Từ năm 2000 đến nay, thu ngân sách của tỉnh Thanh Hoá đã tăng 7 - 8% mỗi năm, trong đó, ngành dịch vụ nói chung và kinh tế du lịch nói riêng đã có những đóng góp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Thanh Hoá thì năm 2000 ngành kinh tế du lịch đã đóng góp 5.173 triệu đồng vào thu ngân sách của tỉnh thì đến năm 2009 con số này đã lên tới 46.500 triệu đồng.
Bảng 2.6: Mức đóng góp vào ngân sách của ngành du lịch Thanh Hoá trong ngân sách của tỉnh
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số lượn g 5.173 6.142 7.241 8.35 2 9.214 15.117 25.75 0 35.40 0 40.70 0 46.500
Nguồn: Sở du lịch Thanh Hoá
Thực tế cho thấy, hàng năm ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá đã góp
phần quan trọng trong việc đưa kinh tế tỉnh nhà được khởi sắc, mức đóng góp vào ngân sách tỉnh ngày càng tăng lên. Dự tính năm 2010 mức đóng góp của ngành du lịch Thanh Hoá vào ngân sách của tỉnh sẽ là khoảng 53.200 triệu đồng.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
Hiện nay, ở Thanh Hoá cơ cấu kinh tế đã và đang được chuyển đổi theo hướng kinh tế mở. Việc phát triển kinh tế du lịch ở Thanh Hoá không chỉ góp phần tích cực, tỷ trọng ngành dịch vụ trong thu nhập ngân sách tỉnh năm 2000 là 34,4% thì đến năm 2009 con số này đã tăng lên 36,2%.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã và đang giảm dần, tỷ trọng ngành công
nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước. Năm 2000 giá trị GDP của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá
(trong đó có doanh thu nhà hàng) mới chiếm tỷ trọng 2,04% trong GDP của tỉnh đến năm 2009 chiếm tỷ trọng 5,34% trong GDP của tỉnh.
Bảng 2.7: Cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thanh Hoá (2000 - 2009)
Đơn vị tính: %
Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
2000 39,6 26,0 34,4 2001 38,3 27,1 34,4 2002 37,3 28,0 34,9 2003 35,1 30,0 34,9 2004 33,1 31,9 35,0 2005 32,5 33,4 34,1 2006 31,1 32,8 36,1 2007 32,6 32,7 34,7 2008 31,8 33.5 34,7 2009 32,2 32,6 36,2
Nguồn: Sở du lịch Thanh Hoá - Góp phần giải quyết việc làm
Kinh tế du lịch là ngành có nhu cầu về lao động rất cao, vì thế, hàng
năm ngành đã thu hút được số lao động tương đối lớn. Theo thống kê của Sở du lịch Thanh Hoá, năm 2000 ngành kinh tế du lịch của tỉnh đã giải quyết được khoảng 7.057 lao động trực tiếp va gián tiếp thì đến năm 2009 con số này đã lên tới 12.376 người, góp phần quan trọng trong việc giảm sức ép về việc làm đối với toàn xã hội.
