Con người sống trong hồi ức và kỷ niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 36 - 41)

1.1 .Giới thuyết khái niệm

2.1. Từ những cảm xúc thấm đậm chất thơ

2.1.1. Con người sống trong hồi ức và kỷ niệm

Tiếp điểm của sự giao thoa, hòa trộn giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ là sự hồi tưởng của con người trong hồi ức và kỷ niệm đã qua. Trong bài viết Văn xuôi Lưu Quang Vũ – cầu nối giữa thơ và kịch, Phong Lê đã nhận xét : Có thể tìm thấy dễ dàng trong văn xuôi của Vũ lúc này sự tiếp tục của “Hương cây”. “Hương cây” man mác tình quê hương, tình người. Ai trong chúng ta mà chẳng có những kỷ niệm về quê hương. Tôi có một quê hương mà tôi rất yêu, nhưng đọc Vũ, tôi thấy mình lây cái niềm yêu quê hương xứ bạn – vùng đất trung du với những vườn đồi tĩnh lặng, bóng râm của cây trái mùa hè, tiếng gầu khua thành tiếng buổi trưa, từng

đám mây ngổn ngang trên bầu trời vào hạ…” [28]

Trong truyện Hoa xuyến chi tác giả Lưu Quang Vũ đã mang đến cho người đọc câu chuyện về chàng thanh niên Hân với những mối tình tuổi trẻ của mình. Nhân vật thường nhớ lại những hồi ức, kỉ niệm bên Lán với những tình cảm, rung động đầu đời thật trong trẻo, nhẹ nhàng nơi thôn quê bình dị. :

Đó là một ngày cuối cùng tôi ở lại Hạ Hòa. Buổi chiều, trời tạnh ráo sau

chúng tôi ngồi dưới những bụi chè cao tua tủa những búp non. Lán vừa xong buổi làm, ngồi nghỉ để gánh chè về sân hợp tác…Cạnh chỗ chúng tôi ngồi, những bông hoa xuyến chi nở trắng, những ngọn khói đốt cỏ tranh làm nương bốc lên sau các hẻm núi bay mờ dưới thung lũng. Tiếng mõ trâu lốc cốc vẳng lại từ đồi cọ bên kia. Nghĩ tới ngày mai đã xa Lán, tôi thấy buồn. Tính tôi vốn hay làm ra vẻ “phớt đời”, chẳng chú ý tới ai, nhưng giờ đây – không hiểu vì vẻ đẹp lặng lẽ của buổi chiều, vì sắp phải từ giã một nơi mình không định mà tới, đã được quý mến như người nhà, hay bởi vì ngày ấy tôi mới hai mươi mốt tuổi và chưa biết sẽ làm gì trong cuộc đời – tôi bỗng cảm thấy cần phải nói với Lán một điều gì… Cổ tôi như nghẹn lại, tôi vừa mới thốt được một lời : “ Lán…” Như nhận ra vẻ khác thường của tôi. Lán bỗng ngẩng đầu lên, đôi mắt cô như to ra, mờ đi vì sợ hãi… Lán vội quay đi, đầu cúi xuống, cái gáy trắng trẻo với những sợi tóc lòa xòa của Lán đỏ ửng lên. Tôi nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn của Lán, một bàn tay ấm nóng dính đầy nhựa cây, nhựa trám, nhựa của những búp chè non vừa hái… Qủa thật, chưa bao giờ tôi mạnh dạn đến thế, tuy tôi thuộc loại nhanh mồm, nhanh miệng và không kém thói ba hoa. Tôi cũng chưa yêu ai bao giờ, ngoài một hai mối cảm tình bâng quơ với cô bạn cùng lớp hoặc cô gái trong tổ dệt thảm len ở trước cửa nhà tôi…”

[15;tr.196]. Thứ tình cảm non nớt đầu đời tưởng chừng dễ quên, dễ phai mờ

khi Hân gặp Yến “ Yến là một cô gái rất đẹp, một vẻ đẹp trẻ trung, tươi mát, quyến rũ lạ lùng : mái tóc cắt ngắn, những món tóc ở hai bên má hơi uốn cong ra phía trước, ôm lấy gương mặt rực rỡ. Dáng người Yến dong dỏng, mềm mại, đôi mắt lúc nào cũng như đang ngạc nhiên. Cái cổ cao vươn lên tựa như một đài hoa khiến gương mặt luôn ngước về phía trước với vẻ thách thức khó tả, cái miệng xinh đẹp luôn mỉm cười, môi dưới hơi bĩu ra, vừa thơ ngây vừa kiêu kì… Yến ăn mặc theo mốt mới nhất, chiếc áo mỏng thêu hoa và chiếc quần âu được may thật khéo, tuy hơi đỏm dáng, sặc sỡ nhưng vẫn rất

những choáng ngợp về một cô gái hiện đại, sống phóng túng đã dần mất đi, thay vào đó là những mâu thuẫn nảy sinh khi hai người sống chung với nhau

