Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 71 - 76)

1.1 .Giới thuyết khái niệm

3.2. Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật

3.2.1.Những khắc khoải nội tâm

thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, gắn liền với miêu tả ngoại hình và miêu tả hành động của nhân vật. Điều đó cũng có nghĩa là tính tất yếu trong hành động thường liên quan chặt chẽ với tính tất yếu trong hành động nội tâm của nhân vật. Ở đây khái niệm “nội tâm” chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình. Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm của nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình với tư cách người kể chuyện. Nhưng biện pháp mà nhà văn hay dùng nhất là biểu hiện “độc thoại nội tâm” và “đối thoại nội tâm” của nhân vật. Những đoạn này được thể hiện bằng chính ngôn ngữ của nhân vật, chúng “vang lên” một cách thầm lặng trong tâm tư của nhân vật. Nhân vật tự biểu hiện, phơi bày những diễn biến trong tâm trạng của mình qua những suy nghĩ, cảm xúc cụ thể.

Trong truyện ngắn Tiếng hát cuộc sống tinh thần của nhân vật Oanh được khắc họa với những biến động tâm lý. Nhân vật thường tự nghĩ, tự trả lời, tự huyễn hoặc mình khi bị chồng – người mà chị hết mực tin tưởng phản bội và đang có chuyện tình cảm với một người phụ nữ khác. Ở người phụ nữ bề ngoài cứng rắn, dứt khoát và cương quyết như Oanh lại là một tâm hồn dễ bị tổn thương. Khi cô biết chồng cô đã phản bội mình thì bao nhiêu điều tốt đẹp về anh cũng theo đó mà sụp đổ, vỡ vụn “ Nếu như rồi đây chị có thể tha thứ cho anh, chị cũng không thể nào quên được những gì đã xảy ra. Làm sao chị có thể sống với anh như cũ ? Chị cảm thấy quanh mình tất cả bỗng đổ

sụp, từ mai, chị sẽ sống ra sao ?” [17,tr.162]. Nhưng trái tim người phụ nữ

lại luôn đi ngược lại những lời nói mà họ thốt ra. Trong lúc chỉ có một mình, muốn đi xem ca nhạc để giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực bủa vây thì chị chỉ nghĩ đến chồng chị, nghĩ đến cuộc sống phía trước sẽ ra sao “ Oanh thấy mình đang đi trên con đường ấy… Đi một mình, không có anh… Và Oanh

chợt nghĩ : Lúc này, anh đang ở đâu ? Anh đã ngủ chưa, hay anh cũng đang một mình, anh có nhớ gì tới Oanh không ? Cũng có thể như nhiều lần, anh đang phát biểu trong hội nghị, những lời phát biểu mà chính anh cũng cảm thấy chung chung, sáo rỗng, vô tích sự. Anh đứng trên bục, mắt hấp háy sau cặp kính… Anh đấy, anh mà chị đã coi là tất cả cuộc đời chị...Chị ngồi xuống ghế, lặng lẽ khóc… Chị yêu anh nhưng giờ đây chị đã hiểu : chỉ yêu nhau thôi không đủ. Người ta không thể chỉ đi tới nhau – bởi nếu như vậy, khi tới được nhau rồi, sẽ là chấm hết – Người ta phải cùng đi tới một cái gì khác, một cái gì đẹp, một cái gì lạ, một cái gì hữu ích… Người ta chỉ có thể yêu nhau, có ích cho nhau khi người ta cùng có ích cho người khác…”[17;tr.177,178].

Trong những khắc khoải nội tâm của Oanh, ta có thể nhận thấy đây là một người phụ nữ luôn muốn hướng mình và những người xung quanh đến những điều tốt đẹp, cô không chấp nhận sống một cuộc sống an phận hay sống theo sự sắp đặt mà bất cứ ở đâu, ở hoàn cảnh nào mỗi người đều cần phải tự thay đổi bản thân mình. Những diễn biến tâm lý của nhân vật, những lời tự nhận thức cũng chính là những tiếng nói, những tuyên ngôn sống mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

3.2.2. Những dằn vặt, tự vấn

Trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả Lưu Quang Vũ, bên cạnh nghệ thuật miêu tả những khắc khoải nội tâm, ông còn tập trung vào những dằn vặt, tự vấn bên trong mỗi cá nhân. Bởi khi con người ta biết tự dằn vặt, tự vấn lại mình đó chính là lúc họ sống chân thật nhất, lương thiện nhất. Ở truyện ngắn Hoa xuyến chi khi nhân vật Hân có những lựa chọn sai lầm khi quyết định chung sống với Yến mà bỏ quên đi những tình cảm tốt đẹp dành cho Lán đã khiến anh dằn vặt mình mỗi khi nhớ đến Lán và tự thấy mặc cảm xấu hổ. Tác giả đã để cho nhân vật tự hiểu ra rằng trên đời này “ dù chỉ là một khoảnh khắc – quãng thời gian đã mất đi, tôi đã không tìm được lại Lán...” ,

đó như một tiếng thở dài được nén chặt trong lòng bởi khi đã trải qua những thăng trầm của cuộc sống có những thứ con người mãi mãi không thể lấy lại được dù nó có đang hiển hiện ngay trước mắt.

