Con người tự nhận thức, tự vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 50 - 54)

1.1 .Giới thuyết khái niệm

2.2. Đến cái nhìn mang khuynh cảm nhân sinh

2.2.2. Con người tự nhận thức, tự vấn

Trên những trang viết của mình, Lưu Quang Vũ luôn lặng lẽ âm thầm phản ánh đời sống hết sức khốn khó của con người với cái nhìn đôn hậu và đầy thương cảm. Ông đã tạo ra những trang văn đẹp giản dị nhưng vô cùng

nhân đạo. Những con người dù bị chà đạp vẫn cố gắng vươn tới vẻ đẹp thanh cao, những con người dù khốn khó vẫn tự đấu tranh để vươn tới cái đẹp trong cuộc sống. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống riêng nhưng họ đều có chung tâm trạng dày vò, buồn rầu và lòng khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, cao quý hơn. Trong mỗi câu chuyện, nhân vật luôn là người tự nhận thức được cuộc sống của mình, tự biết cố gắng để cho cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

Truyện ngắn Lưu Quang Vũ vì thế là truyện ngắn hướng nội, nó thường được triển khai từ điểm nhìn của nhân vật, gắn với kiểu loại nhân vật tự nhận thức, tự vấn. Đó là những nhân vật giàu trải nghiệm và đầy tâm trạng. Nhân vật Oanh, một nữ bác sĩ trong Tiếng hát đã từng hạnh phúc với người chồng của mình, là một kỹ sư có vị trí nhất định trong xã hội. Những tưởng ngày vui và tình yêu sẽ theo chị đến cùng. Hàng ngày chồng chị luôn săn sóc, chăm lo cho cuộc sống đôi lứa của hai người và Oanh sẽ cứ yên lòng với tổ ấm của mình nếu như không phát hiện ra chồng có quan hệ với một cô gái khác. Chị cảm thấy quanh mình tất cả bỗng sụp đổ. Và từ đây, giữa chị và anh đã xuất hiện một khoảng trống không dễ lấp đầy. Mặc dù chồng Oanh đã xin chị tha thứ, thú nhận đã lừa dối chị nhưng quan hệ đó theo anh chỉ là cơn mưa bóng mây, chỉ là nhất thời, với anh, chị vẫn là tất cả. Thế nhưng lòng tự ái trong chị vẫn lớn hơn lòng vị tha, chị đã không cho anh có cơ hội làm lành. Chị đã sống những ngày buồn bã, cô quạnh trong căn phòng đã từng là tổ ấm của mình. Và trong những ngày không anh, chị đã tự đối thoại với cái tôi của mình:

“Chỉ yêu nhau thôi không đủ. Người ta không thể chỉ đi tới nhau. Bởi nếu như vậy, khi tới được nhau rồi, sẽ là chấm hết. Người ta phải cùng đi tới một cái gì khác, một cái gì đẹp, một cái gì lạ, một cái gì hữu ích. Người ta chỉ có thể yêu nhau, có ích cho nhau khi người ta cùng có ích cho người khác”[ 18;

Chị đã quá yên lòng về sự có mặt của anh trong căn phòng của mình mà không biết anh có thật thoả mãn với công việc, với cuộc sống phẳng lặng mỗi ngày hay thực ra “anh vẫn đơn độc ngay cả khi ở bên chị”

Với Hà Vân (Đứa con), một sinh linh bị bỏ rơi ngay từ khi lọt lòng, được Diệp, một cô gái trẻ không nỡ để đứa bé không cha không mẹ đã đem về nuôi. Diệp lấy chồng. Hà Vân được coi như đứa con đầu lòng của họ. Sau đó Diệp sinh hạ thêm một con gái và một con trai. Chúng sống với nhau như chị em ruột. Không khí đầm ấm, yên vui của gia đình họ cứ thế trôi qua cho đến năm Hà Vân tròn 15 tuổi, được dự lớp bồi dưỡng học sinh giỏi của tỉnh. Cô giáo ở Bộ về dạy rất có thiện cảm với tư chất và tính nết của Hà Vân. Rồi do một sự ngẫu nhiên, cô giáo dạy văn đã biết đến những bí mật về gốc tích của Hà Vân. Nhưng chuyện sẽ đơn giản hơn nếu chồng của cô giáo không phải là cha ruột của Hà Vân. Khi cha đẻ của Hà Vân thấu tỏ ngọn nguồn thì người phụ nữ sinh ra đứa bé cũng biết tin giọt máu mình bỏ rơi năm nào đã được vợ chồng Diệp nuôi nấng khôn lớn. Và ở đây, câu chuyện trở nên phức tạp khi mẹ đẻ của Hà Vân lấy chồng, một người đàn ông giàu có nhưng cả hai lại không thể có con được nữa. Như vậy là sự hiện diện của Hà Vân khuấy động cuộc sống của 6 người lớn, đặc biệt với chồng của cô giáo, với vợ của một thương nhân và với vợ chồng Diệp. Đứa con là truyện ngắn khá tiêu biểu cho cái nhìn của nhân vật tự vấn, tự thú. Điểm nhìn này phơi mở các trạng thái tâm lý, soi rọi vào những ngóc ngách của thế giới nội tâm, khiến lời tự thú của nhân vật mang vẻ thành thật, cảm động. Bao năm qua, lương tâm người bố đẻ của Hà Vân “cứ dằn vặt không yên” dù đã có gia đình vợ con yên ổn, còn mẹ đẻ của Hà Vân dù đã có một đời sống sung sướng bên người chồng giàu có vẫn không nguôi ngoai ân hận đã chối bỏ đứa con của mình. Tất cả đều đã phải trả giá cho những lầm lỡ của tuổi trẻ. Ở đây, điểm nhìn của nhân vật tôi, nhập vai người kể chuyện đã tựa vào điểm nhìn nhân vật, tạo ra sự hoà nhập