“ những chuyện vặt vãnh khó chịu ấy xảy ra thường xuyên làm cả hai đều

bực tức” . Những lúc chán nản với cuộc sống thực tại thì trong Hân lại dâng

trào lên những kỉ niệm, hình ảnh về Lán – cô gái trong sáng, ngây thơ ngày nào, để rồi giờ đây anh chỉ còn dám nhớ về cô như những bông hoa xuyến chi thanh khiết, mộc mạc “ Cũng có những lúc, buồn bã và trống trải, tôi nhớ tới Lán, nhớ tới buổi chiều ở Hạ Hòa, đồi chè xanh, những bông hoa xuyến chi thanh khiết... Tôi đoán Lán phải trách giận, thù ghét tôi lắm, và chắc hình

ảnh tôi đã bị xóa bỏ khỏi tâm trí Lán rồi...”. [18;tr.215]. Những kỉ niệm đã

qua dù là nhỏ nhoi nhưng nếu con người khong trân trọng nó thì đến một ngày mọi thứ cũng sẽ vụt khỏi tầm kiểm soát và trở thành những trăn trở, day dứt khôn nguôi khi người ta nhớ về nó. Lưu Quang Vũ là người luôn chắt chiu cái đẹp, không chỉ là cái đẹp của hồn người mà còn là cái đẹp của truyền thống, của quá khứ đã qua. Cuộc sống như một dòng sông luôn chảy về phía trước. Và con người, dù rất yêu quá khứ cũng không thể giữ nó mãi bên mình. Nhưng nếu có một trái tim nhạy cảm và một tâm hồn tinh tế, ta có thể lưu giữ lại cho mình những ký ức đẹp của cuộc đời. “ Nhưng mai đây, thế nào cũng có lúc tôi đến gặp Lán, không phải bây giờ mà có thể là nhiều năm nữa, khi tôi đã có đủ nghị lực và bình tĩnh kể với Lán rằng : Tôi đã để mất Lán một cách ngu ngốc ra sao, tôi đã sống lầm lẫn và đã phải vượt lên như thế nào để trở thành một con người thực sự. Lúc ấy, có thể Lán sẽ tha thứ cho tôi, và nếu không tha thứ cho tôi đi nữa, Lán cũng sẽ không phải hổ thẹn vì đã từng có lúc yêu tôi và tin cậy ở tôi... Tôi nhìn lại những đồi cọ, đồi trẩu thân thuộc : vẫn mùi nhựa trám, mùi khói đốt cỏ tranh, những bụi chè búp non xanh

mướt... Và những bông hoa xuyến chi...”[18,tr.231]. Với những chất liệu của

đời sống thường ngày, Lưu Quang Vũ đã tìm ra những điều có ý nghĩa trong truyện ngắn của mình. Sau mỗi câu chuyện người đọc tìm thấy một niềm tin,

một thoáng cười vui, một chút ngậm ngùi xa xót, một sự quý trọng nâng niu từng chút tốt đẹp trong cuộc đời, trong mỗi con người, làm giàu có và phong phú thêm cho đời sống tâm hồn mình, rồi ra nó sẽ trở thành chất liệu kịch bản của Lưu Quang Vũ sau này. “Tôi vẫn nghĩ tới Lán, không phải thường xuyên nhưng vẫn nhớ, như nhớ tới một niềm vui lặng lẽ, một dòng suối trong mát

lấp lánh đang chờ đợi ở nơi xa…” ( 18;tr.205) Là một nhân vật yêu cái đẹp,

luôn đi tìm cái đẹp nhưng khác với những nhà văn lãng mạn đương thời tìm kiếm cái đẹp trong cõi mộng thần tiên, Lưu Quang Vũ tìm về những cái đẹp của đời thường, của những tâm hồn bình dị, mộc mạc mà tinh tế. Ông như một nghệ sĩ tâm huyết mải miết đi tìm những hạt ngọc đẹp đang lẩn khuất đâu đây giữa cõi đời thường.

Bằng giọng văn nhẹ nhàng, Lưu Quang Vũ đã đánh thức miền ký ức của mỗi người, đánh thức những xúc cảm thầm kín nhất, sâu xa nhất về những kỷ niệm yêu dấu đã qua trong tâm hồn mỗi người. Có một điều khiến cho Lưu Quang Vũ khác với các nhà văn khác: Ông để cho nhân vật của mình thức tỉnh một cách rất hồn nhiên. Truyện ngắn Lưu Quang Vũ giàu chất thơ vì vậy chỉ thủ thỉ nhẹ nhàng mà không gân guốc, triết lý xa xôi.

