Thiên nhiên đầy chất thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 54)

1.1 .Giới thuyết khái niệm

2.3. Thiên nhiên đầy chất thơ

Thiên nhiên chiếm một vị trí đáng kể trong các truyện ngắn của Lưu Quang Vũ. Bút pháp trữ tình của anh đã tìm đến với thiên nhiên như một đối tượng thẩm mỹ, thể hiện sự hòa điệu giữa con người với thiên nhiên, giữa tình và cảnh, giữa nội tâm và ngoại giới nhằm tăng cường sức truyền cảm nghệ thuật.

Ta bắt gặp những cảnh dòng sông, những cảnh sinh hoạt nơi thị trấn nghèo, những tàu vét cát hoạt động ngày đêm trong Thị trấn ven sông. Những vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây đã ăn sâu trong tâm thức của những người dân sinh sống nơi thị trấn nhỏ.

“Những cây cọ lớn lên lá xòe ra xanh tốt, dây lạc tiên có quả vàng bò khắp vườn, những bụi nguyệt quang thấp bé lá tròn, hoa trắng, mọc um tùm

lẫn với cỏ dại rậm rịt… Sau lưng thị trấn là những đồi cọ, đồi chè, những nương sắn, nương dứa và những cây sở mảnh khảnh thân trắng… Những cánh đồng trồng dưa xanh rì cả hai bên đường vào thị trấn..” [17; tr.6].

Lưu Quang Vũ, nhà văn của cái đẹp bình dị mà thanh cao. Văn chương của ông luôn có sự hài hoà giữa thiên nhiên và tâm trạng, giữa cảnh và tình. Bằng lối ngôn ngữ miêu tả giàu xúc cảm và hình tượng, Lưu Quang Vũ đưa người đọc trở về với những miền quê êm đềm, yên ả của nông thôn Việt Nam. Trong câu chuyện Hoa xuyến chi , thứ hoa cỏ đồng nội giản dị , mộc mạc nhưng cũng rất đỗi thanh cao gắn với Lán- cô gái thôn quê chân chất đã lặp đi lặp lại đến ám ảnh, day dứt trong tâm trí của nhân vật tôi mỗi khi nhớ lại.

“Tại sao Lán lại gọi những bông hoa đó là hoa xuyến chi? Đến bây giờ tôi cũng không hiểu tên gọi đó có nghĩa gì không? Thật ra, đó chỉ là những bông cúc dại. Ở vùng Lán, chúng nở trắng xoá dưới chân núi, ven sườn đồi. So với những bông cúc dại, hoa xuyến chi nhỏ hơn, cánh hoa mỏng, thân cao và mảnh dẻ. Lán bảo loài hoa ở núi thường vậy. Hoa xuyến chi nở rộ vào cuối thu, qua mùa đông, cho tới tận đầu xuân... Lần đầu tiên tới cái thôn nhỏ dưới chân núi Buộm, ven bờ sông Thao - nơi Lán ở - tôi phải ngạc nghiên vì màu trắng giản dị mà tinh khiết của loài hoa ấy...

Quê tôi ở cách quê Lán chừng bốn mươi cây số, tuy cũng nằm cạnh sông Thao những đã là vùng đồng bằng, một thị tấn nhỏ bé nhưng khá đông đúc, trên bến dưới thuyền..” [18,tr.192].

Trong khung cảnh ấy, tâm hồn con người trở nên trong sáng hơn, thuần khiết hơn, đẹp đẽ hơn. Lời văn mượt mà, giàu chất hoạ, chất nhạc đã diễn tả một cách hình tượng cảnh thiên nhiên cùng với những tinh tế của tâm hồn con người. Những bông hoa nhỏ bé mỏng manh nơi vùng quê yên bình chính là chứng nhân cho những tình cảm, những rung động đầu đời của hai người trẻ tuổi trước khi hai người rơi vào guồng quay hối hả của cuộc sống “ Đó là

