Con người tự ý thức về nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 47 - 50)

1.1 .Giới thuyết khái niệm

2.2. Đến cái nhìn mang khuynh cảm nhân sinh

2.2.1. Con người tự ý thức về nghề nghiệp

Từ sau 1975, văn học nói chung và văn xuôi nói riêng đang đi vào chiều sâu của đời sống. Sống như thế nào trong mối tương quan giữa con người và hoàn cảnh là vấn đề cần thiết, luôn đặt ra cho mỗi thế hệ. Việc xây dựng loại hình nhân vật tự nhận thức là một cách nhà văn tự thức nhận và lý giải vấn đề trên theo quan niệm riêng của mình. Có thể xem đây là loại nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần xã hội. Khác với nhân vật tính cách được chú trọng bồi đắp đầy đặn về mặt cá tính, nhân vật tự nhận thức thường đưa ra một cách nhìn, cách hiểu, cách đánh giá đời sống mang đậm chính kiến và suy ngẫm cá nhân. Nhân vật tự ý thức là sản phẩm của cảm hứng nghiên cứu, của tinh thần đi sâu nghiền ngẫm, khám phá các vấn đề đặt ra trong đời sống hiện thực và đời sống cá nhân con người. Hay nói một cách khác, nhân vật tự nhận thức là kiểu nhân vật tự phán xét hành động của mình, tự đối thoại, lục vấn và cảnh tỉnh chính mình với những xung động của nội tâm trước sự dồn đẩy âm thầm mà quyết liệt của lương tâm, của nhân cách con người. Trong các truyện ngắn của Lưu Quang Vũ , ta dễ dàng nhận ra những nhân vật luôn tự ý thức về cuộc sống, về nghề nghiệp ( Bạn già, Anh Thình, Một đêm của giáo sư Tường, Người kép

đóng hổ) . Đó là những truyện về những con người của nghề nghiệp: nghề

Vũ luôn thể hiện được tuyên ngôn nghệ thuật của mình : con người phải có nghề, sống với nghề và say mê nghề. “ Con người ta phải ràng buộc với một

cái gì, phải có ích cho một ai đó chứ !”( Hoa xuyến chi). Có lẽ chính do ý

thức sâu về điều này, nên đối tượng quan sát và chỉ trích đầu tiên của Lưu Quang Vũ là dạng người tưởng rằng có nghề nhưng lại không làm gì có ích cho đời như anh chàng kiến trúc sư trong Mùa hè đang đến với những ý tưởng xa rời thực tế, viển vông “ Công trình của anh là một tòa lâu đài mười bốn tầng, với mái vòm khổng lồ bằng thủy tinh, những hàng hiên có thể tự động xòe ra, cụp vào, những đường cầu thang xoáy ốc đâm thẳng ra khoảng không rồi mới rẽ vào các tầng nhà. Các mặt tường, lan can đều dduyrra và các loại hợp kim không gỉ. “Phải tạo cho những người ở trong nhà một cảm giác công nghiệp, một cảm giác choáng ngợp của tốc độ, một ý hướng vươn lên những

tầm cao vũ trụ” [18,tr.251]. Chính sự kiêu căng, ngạo mạn của anh đã khiến

cho những người xung quanh trở nên hồ nghi bởi suy cho cùng, chúng cũng không gắn với thực tế, với thời đại bởi “ nhiệm vụ của chúng ta là vẽ ra những ngôi nhà cho người ta có thể xây lên được, có thể ở trong đó được, cho

hôm nay, chứ không phải cho năm mươi năm nữa”. [18, tr 253] . Hay trong

câu chuyện “ Bạn già” về bốn nhân vật gắn với bốn nghề nghiệp khác nhau “

Không hiểu sao bốn ông già tính tình, nghề nghiệp, địa vị xã hội không giống nhau ấy lại thân với nhau? Ông Nguyễn là một họa sĩ có tên tuổi của thành phố, ông Mạc là bác sĩ trưởng khoa của một bệnh viện lớn, mới về hưu cuối năm ngoái, ông Châu – như ta đã biết-là thợ đóng sách, còn ông Đinh Tường – một chiến sĩ tự vệ cũ của Liên Khu Một – nay chỉ là bác thợ giày bình

thường…” [17,tr.7]. Cả bốn người đều rất tận tụy với công việc hiện tại của

mình, coi những đóng góp của mình là những điều nhỏ nhoi khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Họ cùng nhau trải qua những thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống và luôn hướng mình và những người xung quanh đến những cách ứng xử đẹp, sống đẹp, sống đúng với bản thân mình.

