Ngôn ngữ đời thường dung dị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 85 - 96)

1.1 .Giới thuyết khái niệm

3.4. Ngôn ngữ

3.4.2. Ngôn ngữ đời thường dung dị

Lưu Quang Vũ luôn yêu thương và trân trọng đối với con người, ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn của ông cũng vì thế mà mang một hơi thở ấm áp, có sự đồng cảm sâu sắc giữa người với người, giữa nhà văn với nhân vật. Lưu Quang Vũ xưng hô với nhân vật rất nhẹ nhàng và thân mật, bằng cách gọi tên. Nhân vật trong truyện ngắn của ông luôn có một cái tên rất nhẹ, vần không hoặc vần bằng như chính con người và tình cảm trong suốt, dịu dàng,

mỏng manh của họ vậy : Lán, Thanh, Mai, anh Thình, anh Y, Thọ, anh Hổ, anh Mậu, bác sĩ Tường, Ngạc, Lê,....

Phương pháp xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động và lời nói góp phần đáng kể vào việc thể hiện tính cách nhân vật, những hành động của nhân vật được các tác giả miêu tả rất sinh động, lắm lúc gây cho ngừơi đọc những cảm giác hồi hộp, thích thú. Thủ pháp xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động và đối thoại được ông đặc biệt chú ý. Thủ pháp này thường thấy trong văn học cổ, thế nhưng nếu nhà văn khéo léo sử dụng thì vẫn phát huy hiệu quả cao. Thủ pháp miêu tả hành động và lời nói sẽ bổ sung cho những thủ pháp nghệ thuật khác để tạo nên hiệu quả nghệ thuật. Nhân vật không chỉ đơn thuần là độc thoại mà phải hành động, phải đối thoại. Hành động làm nên chân dung của nhân vật. Nhân vật tồn tại qua hành động. Tác giả cũng chú ý và dụng công miêu tả nhân vật qua đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ cũng đậm đà chất hiện thực cuộc sống. Mật độ ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn rất lớn khiến cho câu văn giàu nhạc tính, diễn biến câu chuyện vận động nhanh, nhiều bất ngờ. Nhà văn đã đem vào trong tác phẩm của mình gần như nguyên vẹn những câu nói thường ngày, những đoạn đối thoại sinh động của nhân vật. Điều đó tạo nên những thành công của truyện ngắn trong việc khắc hoạ chân dung nhân vật. Thế giới nhân vật trong rất đa dạng với những kiểu đối thoại và giọng điệu khác nhau. Nhà văn đặc biệt chú ý trong việc lựa chọn ngôn ngữ của nhân vật làm sao để phù hợp với trình độ, thành phần xuất thân, tính cách của nhân vật. Vì thế ngôn ngữ đối thoại đã góp phần xây dựng nhân vật cũng như cá thể hoá nhân vật. Chẳng hạn dưới đây là đoạn hội thoại của Hiến và ông giám đốc xí nghiệp gốm “27 tháng 7” trong truyện Mùa hè đang đến .

- Chào anh ! Anh là Hiến đấy hả ? – người lạ mặt cất tiếng trước – Nếu tôi là kẻ trộm thì hôm nay anh đã mất sạch rồi : anh đi quên không khóa cửa ! Nhưng mà nhà anh cũng chẳng có quái gì mà lấy cơ !

- Ông là ai ? Ông hỏi gì ? – Hiến nghiêm giọng.

- Tôi đến gặp anh, tôi đợi ở đây hơn một tiếng rồi.

- Xin lỗi ! Tôi chưa quen ông, trước tiên, xin ông cho biết ông là ai, ở

đâu tới ?

- Ngồi xuống đây đã, cậu em ! Rất tiếc bây giờ tôi mới được gặp cậu nhỉ.

Chả là vừa rồi tôi đi vắng ! Người đàn ông đổi sang gọi Hiến là “cậu” – Chuyện là thế này : Tôi là bác của cô Mai. Cũng không hẳn là bác : tôi là bạn thân của bố cô Mai, chúng tôi cùng ở đơn vị với nhau, thuở ông ấy còn sống. Hiện giờ tôi là giám đốc xí nghiệp gốm “27 tháng 7”, nghĩa là một xí nghiệp của thương binh...

- Ông tìm đến Mai à ? Mai đi vắng...