ngày cuối cùng tôi ở lại Hạ Hoà. Buổi chiều, trời tạnh ráo sau một cơn mưa lớn. Trên lưng dải đồi rộng - người ở đây gọi là đồi Lem - chúng tôi ngồi dưới những bụi chè cao tua tủa những búp non. Lán vừa xong buổi làm, ngồi nghỉ để gánh chè về sân hợp tác... Cạnh chỗ chúng tôi ngồi, những bông hoa xuyến chi nở trắng, những ngọn khói đốt cỏ tranh làm nương bốc lên sau các hẻm núi bay mờ dưới thung lũng. Tiếng mõ trâu lốc cốc vẳng lại từ đồi cọ bên kia. Nghĩ tới ngày mai đã xa Lán, tôi thấy buồn. Tính tôi vốn hay làm ra vẻ “phớt đời”, chẳng chú ý tới ai, những giờ đây - không hiểu vì vẻ đẹp lặng lẽ của buổi chiều, vì sắp phải từ giã một nơi mình không định mà đã tới, đã được quí mến như người nhà, hay bởi vì ngày ấy tôi mới hai mươi mốt tuổi và chưa biết ẽ làm gì trong cuộc đời - tôi bỗng cảm thấy cần phải nói với Lán một điều gì... Cổ tôi như nghẹn lại, tôi vừa thốt được một lời: “Lán” Như nhận ra vẻ khác thường của tôi. Lán bỗng ngẩng lên, đôi mắt như to ra, mờ đi vì sợ hãi... Lán vội quay mặt đi, đầu cúi xuống, cái gáy trắng trẻo với những sợi tóc lòa xòa của Lán đỏ ửng lên. Tôi nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn của Lán, một bàn tay ấm nóng dính đầy nhựa cây, nhựa trám nhựa của những búp chè non vừa hái..” [18, tr.196].

Khi Lưu Quang Vũ viết về thiên nhiên ta còn có thể thấy sự tương hợp, hô ứng giữa con người và thiên nhiên. Ông thường lấy thiên nhiên đặt trong một bối cảnh tâm lý thích, hòa đồng với những sắc thái tình cảm và tâm trạng nhân vật; miêu tả các biến thái của tâm hồn, các phản ứng tâm lý, các trạng thái tinh thần được gợi từ những sự thay đổi của thiên nhiên, ngoại giới. Thiên nhiên nhiều khi có vai trò như một tình huống khởi thủy, như một xung lực làm nảy sinh cảm xúc, đánh thức những ấn tượng, trải nghiệm và khơi sâu tâm trạng hồi cố ở nhân vật. Sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người được cảm nhận tinh tế bằng giác quan khiến cho cảm giác trở nên chân thực hơn bao giờ hết. Trong nhiều truyện ngắn khác nhau, thiên nhiên không chỉ là môi

trường xung quanh mà còn gắn liền với sự thay đổi trong ý thức và tâm lý nhân vật. Ở đó, có sự gắn bó nhuần nhuyễn giữa những biến đổi trong tâm trạng, trong ý thức của nhân vật với cảnh quan bên ngoài. Nói cách khác, thiên nhiên được nhìn, được cảm nhận theo các cung bậc, các sắc của tâm hồn. Trong Hoa xuyến chi yếu tố thiên nhiên đã được Lưu Quang Vũ sử dụng rất hiệu quả trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật, ngắm thiên nhiên, cảnh vật xưa cũ , những kí ức, kỉ niệm ùa về khiến cho nhân vật phải tự vấn lại chính bản thân mình, chìm vào trong những mặc cảm tội lỗi vì đã bỏ lỡ những điều đáng trân trọng trọng cuộc đời mình “Những gì đã qua đi, không thể trở lại được nữa. Từ lâu tôi đã hiểu điều đó. Tôi không còn là gã con trai ngông nghênh mà yếu đuối, khờ dại ngày trước. Tôi đã biết sống mạnh mẽ, vững chãi, tôi đã có được sự quí trọng của bè bạn, đồng chí, đã tìm thấy ý nghĩa của đời sống, niềm vui trong công việc, nhưng tôi không thể lấy lại được, - dù chỉ một khoảng khắc - quãng thời gian đã mất đi, tôi đã không tìm lại được Lán...

Nhưng mai đây, thế nào cũng có lúc tôi sẽ đến gặp Lán, không phải bây giờ mà có thể là nhiều năm nữa, khi tô có đủ nghị lực và bình tĩnh để kể với Lán rằng: Tôi đã để mất Lán một cách ngu ngốc ra sao, tôi đã sống lầm lẫn và đã phải vượt lên như thế nào để trờ thành một con người thực sự. Lúc ấy, có thể Lán sẽ tha thứ cho tôi, và nếu không tha thứ cho tôi đi nữa, Lán cũng sẽ không phải hổ thẹn vì đã từng có lúc yêu tôi và tin cậy ở tôi.