giữa người kể chuyện với nhân vật, qua lời nói thể hiện sự tự nhận thức sau những trải nghiệm của nhân vật cô giáo: “... Khi chúng tôi đã chung sống với nhau, quá khứ của người này, những đúng sai vui buồn của người này cũng là của người kia. Và tôi cũng nghĩ: con người ta không ai sinh ra đã hoàn thiện, có thể hôm qua người ta có những yếu đuối, bạc nhược, vô trách nhiệm, hôm nay muốn được sửa chữa lại, hôm qua chưa là mình, hôm nay mới là mình, hoàn chỉnh, đúng đắn hơn... Tại sao lại không thể làm điều đó? Tại sao đã sai một lần là cứ phải sai mãi, suốt đời không được cứu vãn, sửa chữa lại”[18,

tr.155]. Có thể nói, quan niệm của nhân vật trong truyện Đứa con cũng chính

là quan niệm nghệ thuật về con người của Lưu Quang Vũ. Ngay từ ngày đó, một trong những nhân vật bình thường nhất trong Những người bạn đã đối diện với chính mình, thành thật với chính mình trong những lời tự thú mang tính dự cảm: “Luật lệ thì mơ hồ, có thể giải thích theo nhiều cách, ắt người ta phải áp dụng theo cách nào có lợi cho mình nhất. Miếng ăn trước miệng ngon quá, dễ dàng quá, có thể lờ đi một lần, nghị lực với mình được một lần, mười lần, nhưng đến lần thứ mười một... không thể lúc nào cũng là ông thánh, nhất là tôi”... “Các anh đòi hỏi người ta phải là những bậc anh hùng. Có thể anh hùng năm năm, mười năm nhưng mấy ai anh hùng được suốt đời?”[18,

tr.195].

Làm điều tốt là một truyện mang tinh thần phản biện. Làm điều tốt dễ

hay khó? Lòng tốt thực sự phải như thế nào? Môi trường và mỗi thành viên trong xã hội có ủng hộ, khích lệ người làm điều tốt hay không? Đây là một truyện ngắn mang ý nghĩa đạo đức, nhân sinh sâu sắc, thể hiện bản lĩnh thâm trầm của người viết. Trong cuộc đời, có lẽ đây là vấn đề luôn ám ảnh Lưu Quang Vũ, và ông đã thể hiện nó không chỉ trong truyện mà trong kịch bản văn học của mình. Ở một số truyện của Lưu Quang Vũ: Làm điều tốt, Chuyện

xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ở Làm điều tốt, Lưu Quang Vũ tỏ ra am hiểu tâm lý người đời, làm việc tốt không phải dễ. Người ta nghi ngờ cả những người làm điều tốt. Và lý do không làm điều tốt là phải đổ trách nhiệm cho người khác, để đỡ phải gánh “hậu hoạ” do làm việc tốt “gây” nên. Vợ chồng Thao trong Làm điều tốt đã đưa người thiếu phụ mới sinh nở từ tỉnh lẻ về nhà nghỉ tạm để tìm người nhận đứa bé còn đỏ hỏn của chị làm con nuôi. Nhưng anh chị mới chỉ kịp cho người thiếu phụ bất hạnh đó ăn nghỉ tại nhà mình mấy tiếng đồng hồ đã bị người ngoài nhìn vào với nhiều ngờ vực, thậm chí còn khuyên anh chị không nên cưu mang hai mẹ con người thiếu phụ. Trước sự khuyên can của mọi người, vợ chồng Thao đã phải nghĩ lại việc muốn giúp đỡ hai mẹ con người lạ và tìm mọi lý lẽ “mời” họ ra khỏi nhà mình để người thiếu phụ tự xoay xở lấy tình cảnh của mình. Sau khi hai mẹ con bồng bế nhau ra đường giữa buổi tối mưa gió, Thao cảm thấy ân hận, rồi: “bỗng thấy giận và khinh mình vô cùng, mà nỡ xử sự như vậy? Làm điều tốt, nhưng không có gan làm đến cùng! Xưa nay mình vẫn thế, rốt cuộc chỉ là môt kẻ dở dương, một người tốt trong an toàn, một người tốt nửa vời...”[18; tr. 180]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)