- Tôi biết rồi ! Từ mấy hôm nay vợ cậu ở chỗ chúng tôi. Bỏ đây đi, cô ấy

chẳng biết đi đâu và thế là cô ấy đã nhớ ra mấy ông bạn của bố cô ấy, thế mà tôi ngỡ con bé đã quên chúng tôi rồi cơ đấy...

Hiến cau mày :

- Cô ấy ở đấy ? Ra thế ! Vậy ...vậy thì ...ông còn đến đây làm gì? Có việc gì? - Chẳng có việc gì cả !... Thoạt đầu, khi cô bé đến, chúng tôi khuyên cô ấy hãy trở về nhà cậu, nhưng cô ấy không chịu về... Rồi cô ấy khóc... Chúng tôi gặng hỏi mãi cô ấy mới kể hết mọi sự, kể về cậu, về mối tình của cô ta với cậu, về cuộc sống của hai người... Xưa nay cô ta không giấu chúng tôi một điều gì... Chà! Mới có ít tháng sống với cậu, mà con bé trông lo lắng, tiều tụy

hẳn đi, trước đó vui tươi, hồn nhiên là thế! Hừm, tại sao cậu lại lỡ để con bé khổ sở đến thế ?...”[18, tr. 270].

Qua ngôn ngữ đối thoại của hai nhân vật, với vốn từ ngữ rất đời thường dung dị tác giả Lưu Quang Vũ đã cho người đọc cảm nhận về tính cách và con người của từng nhân vật rất khéo léo. Chàng kĩ sư “thiên tài” tuy còn trẻ nhưng giọng điệu luôn ngang tàng, luôn tự cao, cho rằng mình có tài thì không coi ai ra gì và không ai có quyền can thiệp vào đời sống của anh ta. Khi nói chuyện với người lớn tuổi nhưng hầu như anh ta không thể hiện sự tôn trọng mà chỉ lên giọng ngạo mạn “coi trời bằng vung”. Nhưng ngược lại, ông giám đốc xí nghiệp- một người lính bước ra từ chiến tranh, với những vốn sống, trải nghiệm dày dặn của mình ông rất nói chuyện rất khiêm nhường. Ông sống, suy nghĩ bằng tình thương, trách nhiệm với mọi người nên trong ngôn ngữ đối thoại của mình, ông luôn giữ được sự bình thản và đưa ra những lí lẽ thuyết phục người đối diện.

Trong truyện Người bạn cũ, ngôn ngữ đời thường dung dị cũng được Lưu Quang Vũ sử dụng một cách hiệu quả trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Ngạc và Lê – hai người đồng đội trong một tiểu đội trinh sát năm xưa.

“- Biết đơn vị bộ đội về làm công việc canh gác kiểm soát từ mấy hôm nay, ngờ đâu lại có cậu trong đó... Hay thật! Thế là bảy, tám năm trời rồi nhỉ? Này, ta đi hàn huyên với nhau một lát đi, kiếm cái gì nhắp nhắp - Ngạc nháy mắt – Phải ăn mừng việc gặp lại cậu mới được!

- Để khi khác – Lê cười – bây giờ mình đang...

- Ừ nhỉ, cậu đang công cán tuần tiễu. Oách thật! – Ngạc nhìn ngắm khẩu súng và cái băng đỏ trên tay Lê – Thế cậu vợ con gì chưa?

- Vẫn đơn ca à? Còn tớ thì ba nhóc rồi. Nhà tớ ở gần đây thôi, rồi tớ sẽ kéo cậu về, bắt bà xã mở tiệc khoản đãi...

- Chị đang làm ở đâu ạ? – giọng Lê vẫn còn ríu lại vì cảm động.

- À, bán hàng lặt vặt ngoài chợ thôi... Bây giờ ai cũng phải lo vun vén làm ăn, cuộc sống khó khăn mà... Tớ vào làm ở cảng này ba năm rồi!

- Công việc ở đây vui thật!

- Thì cũng tàm tạm. Nói chung tháo vát một chút thì cũng sống được. Cũng khá hơn đời lính tráng các cậu...Cậu về đây thật hay quá, anh em chiến hữu có nhau...” [18, tr.147].

Qua ngôn ngữ đối thoại của hai nhân vật, ta có thể thấy được dụng ý nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để làm nổi bật tính cách, cá tính của từng nhân vật trong truyện. Nếu như ở Lê là cách ăn nói, ứng xử của một người hiền lành, chân thật, không vụ lợi thì ở Ngạc lại là một tính cách hoàn toàn đối lập, luôn tỏ ra thông thạo lẽ đời, luôn có sự tính toán trước sau và rất khéo léo trong cuộc đối thoại. Cách sử dụng ngôn ngữ vừa giản dị, chân thực vừa phù hợp với hoàn cảnh trong truyện đã khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và gần với thực tế cuộc sống hơn.