Tôi nhìn lại những đồi cọ, đồi trẩu thân thuộc: vẫn mùi nhựa trám, mùi khói đốt cỏ tranh, những bụi chè búp non xanh mướt... Và những bông hoa xuyến chi. Bây giờ đang cuối thu, hoa xuyến chi nở trắng trên sườn đồi và lũng núi. Những bông hoa khác, hay là vẫn nhưng bông hoa của mùa thu ấy? Hoa xuyến chi, tình yêu đã mất của tôi, tia nắng dịu dàng lấp lánh từng chờ đợi tôi ở nơi xa, từ biệt em...

Trên đường trở về, trời đã tối sẫm. Rừng cọ xào xạc hai bên đường. Sông Thao ào ào phía trước mặt. Các bạn tôi đang chờ tôi. Vầng trăng lưỡi liềm sáng bạc đã hiện lên trên núi Buộm. [18, tr.231]

Ở truyện Người bạn cũ, thiên nhiên cũng là một chất xúc tác để con người nhớ về những kỉ niệm năm xưa, nơi chiến trường cũ . “ Nắng đã lên cao. Con sông nước dâng đỏ thắm. Gió mát từ biển ùa vào. Bầu trời xanh lồng lộng. Ngoài kia thành phố chói chang hoa phượng vỹ mùa hè. Tiếng nhạc rộn rã trên loa truyền thanh. Lê lại nhớ một bầu trời anh từng nhìn trên rặng núi phía tây Trường Sơn. Một bầu trời đêm vòi vọi, rộng lớn và uy nghiêm, sao hôm vừa hiện lên, long lanh, trong vắt… Lê và Ngạc mắc võng nằm cạnh nhau. Cả hai đều đang đói meo, đang lên cơn sốt rét, vậy mà Ngạc vẫn ung dung bắt chân chữ ngũ, thổi chiếc kèn ác-mô-ni-ca đã sai cả nốt một điệu nhạc vui…

Suốt buổi sáng, cho tới ngày hom ấy, tiếng kèn ác-mô-ni-ca ngộ nghĩnh và bầu trời với ngôi sao hôm trong vắt vẫn thấp thoáng hiện lên trong tâm trí

Lê…” [18,tr.150]. Những vẻ đẹp về thiên nhiên trong lành, tươi mát cùng với

những kỉ niệm xưa cũ ùa về như một làn gió nhẹ dịu thổi vào tâm trí Lê, bởi anh vốn là người luôn trân quý những kỉ niệm đã qua, nay gặp lại Ngạc thì sự vui mừng như được nhân lên gấp bội. Ở đây yếu tố thiên nhiên trong truyện đã được tác giả sử dụng rất hiệu quả trong việc cộng hưởng với tâm trạng con người để góp phần khắc họa thêm tính cách, tâm lý của nhân vật.

Thiên nhiên trong truyện Chuyện nhỏ sớm mùa thu mang đến cho người đọc một cảm giác thư thái, dễ chịu ngay từ đầu truyện, chính yếu tố thiên nhiên nhẹ nhàng, đầy lãng mạn đã mở ra một thế giới nội tâm trong trẻo, hồn nhiên của cô bé Thủy, mang trong mình một tình yêu với âm nhạc. “ Từ làng, Thủy đi tắt qua cánh đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh

vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của cô ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, rau tía tô, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt…”

[18, tr.232]. Giữa lúc bom đạn chiến tranh đang đe dọa cuộc sống hòa bình

của con người, và sự căm giận, ý chí quyết tâm đánh đuổi quân thù của nhân dân, đồng bào đang sục sôi thì những cá nhân nhỏ tuổi như Thủy cùng với việc nhanh trí nối lại sợi dây liên lạc bị bom đánh đứt quả là một việc làm rất có ý nghĩa. Và ý nghĩa hơn cả, cô đã gửi gắm tình yêu nghệ thuật vào trong tiếng đàn của mình, át đi những khó khăn, vất vả của cuộc chiến, mang lại những thanh âm trong trẻo cho cuộc sống thêm tươi đẹp và những người xung quanh cũng cảm thấy sống có ý nghĩa hơn. “ Tiếng đàn bay ra vườn, vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ con đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa cạnh các hầm trú ẩn. Ngoài Hồ Tây, người ta đung tung lưới vớt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ, bóng những con chim bồ câu bay qua lướt

nhanh trên các mái nhà cao thấp” [18,tr.245]. Cùng với tiếng đàn trong trẻo,

cao vút, những cánh chim bồ câu, những nhành hoa cũng chính là những biểu tượng về sự tự do, khát khao hòa bình mà tác giả Lưu Quang Vũ gửi gắm đến bạn đọc.