Trong Người kép đóng hổ, Lưu Quang Vũ mang tới một câu chuyện cảm động về một anh kép đóng vai hổ trong tích Võ Tòng – luôn ý thức cao trong công việc mà mình được giao, anh dốc hết tâm sức, sự từng trải trong cuộc đời mình vào vai diễn. Từng cử chỉ, động tác trong vai hổ đều được anh kép tiếp thu, lĩnh hội với tinh thần học hỏi cao nhất trên cơ sở những cái đã có và sáng tạo thêm những động tác mới lạ khiến cho vai diễn luôn được tác giả đón nhận nồng nhiệt “ Suốt ngày và cho đến tận nửa đêm hôm ấy, người khách lạ tập với anh kép đóng Võ Tòng trên căn gác sau rạp hát… Anh ta học thuộc mọi động tác của vai hổ cũ, nhưng lại diễn theo lối của anh, những động tác rất mới lạ, nhưng rất hay…Người khách lạ diễn theo nhịp trống đổ dồn như thực, vừa như múa. Động tác nào cũng đẹp, cũng ghê gớm, người xem phải nín thở hồi hộp, lo sợ, để rồi càng thấy sự tài giỏi, can đảm của Võ Tòng. Dường như nỗi căng thẳng của ba ngày đêm ôm chặt trên cây, đối diện với hổ, dường như kinh nghiệm của cả cuộc đời phiêu bạt, đói khổ, phải đối chọi, giành giật với nhiều kẻ ác, người khách lạ đã dồn cả vào lớp diễn

này…” [17; tr.98,99]. Với một cuộc đời đầy rẫy những đau thương khi từng

bị bọn phường săn nhốt vào lồng làm mồi nhử cọp, từng phải chứng kiến vợ con bị giết bởi bàn tay những kẻ xấu xa, độc ác hơn cả hùm beo, anh kép đóng hổ luôn muốn theo đuổi vai diễn của mình bởi “ Tôi đóng hổ, không phải tại tôi thích hổ, mà tại tôi thích Võ Tòng. Tôi thích con người áo vải tay không mà đập chết loài beo cọp. Đời tôi nhiều uất ức, cay cực lắm. Vợ con

tôi, chúng nó giết hết cả, cái lũ người ấy còn ác hơn cả hùm beo…”. Người ta

thường nói “ sinh nghề, tử nghiệp”, có lẽ điều này đúng với nhân vật anh kép đóng hổ, cái chết của anh trong lốt hổ khi đối mặt với quân Nhật, “ anh Hổ đã bị giết chết trong vai diễn của mình… Người ta nhấc đầu anh ra khỏi đầu hổ thật, máu anh đầm đìa cả da hổ. Chân tay anh co quắp lại, không thể nào cởi bộ lốt da hổ ra khỏi mình anh, trừ khi cắt nát lốt da hổ ra. Gánh hát đành

phải đặt anh vào quan tài nguyên như vậy. Lốt hổ của vai diễn trở thành vải

liệm của anh”[17,tr.102]

Đối với Lưu Quang Vũ , nghề văn gắn với cuộc đời ông như một điều tất yếu . Chính vì vậy khi viết về nghề văn, viết về những con người trong nghề văn ông luôn dành những sự từng trải của mình để gửi vào tác phẩm. Trong Trang viết cuối cùng, kể về câu chuyện giữa nhà báo Bùi Nguyên và Đắc-một nhà văn trẻ. Họ cùng nhau chia sẻ những câu chuyện về nghề nghiệp

Viết lách là một cái nghề, như mọi cái nghề trong xã hội. Người ta cần cái

gì, anh đưa ra cho người ta cái đó. Người ta thích dép, anh đóng dép, người ta thích guốc, anh đóng guốc…Thế thôi ! Thế nào gọi là nghề văn ? Âý là khi

ta sống được, kiếm tiền được bằng nó…”. Và đến khi cả hai nhân vật nhận ra

ý nghĩa thực sự của nghề viết văn họ đã trải lòng mình nhiều hơn “ Anh ạ, dẫu sao tôi vẫn tin vào ý nghĩa thiêng liêng vốn có của văn học. Đối với tôi văn học không phải để phô phang tài năng hay thu góp những chữ lạ… Tôi hiểu rằng: tự biểu hiện mình hay thể hiện cuộc sống, những lời nói ngọt ngào thơ mộng hay nói những sự thật khắc nghiệt, cái đó chưa quan trọng, quan trọng hơn cả là những trang viết của mình có giúp được cho con người sống tốt hơn không, có góp phần cải biến đời sống để nó ngày một trở nên đáng sống hơn

không?” [18;tr. 230]

Viết về những nhân vật ý thức về nghề nghiệp, Lưu Quang Vũ gửi gắm đến bạn đọc thông điệp về nghề nghiệp trong cuộc sống rằng bất cứ ai, làm nghề gì và ở đâu đều cần phải thật sự yêu nghề, tâm huyết với nghề, lao động thật sự để làm cho cuộc sống có ích hơn và sống một đời đáng sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)