Ở truyện Những người bạn, qua cuộc đối thoại giữa Hạnh và Tân – hai chị em trong cùng một gia đình, ta có thể thấy được sự khác biệt trong cách suy nghĩ trong cùng một thế hệ, một thời đại. Ở Hạnh – một cô gái luôn chỉnh chu trong lời nói, luôn đề cao những giá trị tốt đẹp, luôn biết kính trọng những người lớp trên và luôn muốn hướng cậu em trai đến những điều hay lẽ phải. Nhưng đối lập hoàn toàn lại là cậu em trai tên Tân, cậu luôn tỏ ra nghênh ngang, coi thường những cái xưa cũ mà cậu cho là cổ lỗ. “ Thấy Tân vẫn nằm ườn trên chiếc ghế tựa, gác cả chân lên bàn, đầu lắc lư theo điệu nhạc ồn ào phát ra từ chiếc “cát – sét” để trên bụng, Hạnh gắt:

- Bảo lau bàn ghế với quét mạng nhện đi không làm! Các bác ấy tới bây giờ đấy! Mà mày phải chải đầu, chải cổ thế nào, tóc đã dài lại để xõa xượi như thằng ốm đói, trông không chịu được! – cô cau có nhìn cậu em đang khệnh khạng đứng dậy- Ăn mặc thì càn quấy, điệu bộ thì nghênh ngang, khéo các bác ấy cười cho!

Tân dụi mẩu thuốc lá vào gạt tàn, vặn cái núm cho nhạc to hơn, nhún vai, bĩu môi:

- Chị thì biết quái gì! Bà cụ non! Tẩm! Cả các bác của chị nữa, toàn những cụ “người âm lịch”, hội hội họp họp, kỉ niệm, kỉ nung, chán mớ đời! Có bữa ăn mà cũng chuẩn bị hàng tháng. Bọn em ấy à ? Gặp nhau, hứng lên, là ra Cổ Tân, Sinh Từ hoặc ghé vào cái quán nào bên đường thế là thành tiệc ngay! Hôm nay bố mẹ cứ bắt dự, chứ em thì chỉ muốn xuống bếp xơi trước ít nem rồi vù ! Ngồi ăn với các cụ, lại phải nghe toàn chuyện cà kê hão huyền, khổ ơi là khổ !

- Mày nói gì, xược nó vừa chứ! – Hạnh tức giận mắng em – Đúng ra là mày không xứng đáng được ngồi tiếp các bác ấy! Mày quen đàn đúm với lũ bạn ngang ngạnh lếu láo, không biết nghĩ ngợi đúng đắn, nghiêm túc bao giờ, bạ cái cũng chê, cũng giễu, còn mình thì sao : nhố nhăng, vô tích sự!

- Thôi thôi, em chán cái giọng lên lớp của chị lắm rồi! Chị chỉ sách vở,

lý thuyết, bây giờ người ta sống thiết thực kia...” [18, tr.183]. Qua ngôn ngữ

đối thoại của hai nhân vật, Lưu Quang Vũ đã phản ánh thực trạng lối sống, cách nghĩ của một bộ phận giới trẻ khi chỉ biết sống vội, sống thực dụng mà vô tình quên lãng đi những người đã có công lao, bỏ mồ hôi, sương máu, thậm chí cả tính mạng để đánh đổi cho thế hệ sau một cuộc sống yên bình. Đó cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh tới bạn đọc, để mỗi người cần điều chỉnh lại chính hành vi, suy nghĩ của mình cho phù hợp và sống có ích hơn.

Có thể thấy, khi đưa vào tác phẩm truyện ngắn của mình những ngôn ngữ đối thoại đời thường, dung dị, Lưu Quang Vũ đã mang truyện ngắn của ông đến gần hơn với cuộc sống của bạn đọc.