Hay trong truyện Mười hai ngày của đời tôi là một chuỗi những hồi ức được nhân vật chính kể lại gắn với “ 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không ở

Hà Nội năm 1972”, gắn với những con người dũng cảm đã hi sinh trong bom

đạn. “ Người ta bảo thời gian sẽ xóa mờ, sẽ làm nguôi đi tất cả, nhưng sao tôi không nguôi quên ? Dù đó chỉ là ít ngày ngắn ngủi so với bao ngày tháng đã qua và sẽ đến, chỉ là mười hai ngày trong rất nhiều những năm tháng của đời tôi…” [17;tr.32] “ Người ta bảo thời gian sẽ làm nguôi quên mọi vết thương, sao tôi không thể nguôi quên ? Mười hai năm đã trôi qua, tôi vẫn làm việc ở bệnh viện ấy, vẫn sống trong ngôi nhà ấy. Bà cụ Việt cùng vợ chòng anh con giai từ lâu đã dọn đến một căn hộ rộng rãi ở khu nhà lắp ghép. Tới ở căn

buồng của họ - căn buồng xưa Thanh đã ở - là một cặp vợ chồng trẻ làm ở đài truyền hình. Ông họa sĩ Lãm đã già yếu hơn, ông vẫn say mê với công

việc, với những bức tranh của mình…”[17;tr.47]. Và khi con người ta đã

từng trải qua chiến tranh, trải qua ranh giới giữa sự sống và cái chết, trải qua những nỗi đau khi tận mặt chứng kiến những người thân yêu ra đi mãi mãi thì những kí ức, kỉ niệm vẫn luôn còn mãi, luôn chảy trong tâm trí. Họ nhớ đến nhau, nhớ những đến năm tháng vào sinh ra tử cùng nhau và những cái chết sẽ trở thành bất tử, trở thành nguồn động lực để truyền lửa cho những người đang sống – sống một cuộc đời thật có ích cho hôm nay và mai sau.

Ở truyện Những người bạn kể về tình bạn của bốn người bạn cũ : “ Một ông cấp tá đánh đông dẹp bắc, một ông giám đốc chỉ huy hàng ngàn người, chú Đàm nhạc sĩ có tiếng trong nước, ông Qúy nhà mình chẳng gì cũng là một phó giáo sư có bao học trò ở trường đại học nọ đại học kia. Vậy mà gặp nhau là mừng quýnh, tâm sự, đùa cợt, trêu chọc nhau, sôi nổi hồn nhiên như trẻ con, như hồi bốn ông 17, 18 tuổi, cùng hoạt động tự vệ thành, rồi người trốn nhà, người thì giấu mẹ, rủ nhau ghi tên lên tàu Nam tiến…”

[17, tr.186]. Chính những hồi ức, kỉ niệm về những trận chiến, những ngày

gian khổ rong ruổi trên khắp các chiến trường miền Nam đã gắn bó bốn con người với nhau. Họ nhớ về đồng đội, về những mảnh đất đã đi qua, nhớ về cả những lúc đói khổ nhất,… để biết được rằng cuộc sống hiện tại được sống, được làm việc thật đáng quý và đáng tự hào biết bao. Qua lời kể của ông thượng tá Dân, những người trẻ tuổi như Hạnh, như Tâm như được quay trở về những ngày tháng đất nước còn chiến tranh “ Thượng tá Dân ôn lại những kỉ niệm ngày vỡ mặt trận Buôn Mê Thuột, mấy anh em lạc đơn vị đi trong rừng nhịn đói cả tuần. Có hôm gặp một nương bắp ven bìa rừng, tìm mãi không thấy bóng người dân nào ở quanh. Định hái vài bắp ăn cho đỡ đói, lại

sợ vi phạm vào điều “ không được lấy cái kim sợi chỉ của dân” nên lại thôi…”

Ông thượng tá thở dài:

- Chóng thật, chóng thật ! Ba tư, ba nhăm năm rồi ! Hồi ấy trong mấy thằng tôi là đứa thư sinh, ngờ nghệch nhất, lần đầu nghe súng nổ còn sợ tái cả mặt, ai ngờ rồi mình lại là người suốt đời gắn bó với nghiệp quân sự. “ Thiện chiến” nhất đơn vị hồi đó, biết cả “ bốc – xơ” lẫn “ diu – đô” là ông

Chính đây cơ !” [17, tr.187] . Qua những hồi ức, kỉ niệm của những người

bạn đã cùng nhau vào sinh ra tử khi đất nước còn chiến tranh, ta càng thêm trân quý hơn những khoảnh khắc đã đi qua của đất nước, thời đại. Bởi có những hi sinh, những gian khổ đó thì mới có những ngày yên bình như hôm nay và những ngày mai sau.

Có thể nói truyện của Lưu Quang Vũ đến với người đọc một cách yên ả, không ồn ào, nó mang vẻ đẹp mong manh, dung dị của loại “hoa xuyến chi” - một loài hoa cúc dại đã đi vào ký ức của nhà văn, ta đã tìm thấy từ các trang viết của ông những lời thì thầm yêu dấu và sâu sắc. Sau mỗi câu chuyện, người đọc như thấy được sự nâng niu, trân trọng những khoảnh khắc đã qua trong mỗi cuộc đời mỗi con người và chính những điều đó làm cho tâm hồn con người phong phú và sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)