khoảnh khắc buồn, những thoáng vui, những phút giây cảm động và tiếc nuối về một cái gì đó, về một ai đó. Những xúc cảm thầm kín, những khoảnh khắc đẹp ấy luôn lẩn khuất trong tâm hồn con người mà không phải ai cũng thấy, cũng cảm nhận được. Khi con người từng trải, va vấp với cuộc sống họ sẽ nhìn đời với những trải nghiệm, chiêm nghiệm bản thân đúc rút ra được. Cái nhìn mang khuynh cảm nhân sinh cũng vì thế mà mang đậm chất trữ tình, nén chặt trong đó là cảm xúc và suy tư về cuộc đời và con người.

Có thể thấy ở trong thơ cũng như ở truyện ngắn, Lưu Quang Vũ đã bộc lộ sự nhạy cảm bản năng gần như một thứ trực giác, một tố chất có tính bẩm sinh của phẩm chất nghệ sĩ đã giúp ông viết thành công ở cả hai khuynh hướng hiện thực và lãng mạn. Sự kết hợp hài hoà này tạo nên một thứ văn xuôi thực mà ảo, rõ ràng mà mơ hồ, không chịu yên phận ở một khuôn khổ đã định sẵn. Nhưng điều đáng nói ở đây là ngay trong cấu trúc nội tại của từng truyện đều có sự pha trộn giữa chất thực và chất thơ. Yếu tố hiện thực trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ là sự thể hiện các vấn đề xã hội, đời sống thông qua tâm trạng, cảm xúc chủ quan. Chính điều này đã tạo độ sâu cho việc nắm

bắt và chiếm lĩnh đời sống không sa vào miêu tả và phản ánh ở bề nổi, ở bên ngoài.

Trong truyện Anh Y, Lưu Quang Vũ đã mang đến cho người đọc cái nhìn về cuộc sống, thế sự, nhân sinh đã và đang tồn tại những kiểu người mang vỏ bọc tri thức nhưng thực chất lại là kẻ vô công rồi nghề “ Gọi là hiểu biết rộng, nhưng cái gì anh cũng chỉ biết chung chung, đại khái. Không đoán trước được dự án mới hiệu quả sẽ ra sao, tốt hay xấu, anh sợ anh phải chịu trách nhiệm cho nên không dám quyết định. Người ta giao việc cho anh, là để anh đi tìm hiểu, hỏi ý kiến những người thông thạo chuyên môn, nhưng anh sĩ diện, không dám hỏi. Anh liền gác lịa, ừ ào lần lữa hoãn binh, đợi bao giờ anh dò hỏi thêm, hoặc anh nghĩ - như lề thói trước kia ở cơ quan tôi – để lâu quá mù ra mưa, người ta sẽ quên những đề nghị này đi và chính chúng tôi

cũng sẽ chán chẳng hỏi đến nữa…”[18, tr.124] và chính sự tồn tại của những

người vô tích sự như anh Y sẽ khiến cho xã hội chậm tiến, ì trệ bởi phải đeo thêm những người ăn bám mà không đóng góp chút công sức nào. Và quy luật phát triển đi lên của thời đại sẽ “ngày càng hiếm chỗ cho những người

như anh”. Câu chuyện tuy không phê phán quá gay gắt nhưng dường như đã

gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho một bộ phận người mang tư tưởng an phận trong xã hội, bởi nếu không tự thay đổi, tự hoàn thiện mình thì đến một lúc nào đó cũng sẽ bị xã hội đào thải.

Hay trong truyện Con người nhũn nhặn kể về anh Bân, một người luôn duy trì tư tưởng “dĩ hòa vi quý ” để làm vừa lòng tất cả mọi người, trở thành một con người nhạt nhẽo, vô vị khi chẳng bao giờ dám nói ra chính kiến, quan điểm của bản thân mình, và việc đấu tranh với cái xấu, cái ác đối với anh là một cái gì đó rất xa lạ. “ Anh sinh ra để đồng ý với người khác, để làm người khác vừa lòng. Còn gì quý giá bằng ? Anh không hề mắc sai lầm vì anh thận trọng không bao giờ làm những việc xét ra có thể có điểm sai, dù khả năng

sai chỉ có thể là một phần trăm, anh cũng không làm. Việc gì đông người cho là đúng, anh ủng hộ, việc gì đông người cho là sai, dĩ nhiên anh cũng cho là sai. Khó mà chê trách được anh về điểm này, vì anh bảo : “ cá nhân mình là bé nhỏ, phải biết dựa theo tập thể”. Tóm lại, anh Bân như người không bao giờ ngã trên đường, vì một lẽ rất đơn giản là anh không đi đâu, anh đứng yên

một chỗ….” [18, tr.60]. Mỗi con người chúng ta sinh ra vốn là một cá thể

riêng biệt, có tính cách, cá tính riêng và sống cuộc đời riêng nhưng ở đây anh Bân với sự nhũn nhặn của mình đã đánh mất đi cái tôi cá nhân, trở thành kẻ ba phải, sống vì cái nhìn của người khác. Có thể với tính cách đó, cuộc sống của anh sẽ vô cùng yên bình, không bao giờ phải ganh đua, ghen ghét ai và cũng chẳng ai đố kị, ghen ghét mình nhưng đó lại là cuộc sống tẻ nhạt, sống như chỉ để tồn tại mà không có lý tưởng, không có tinh thần đấu tranh. Chính cách sống đó gián tiếp đã tiếp tay cho những kẻ xấu như anh Đào Ty – kẻ chuyên đơm đặt, bịa chuyện để bôi xấu, hạ bệ người khác, lộng hành và khi trở thành nạn nhân của sự đố kị, ghen ghét của Đào Ty, anh Bân cũng không sao chống trả nổi để tự minh oan cho mình. Chính cách sống nhũn nhặn đã cản trở xã hội đi lên, bởi khi con người không biết vượt qua thử thách, không tự đứng trên đôi chân của mình mà chỉ dựa vào số đông cốt lấy cho mình sự an toàn thì cũng chỉ dậm chân tại chỗ mà thôi.

Lưu Quang Vũ mẫn cảm và nhân hậu, ông đi sâu vào thế giới nội tâm con người, biết quan sát cái bên trong, biết đi sâu vào những bí ẩn tâm lý. Tác giả đã hướng cái nhìn của mình vào những vùng khuất tối nhất trong thế giới nội tâm con người: cái khoảng tối ẩn náu sự hèn hạ, yếu đuối, xấu xa đáng loại bỏ để tìm ra những khoảng sáng thanh cao. Bởi thiếu cái đẹp, cuộc sống trở nên tầm thường biết bao.

Ngay từ những sáng tác vào thời điểm đất nước trong buổi giao thời từ chiến tranh sang hoà bình, ở thơ cũng như ở văn xuôi, Lưu Quang Vũ đã dự

cảm một sự thật, đó là thời chúng ta đang sống có vô số những điều tốt đẹp, lớn lao nhưng cũng rất buồn ở chỗ nó vẫn đang thiếu tính nhân hậu, sự thành thật trong từng việc lớn nhỏ, trong những bước đi của thời gian. Lúc này, cái cần thiết hơn bao giờ hết với con người nói chung là phải biết xấu hổ. Chính những trăn trở mang tính hướng thiện và nhân văn đó đã làm nên cốt cách sáng tạo ở Lưu Quang Vũ và nó chỉ ra một hướng đi đúng, làm nên những trang văn xuôi mang hơi hướng của riêng ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)