Tiểu kết

Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ trên phương diện nghệ thuật biểu hiện là nghệ thuật xây dựng cốt truyện với tính chất phi cốt truyện hóa đã khiến cho truyện ngắn trở nên nhẹ nhàng,vượt ra khỏi sự trói buộc, khuôn khổ của đề tài để khắc họa sâu sắc hơn những diễn biến trong tâm lý nhân vật. Đồng thời cũng là sự gặp gỡ giao thoa giữa giọng điệu trữ tình sâu sắc, đầy trăn trở suy tư cùng ngôn ngữ đậm chất thơ khiến cho tác phẩm truyện ngắn của Lưu Quang Vũ ít nhiều mang hơi hướng, dư vị của những bài thơ trữ tình hấp dẫn độc đáo.

KẾT LUẬN

1. Giao thoa thể loại là một phương diện hết sức sinh động và giàu ý nghĩa trong văn học hôm nay. Nghiên cứu tương tác thể loại là nghiên cứu văn học trong thế động, trong sự vận động đầy sáng tạo của nó. Tiếp cận hướng này quả thực cho ta nhiều điều thú vị bên cạnh cách tiếp cận văn học thiên về thế tĩnh – tiếp cận văn học trong sự kết tinh của trường phái, trào lưu, phong cách.

2. Từ một góc nhìn mới mẻ trong nghiên cứu văn học – góc nhìn giao thoa thể loại – luận văn đi sâu tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn của tác giả Lưu Quang Vũ. Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi nhìn từ phương diện nội dung được thể hiện từ cảm xúc đậm chất thơ đến những cái nhìn mang khuynh cảm nhân sinh. Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi nhìn từ nghệ thuật biểu hiện được bộc lộ rõ hơn trên nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ văn xuôi đậm chất thơ, chất nhạc. Có thể nói, truyện ngắn của Lưu Quang Vũ đã được thi ca tiếp sức và chắp thêm đôi cánh, chất thơ trở thành nét phong cách độc đáo nhất và khiến cho tác phẩm của ông sống mãi trong lòng bạn đọc.

3. Giao thoa thể loại giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ diễn ra ở sự xâm nhập của những yếu tố thơ vào kỹ thuật trần thuật. Đây là một đặc điểm tiêu biểu, độc đáo nhất trong những tác phẩm truyện ngắn của Lưu Quang Vũ.

4. Là một nghệ sĩ luôn khát khao, chủ động đổi mới tư duy nghệ thuật, những truyện ngắn của Lưu Quang Vũ đã chứng tỏ ông là một cây bút tài hoa, những gì không nói được bằng thơ thì ông nói bằng văn xuôi. Bên cạnh

những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực thơ, kịch, Lưu Quang Vũ còn thể hiện nội lực sáng tạo của mình trong truyện ngắn. Và điều gây ấn tượng với người đọc trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ là sự phối trộn hài hòa giữa thơ và văn xuôi, làm nên một “phiên bản” thơ trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ. Ở đây, sự xâm nhập, giao thoa thể loại đã làm nên đặc trưng truyện ngắn Lưu Quang Vũ, với giọng điệu độc đáo, riêng biệt cùng với các thể loại khác đã cho thấy đóng góp đáng kể của tác giả với đời sống văn học Văn học Việt Nam hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bích Thu (1996), Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, Tạp chí Văn học (số 9)

2. Bích Thu (1999), Văn xuôi năm 1998 – Thực trạng và vấn đề , Tạp chí văn học (số 1)

3. Bích Thu (2008) , Chất trữ tình trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ, Tạp chí Văn học (số 9)

4. Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam hình thức và

thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Bùi Việt Thắng (1987), Trong tấm gương của thể loại, Nxb Văn học. 6. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

7. Hà Minh Đức (1997), Khảo luận văn chương , thể loại, tác giả, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8. Hà Minh Đức (2001), Những vấn đề lý luận lịch sử văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

9. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10.Lê Đạt (2008), Đối thoại với đời & thơ, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 11. Lê Huy Bắc (2004) Truyện ngắn lí luận tác giả và tác phẩm Tập 1, Tập

2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Lê Thị Hường (1995), Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay, Văn học (4), tr.29-31

13. Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam

14. Lê Thị Thu Hà (2006), Hiện tượng phân rã cốt truyện trong Phiên chợ

Giát và Thân phận tình yêu, Evan.com

15.Lưu Khánh Thơ (1994), Xuân Quỳnh- Lưu Quang Vũ tình yêu và sự

nghiệp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

16. Lưu Khánh Thơ, Lưu Quang Vũ thơ và truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

17. Lưu Quang Vũ (1983), Mùa hè đang đến, Nxb Tác phẩm mới Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)