Những khắc khoải nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 71 - 73)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.1. Những khắc khoải nội tâm

thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, gắn liền với miêu tả ngoại hình và miêu tả hành động của nhân vật. Điều đó cũng có nghĩa là tính tất yếu trong hành động thường liên quan chặt chẽ với tính tất yếu trong hành động nội tâm của nhân vật. Ở đây khái niệm “nội tâm” chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình. Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm của nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình với tư cách người kể chuyện. Nhưng biện pháp mà nhà văn hay dùng nhất là biểu hiện “độc thoại nội tâm” và “đối thoại nội tâm” của nhân vật. Những đoạn này được thể hiện bằng chính ngôn ngữ của nhân vật, chúng “vang lên” một cách thầm lặng trong tâm tư của nhân vật. Nhân vật tự biểu hiện, phơi bày những diễn biến trong tâm trạng của mình qua những suy nghĩ, cảm xúc cụ thể.

Trong truyện ngắn Tiếng hát cuộc sống tinh thần của nhân vật Oanh được khắc họa với những biến động tâm lý. Nhân vật thường tự nghĩ, tự trả lời, tự huyễn hoặc mình khi bị chồng – người mà chị hết mực tin tưởng phản bội và đang có chuyện tình cảm với một người phụ nữ khác. Ở người phụ nữ bề ngoài cứng rắn, dứt khoát và cương quyết như Oanh lại là một tâm hồn dễ bị tổn thương. Khi cô biết chồng cô đã phản bội mình thì bao nhiêu điều tốt đẹp về anh cũng theo đó mà sụp đổ, vỡ vụn “ Nếu như rồi đây chị có thể tha thứ cho anh, chị cũng không thể nào quên được những gì đã xảy ra. Làm sao chị có thể sống với anh như cũ ? Chị cảm thấy quanh mình tất cả bỗng đổ

sụp, từ mai, chị sẽ sống ra sao ?” [17,tr.162]. Nhưng trái tim người phụ nữ

lại luôn đi ngược lại những lời nói mà họ thốt ra. Trong lúc chỉ có một mình, muốn đi xem ca nhạc để giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực bủa vây thì chị chỉ nghĩ đến chồng chị, nghĩ đến cuộc sống phía trước sẽ ra sao “ Oanh thấy mình đang đi trên con đường ấy… Đi một mình, không có anh… Và Oanh

chợt nghĩ : Lúc này, anh đang ở đâu ? Anh đã ngủ chưa, hay anh cũng đang một mình, anh có nhớ gì tới Oanh không ? Cũng có thể như nhiều lần, anh đang phát biểu trong hội nghị, những lời phát biểu mà chính anh cũng cảm thấy chung chung, sáo rỗng, vô tích sự. Anh đứng trên bục, mắt hấp háy sau cặp kính… Anh đấy, anh mà chị đã coi là tất cả cuộc đời chị...Chị ngồi xuống ghế, lặng lẽ khóc… Chị yêu anh nhưng giờ đây chị đã hiểu : chỉ yêu nhau thôi không đủ. Người ta không thể chỉ đi tới nhau – bởi nếu như vậy, khi tới được nhau rồi, sẽ là chấm hết – Người ta phải cùng đi tới một cái gì khác, một cái gì đẹp, một cái gì lạ, một cái gì hữu ích… Người ta chỉ có thể yêu nhau, có ích cho nhau khi người ta cùng có ích cho người khác…”[17;tr.177,178].

Trong những khắc khoải nội tâm của Oanh, ta có thể nhận thấy đây là một người phụ nữ luôn muốn hướng mình và những người xung quanh đến những điều tốt đẹp, cô không chấp nhận sống một cuộc sống an phận hay sống theo sự sắp đặt mà bất cứ ở đâu, ở hoàn cảnh nào mỗi người đều cần phải tự thay đổi bản thân mình. Những diễn biến tâm lý của nhân vật, những lời tự nhận thức cũng chính là những tiếng nói, những tuyên ngôn sống mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)