Có thể thấy, những trang viết đậm chất thơ nhất của Lưu Quang Vũ là những trang viết tả cảnh, gợi lên những vẻ muôn màu của đất nước. Trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ, thiên nhiên rất giàu tính thẩm mỹ. Tâm hồn lãng mạn đã nhìn cảnh vật với những nét thơ mộng, thiên nhiên như hòa quyện, giao cảm sâu sắc với tâm hồn con người.

Con người luôn chan hoà với thiên nhiên, ngòi bút trữ tình tinh tế của Lưu Quang Vũ đã miêu tả một cách tinh vi, sắc sảo sự vận động của nội tâm

nhân vật cùng với sự biến chuyển của thiên nhiên. Chính vì vậy, trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ dường như màu sắc âm thanh, hương vị tự nhiên của cuộc sống hoà trộn với nhau và kết hợp với tâm hồn con người tạo nên chất thơ chất nhạc trong văn Lưu Quang Vũ.

Tiểu kết

Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi khiến cho truyện ngắn của Lưu Quang Vũ mang những màu sắc riêng, độc đáo. Sự giao thoa ấy được thể hiện đa dạng trên nhiều phương diện: Trong những trang viết của Lưu Quang Vũ là một cái Tôi trữ tình mang tâm trạng, cảm xúc của một con người nhạy cảm, từng trải. Cái Tôi đó luôn sống và hoài niệm trong hồi ức, kỉ niệm, luôn suy tư, trăn trở đầy tâm trạng với những thay đổi của thời đại, xã hội, với những biến tướng làm suy thoái bản chất con người. Và sâu sắc hơn nữa là sự tự nhận thức, tự suy nghĩ để tự thay đổi mình, điều chỉnh thái độ, suy nghĩ để cuộc sống tốt đẹp hơn, sống có ích hơn.

CHƯƠNG 3

SỰ GIAO THOA GIỮA THƠ VÀ VĂN XUÔI TRONG TRUYỆN NGẮN LƯU QUANG VŨ NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

3.1.1. Tính chất phi cốt truyện hóa

Mỗi tác phẩm văn học là một hiện tượng thẩm mĩ có tính chỉnh thể và toàn vẹn. Để tạo nên tính chỉnh thể, toàn vẹn đó, kết cấu là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất. Kết cấu vừa giúp nhà văn chuyển tải thông điệp đến người đọc theo đúng ý tưởng và chiến lược của mình, vừa cho thấy trình độ của họ trong việc triển khai và tổ chức tác phẩm. Ở một phạm vi lớn hơn, quan sát kết cấu của một hệ thống tác phẩm trong một giai đoạn nhất định sẽ cho ta thấy được phần nào lí tưởng thẩm mĩ, quan niệm sáng tác của nhà văn và cả thị hiếu của độc giả thời đại đó cũng như sự vận động của các thể loại trong lịch sử văn học.

Trong lí luận văn học, kết cấu là một trong những thuật ngữ đặc biệt quan trọng và hấp dẫn các nhà nghiên cứu bởi nội hàm phức tạp, ngoại diên rộng lớn và sự thể hiện cụ thể vô cùng sinh động trong thực tế sáng tác. Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa: “Thuật ngữ chỉ sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật - tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài gọi là kết cấu. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và

phối thuộc chúng với tư tưởng” [25]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, kết

cấu được quan niệm là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”, thuật ngữ này được phân biệt với khái niệm bố cục, nó không chỉ là bố cục tác phẩm, mà còn bao gồm cả sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm.

Hầu hết các công trình nghiên cứu hiện đại đều khẳng định vai trò quan trọng của kết cấu trong tác phẩm văn học. Riêng đối với truyện ngắn, một thể loại tự sự mà yêu cầu về sự ngắn gọn, hàm súc được đặc biệt đề cao, thì sự hấp dẫn và chất lượng nghệ thuật của tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào kết cấu. Truyện ngắn, với dung lượng nhỏ, đòi hỏi người viết phải chưng cất, dồn nén hiện thực và bố trí, sắp xếp các thành phần, các yếu tố thuộc về chất liệu vừa khoa học vừa có tính nghệ thuật cao nhất.

Có thể khẳng định sự phong phú và đa dạng về phương thức kết cấu trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 với rất nhiều tìm tòi, sáng tạo, thể nghiệm của các tác giả, ở từng tác phẩm. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nổi lên một số phương thức như kết cấu theo logic nhân quả (câu chuyện được kể từ nguyên nhân đến hệ quả), bao gồm logic sự kiện và logic tâm lí; kết cấu đa tầng bậc (tác phẩm được tạo nên bởi nhiều tầng câu chuyện khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)