Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 102)

- Khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cũng như tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ

3.4.3. Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao

* Về chất lượng sản phẩm

Xu hướng đa dạng hoá và độc đáo hoá sản phẩm du lịch bắt nguồn từ

nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch. Những yêu cầu này thường mang tính đặc thù, phụ thuộc vào tập quán, lịch sử xã hội và văn hoá của mỗi vùng, mỗi nước và phụ thuộc vào sở thích của mỗi du khách.

Mặt khác, xu hướng này còn chịu tác động bởi sự phát triển của khoa

học công nghệ hiện đại, nghiên cứu để tạo ra những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao, giá thành thấp và có sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt quan tâm đa dạng hoá hình thức và sản phẩm du lịch, trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn

hoá lịch sử; xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá địa phương, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của du khách.

Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác tài nguyên du lịch sẵn có để xây

dựng điểm thăm quan du lịch ở Thanh Hoá còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược khai thác đồng bộ, nguồn kinh phí đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển … nên chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp. Để khắc phục những hạn chế trên, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá cần thiết phải thực hiện những giải pháp sau:

Một là, tiến hành điều tra, đánh giá về hiện trạng các sản phẩm du lịch chính (chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách) của Thanh Hoá và những tiềm năng tạo sản phẩm còn chưa được khai thác . Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng một kế hoạch có tính khả thi cao để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, đặc thù, có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm du lịch ở các địa phương khác, cũng như các nước khác trên thế giới.

Hai là, cần tiến hành nhanh chóng việc đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, cần có những quy định chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng. Trên cơ sở những quy định đã thống nhất, cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ không xuống cấp hoặc không đạt tiêu chuẩn phục vụ của ngành du lịch.

Ba là, khuyến khích việc đầu tư nâng cấp, mở rộng nhiều loại hình vui chơi, giải trí ở các điểm như trung tâm thành phố Thanh Hoá, Sầm Sơn … và xây dựng thêm các điểm vui chơi giải trí mới của tỉnh; ở mỗi điểm vui chơi giải trí cần nghiên cứu để tạo ra sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, tránh sự trùng lập trong thiết kế và hình thức tổ chức. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này cần thiết phải có sự hợp tác chỉ đạo chung giữa các doanh

nghiệp. Từ đó, có thể tạo ra được một bức tranh đa dạng của những sản phẩm độc đáo có tính hấp dẫn lớn trên phạm vi toàn tỉnh. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của du khách trên địa bàn Thanh Hoá.

Bốn là, tiến hành quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc với những chương trình biểu diễn độc đáo, đặc sắc mang tính nghệ thuật cao, những môn nghệ thuật dân gian lâu đời của người dân Việt nam nói chung. Đây sẽ là hoạt động du lịch hấp dẫn và thu hút một lượng khách du lịch không nhỏ, bởi mục đích du lịch của phần lớn khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng là để tìm hiểu đời sống văn hoá của dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, từ trước đến nay, sản phẩm du lịch này chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên còn đơn điệu và chất lượng thấp.

Cần có chính sách ưu đãi thoả đáng đối với các nghệ nhân tham gia thực hiện chương trình phục vụ du khách. Trong vấn đề này cần thiết phải có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa ngành kinh tế du lịch và ngành văn hoá của tỉnh.

Năm là, tiến hành phân loại, hệ thống hoá và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh để có thể phục vụ khách du lịch và có chính sách xúc tiến quảng cáo với loại sản phẩm này.

Sáu là, khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở thành phố Thanh Hoá, Sầm Sơn. Nên có những quy định đối với các cơ sở tư nhân buôn bán các loại hàng này.

Bảy là, khuyến khích việc quy hoạch lại các nghề truyền thống phục vụ du khách. Tuy nhiên, ở đây cần đặc biệt lưu ý đến quyền lợi của người dân địa phương để họ có thể yên tâm đầu tư thời gian và công sức tạo ra sản

Tám là, cần tiến hành hợp tác chặt chẽ với các địa phương phụ cận, đặc biệt là Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Huế … để tạo ra nhiều hơn nữa sản phẩm du lịch có chất lượng thông qua các tuyến, các điểm du lịch liên vùng. Song phải có sự tổ chức thống nhất về giá cả, tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh làm mất niềm tin ở du khách.

* Về cơ chế giá cả sản phẩm du lịch

Giá cả của sản phẩm du lịch được xác định trên thị trường khác

nhau tuỳ thuộc vào chất lượng, tính độc đáo, tính thời vụ và không gian của nó. Vì vậy, việc áp dụng cơ chế giá cả sản phẩm du lịch một cách linh hoạt là điều hết sức cần thiết để thu hút khách du lịch.

Trong quá trình cung ứng sản phẩm du lịch, tuỳ vào điều kiện hoàn

cảnh cụ thể nhà cung ứng sản phẩm du lịch ở tỉnh Thanh Hoá có thể áp dụng các chiến lược giá cả như sau:

- Chiến lược giá thấp: có thể áp dụng khi đưa một sản phẩm du lịch

mới ra thị trường như sản phẩm du lịch biển Hải Tiến, động Tiên Sơn … hoặc nhằm mục đích sử dụng, khai thác tổng hợp mọi khả năng của cơ sở trong giai đoạn mùa cao điểm. Việc áp dụng chiến lược giá thấp này, một mặt, thu hút được du khách có mức thu nhập trung bình, mặt khác, từ việc giảm giá trong trường hợp kéo dài thời gian nghỉ lại của du khách, thì việc giảm giá ở bộ phận này sẽ được bù đắp lại ở bộ phận khác của sản phẩm du lịch.

- Chiến lược giá trọn gói: đây là chiến lược bán cả cụm sản phẩm

với cơ cấu cho trước. Áp dụng chiến lược này sẽ tạo sự yên tâm tối thiểu cho quá trình nhập trung bình). Nhưng điều quan trọng hơn trong chiến lược giá cả trọn gói là chiến thuật thu bổ sung các nhu cầu mới phát sinh kèm theo cụm sản phẩm đã bán theo giá trọn gói.

- Chiến lược tăng giá: có thể sử dụng ở những nơi mà độ co dãn của nhu cầu du lịch thấp (như du lịch chữa bệnh, du lịch hội thảo …).

Tuy nhiên, để có được chiến lược giá cả sản phẩm du lịch thích hợp, đòi hỏi các nhà cung ứng du lịch cần phải bám chắc thị trường, nắm chắc tâm lý, phản ứng của khách để có những xử lý thích đáng về cơ chế giá cả, đây là một vấn đề hết sức nhậy cảm đòi hỏi phải coi nó là một vấn đề khoa học và đồng thời là một nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w