Hay trong truyện “ Làm điều tốt” , khi hai vợ chồng Thao muốn giúp đỡ một sản phụ mới sinh có một chỗ để nương tựa nhưng khi chính những dư luận xã hội, những lời đàm tiếu đã khiến họ không dám vượt qua để làm người tốt đúng nghĩa. Những thay đổi trong tâm lý của nhân vật từ chỗ hoang mang, lo sợ sẽ mang tiếng, mang vạ vào thân như lời của các vị quân sư khu

phố “ Ngộ nhỡ sau này cô ấy hoặc gia đình cô ấy lại tìm đến nhà cậu, cứ nhè

vợ chồng cậu mà bắt đền, bắt cậu phải đi đòi lại đứa bé... Cậu sẽ buộc phải nghe theo và sẽ bị cái người đã nhận nuôi đứa bé họ oán trách... Thế là cậu làm ơn mà mang oán... Cậu thử suy tính xem, còn có thể xảy ra nhiều sự phiền phức nữa. Gỉa dụ như: cô ta đang tìm chỗ để cho con, thấy gia đình cậu đối xử tốt quá, là chỗ tử tế quá, thế là nửa đêm nay, cô ta lẻn dậy trốn đi, bỏ đứa con lại cho vợ chồng cậu, tin chắc đã gửi được con vào chỗ yên ấm, cậu

tính sao...”[18,tr.174] đã khiến Thao dần bị tác động và không dám chắc vào

việc mình làm có đúng hay không “ Thao ngẩn người ngồi nghe. Mới đầu hơi ngớ ra rồi bắt đầu hoang mang, sau thì đâm hoảng thật sự. Ừ, sao mình không lường trước những sự việc đó nhỉ? Chẳng lẽ thế? Nhưng có thể lắm

chứ! Nếu đến thế thì gay thật!”. Tấm lòng lương thiện, thương người bỗng

nhiên trở thành mối lo, và hai vợ chồng Thao quyết định nói ra cái ý “rất tiếc,

nhưng không thể mời cô nghỉ lại nhà được” dù trong thâm tâm họ, đó là một

sự vô lương tâm. “Anh tự trách mình bỗng dưng dấn thân vào một tình thế khiến mình phải dối trá, nhất là phải dối trá với cô gái chỉ đáng tuổi em út

mình, đang bơ vơ khốn khó”[18,tr.177] . Đến khi hai mẹ con cô Thìn rời đi ra

nơi ga tàu trời mưa lạnh lẽo, hai vợ chồng Thao càng thấy day dứt hơn với hành động của mình bởi suy cho cùng giúp người trong lúc khó khăn hoạn

nạn mới là việc nên làm và khiến cho con người ta có thể thoải mái về tư tưởng hơn bao giờ hết. Đọc văn của Lưu Quang Vũ ta như thấy chính mình ở trong đó, bởi bất kì ai trong cuộc sống cũng đã có ít nhất một lần không dám nói, không dám hành động vì sợ tiếng xấu, nỗi sợ ấy như khoảng cách vô hình ngăn giữa cái thiện và cái ác mà ít ai dám vượt qua. Cũng như Thao, có lẽ đến sau này thì hình ảnh mẹ con cô Thìn ra đi, bơ vơ trong đêm mưa gió sẽ mãi ám ảnh, dằn vặt trong tâm trí anh “ Đêm ấy, trời mưa to, sấm chớp ì ầm. Thao nằm trằn trọc không ngủ được. Bên cạnh, chị vợ thức trở mình luôn. Không nói ra, nhưng cả hai vẫn bị ám ảnh không yên về chuyện cô Thìn. Thao nghĩ : Thế là làm điều tốt khó khăn thật! Vợ chồng anh đưa cô Thìn về nhà, là xuất phát từ lòng tốt, muốn làm một việc tốt, nhưng rồi sau đó, chính vợ chồng anh lại phải tìm cách đẩy cô ấy và đứa trẻ mới sinh ra đường, giữa buổi tối mưa gió, chỉ vì sợ hậu quả của việc tốt mình làm, sợ những rắc rối, những lời dị nghị đơm đặt cay nghiệt của người xung quanh... Thao bỗng thấy giận và khinh mình vô cùng, mà nỡ xử sự như vậy! Làm điều tốt, nhưng không có gan làm đến cùng! Xưa nay mình vẫn thế, rốt cuộc chỉ là một kẻ dở ương, một người tốt trong an toàn, một người tốt nửa vời...” [18, tr.180].

Có thể nói để đạt được sự thành công trong miêu tả tâm lý nhân vật. Nhà văn phải thực sự nhập thân vào nhân vật, phải sống cùng nhân vật của mình, đồng cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của nhân vật. Có như vậy người sáng tạo mới có thể thể hiện hết những cung bậc của trạng thái cảm xúc, những thay đổi của diễn biến tâm lý phức tạp. Đó chính là điều mà một nhân vật cần đạt tới. Ở trong các tác phẩm truyện ngắn của mình, tác giả Lưu Quang Vũ đã khắc họa tâm lý nhân vật dựa trên những khắc khoải nội tâm để từ đó nhân vật hiện lên với những nét chân thực và gần gũi nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong truyện ngắn lưu quang vũ (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)