Bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sinh thá

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thanh hóa (Trang 110 - 115)

- Hiện đại hoá mạng lưới thông tin toàn tỉnh theo hướng tự động hoá, điện tử hoá và tin học hoá, mở rộng phát triển các dịch vụ điện thoại mới,

3.4.7. Bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sinh thá

Nghiên cứu, xác định những thế mạnh về tài nguyên, về phân bổ tài

nguyên, từ đó phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ một cách đồng đều. Các cụm du lịch trọng điểm cần có sự tương xứng với nhau về lượng khách, cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ du lịch bổ sung nhằm tạo ra thế cân bằng ngay trong phạm vi tỉnh và đối trọng với các tỉnh, thành phố giầu tiềm năng khác. Phát triển du lịch dựa trên khai thác đồng đều nguồn tài nguyên du lịch khác nhau là tạo ra sức đề kháng tốt đối với tính mùa vụ và giảm sức ép về vấn đề môi trường cũng như sự bão hoà

Để các khu di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc của Thanh Hoá vừa

phát huy được chức năng kinh tế mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ, không phá vỡ không gian cổ kính vốn có của nó. Du lịch Thanh Hoá đã tổ chức học tập và triển khai các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường. Có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ, tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch. Thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp thời phối hợp cùng các ban, ngành và địa phương liên quan khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch.

Tập trung mọi nỗ lực nhằm chống xuống cấp, bảo vệ di tích trên

nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng và khôi phục nguyên bản các di tích. Những công việc này đòi hỏi tốn kém về tài chính, công sức và nhất là kỹ thuật kinh nghiệm. Vì nhiều khi sự thiếu hiểu biết, thiếu thận trọng, nôn nóng đã biến công tác tôn tạo, bảo vệ di tích thành sự phá hoại nhanh nhất và làm biến tướng di tích . Do vậy, cần xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch, xây dựng tiêu chuẩn môi trường du lịch, từ đó, thực hiện rà soát đánh giá, kiểm kê và phân hạng tài nguyên du lịch về tiềm năng giá trị và yêu cầu đối với việc bảo tồn phát triển tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.

Không gian cũng là một phần không thể thiếu để phát triển du lịch, do vậy cần thận trọng trong việc cấp phép xây dựng các công trình mới làm ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch. Các cơ quan chức năng phải cương quyết cưỡng chế, phá bỏ những trường hợp lấn chiếm di tích, trả lại không gian cho di tích.

Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường học về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Có thể lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch (cả tự nhiên và xã hội) trong chương trình giảng dạy của các trường THPT của huyện,

cũng như giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương.

Hàng ngày các điểm du lịch đón tiếp hàng vạn khách du lịch, vì vậy

lượng rác thải ở các khu du lịch sẽ rất nhiều. Để bảo đảm cảnh quan môi trường luôn được sạch sẽ thì cần phải có những giải pháp thu gom và xử lý rác. Cần phải đặt nhiều thùng rác tại các vị trí dễ thấy, khoảng cách giữa các thùng là 15m đến 50m để du khách thuận tiện bỏ rác vào thùng. Mỗi khu du lịch nên có một đội ngũ don vệ sinh chuyên nghiệp. Nên có hình thức phạt hành chính, lao động công ích đối với những hành vi xâm hại môi trường.

Kết luận chương 3

Trong những chặng đường tiếp theo, để đạt được mục tiêu đưa ngành

kinh tế du lịch Thanh Hoá thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, một trung tâm du lịch có tầm cỡ quốc gia đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách; Mở rộng nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh tế du lịch; Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao; Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch; Bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sinh thái …

Có thể nói hệ thống giải pháp trên mang tính thiết thực và khả thi.

Thực hiện tốt những giải pháp đó, chúng ta có quyền hy vọng rằng trong tương lai không xa ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá sẽ có những bước

phát triển “đột phá” và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

KẾT LUẬN

Du lịch là ngành kinh tế có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội và chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển du lịch không chỉ nhằm khai thác tiềm năng vốn có của đất nước mà còn là đòi hỏi bức xúc để hội nhập nền kinh tế nước ta với các nền kinh tế trên thế giới trong quá trình phát triển.

Thanh Hoá - mảnh đất ‘‘địa linh nhân kiệt’’, với bề dày lịch sử, truyền thống văn hoá đặc sắc và điều kiện tự nhiên phong phú rất thuận lợi cho việc phát triển ngành kinh tế du lịch. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương. Thực tiễn đã và đang đặt ra một vấn đề là làm thế nào để ngành kinh tế này thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, một trung tâm du lịch trọng điểm quốc gia trong thời gian tới ? Xuất phát từ lí do trên, tác giả đã quan tâm và lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc Sỹ.

Sau một thời gian tìm kiếm tư liệu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn với những nội dung chủ yếu sau đây:

- Làm rõ các khái niệm du lịch và kinh tế du lịch, vai trò của ngành

kinh tế du lịch, những nhân tố tác động đến kinh tế du lịch và điều kiện để phát triển kinh tế du lịch. Trên cơ sở đó, phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh để từ đó rút ra những bài học bổ ích cho sự phát triển kinh tế du lịch Thanh Hoá.

- Nêu và phân tích tiềm năng, thế mạnh của ngành kinh tế du lịch

Thanh Hoá, thực trạng phát triển ngành kinh tế du lịch trên địa bàn từ năm 2000 đến nay. Vách rõ những thành tựu về các mặt doanh thu, lợi nhuận, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động kinh tế du lịch của tỉnh trong thời gian qua, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế về các mặt chất lượng sản phẩm du lịch, tốc độ phát triển, khả năng hội nhập của ngành … và những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đến những tồn tại, hạn chế của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá. Tác giả đã nhận thấy một thực tế là tiềm năng phát triển ngành kinh tế du lịch là rất lớn, nhưng quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch vẫn còn thấp.

- Từ kết quả phân tích trên, tác giả đã đưa ra những dự báo phương hướng và giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào tăng cường công tác tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách; Mở rộng nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh tế du lịch; Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao; Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Phát triển cơ sở vật chất - kỹ

nhiên, để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giải pháp, vận dụng phù hợp với yêu cầu của ngành và địa phương trong từng giai đoạn cụ thể.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về nguồn thông tin, tư liệu và hạn chế chủ quan về phía tác giả nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thanh hóa (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w