Bảng 2.8: Số lượng việc làm cho người lao động ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá đã tạo ra (2000 - 2009)
Đơn vị tính: người
Năm Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp
2000 2.950 4.107
2001 3.160 4.312
2002 3.306 4.500
2003 3.505 4.830
2005 3.931 5.560
2006 3.978 5.708
2007 4.219 5.798
2008 4.376 6.732
2009 4.529 6.891
Nguồn: sở du lịch Thanh Hoá
- Thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển
Trong thể thống nhất của nền kinh tế quốc dân, sự phát triển của ngành kinh tế này là nhân tố thúc đẩy ngành kinh tế khác phát triển. Sự phát triển của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một số ngành khác như ngành thủ công mỹ nghệ, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng, hàng không… phát triển. Du khách đến với Thanh Hoá từ nhiều vùng miền, nhiều nước khác nhau, trong chuyến đi họ có thể mua các loại dịch vụ vận chuyển khác nhau để liên hệ với bạn bè, người thân; đồng thời, sau mổi chuyến đi họ thường mong muốn mang về nơi họ sinh sống những mặt hàng đặc trưng của nơi họ đã đến thăm quan để làm kỷ niệm hoặc tặng cho ngươi thân của họ… Chính vì lẽ đó mà việc phát triển ngành kinh tế du lịch sẽ là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Thực tế, ở Thanh Hoá trong những năm vừa qua, nhờ sự phát triển của ngành kinh tế du lịch mà ngành bưu chính viễn thông, thủ công mỹ nghệ … đã có những bước tiến đáng kể. Song, ngược lại sự phối hợp và tác động qua lại của các ngành kinh tế trong tỉnh cũng như sự hợp tác quốc tế có hiệu quả về lĩnh vực du lịch, tạo đà cho ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá tiếp cận được với thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình phát triển.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hoá - xã hội
Khi kinh tế du lịch phát triển đời sống vật chất của nhân dân ở địa
nâng cao trình độ, cải thiện đời sống văn hoá và tinh thần. Mặt khác, ở những nơi ngành kinh tế du lịch phát triển, luồng du khách đến từ nhiều vùng, nhiều nước khác nhau, vì thế, người dân địa phương có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hoá. Và chính sự giao thoa giữa các luồng văn hoá này, đã góp phần làm cho đời sống xã hội của địa phương phát triển trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn. Chẳng hạn, nhờ có sự phát triển của ngành kinh tế du lịch mà trong những năm gần đây đời sống nhân dân ở thị xã Sầm Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Như Xuân … đã và đang được cải thiện rõ nét cả về kinh tế lẫn văn hoá, xã hội.
Nhìn chung trong hơn 10 năm qua, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá đã
thu được những thành tựu quan trọng. Số lượng khách vào Thanh Hoá ngày càng tăng, doanh thu về du lịch, thu nhập xã hội từ du lịch và nộp ngân sách tỉnh ngày càng cao. Ngành kinh tế du lịch phát triển đã thu hút nhiều lao động xã hội và góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Quy hoạch phát triển du lịch đã có bước tiến bộ rõ nét, chú trọng đầu tư chiều sâu có trọng điểm. Hệ thống tổ chức đựơc kiện toàn một bước, đội ngũ cán bộ phát triển về số lượng và đang nâng dần về chất lượng.
Đạt được những thành tựu nói trên là nhờ có đường lối đổi mới đúng
đắn của Đảng về phát triển kinh tế dịch vụ nói chung và kinh tế du lịch nói riêng; sự chỉ đạo sát sao của chính quyền tỉnh và sự cố gắng nỗ lực của Sở du lịch Thanh Hoá. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đựơc, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế đang đòi hỏi phải có biện pháp tháo gỡ.
2.3.2. Những nguyên nhân và tồn tại của ngành du lịch Thanh Hóa
2.3.2.1. Hạn chế
Mặc dù trong những năm gần đây ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá đã tạo ra được những sản phẩm du lịch mới như động Tiên Sơn (Vĩnh Lộc) - nơi được xem như một “Phong Nha thứ hai”, suối cá Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ đã được xem như “một câu chuyện lạ Việt Nam”, khu du lịch biển Hải Tiến - Hoằng Hoá rất đẹp, … Song, cho đến nay, sản phẩm du lịch của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch nổi trội, cảnh quan môi trường và các giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc vẫn còn lãng phí, chưa có chiến lược đầu tư đồng bộ và hiệu quả. Bãi tắm ở Sầm Sơn - Thanh Hoá tuy đã thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế nhưng do chất lượng dịch vụ, thái độ giao tiếp chưa được văn minh, lịch sự của một số lao động mùa vụ nên hiện nay không có sức hấp dẫn như trước. Vấn đề đặt ra hiện nay là nền kinh tế du lịch Thanh Hoá chưa tìm được hình ảnh đặc trưng cho sản phẩm du lịch để khai thác và phát huy tiềm năng vốn có của tỉnh, bỏ lỡ nhiều cơ hội thuận lợi thu hút nguồn khách hàng trong nước và đặc biệt là khách quốc tế.
- Tốc độ phát triển của ngành còn chậm
Thanh Hoá là tỉnh có lợi thế và tiềm năng cho phát triển kinh tế du lịch, với điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, cảnh quan thiên nhiên đa dạng độc đáo, lại có bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử … Tuy nhiên, hiện nay, tốc độ phát triển của ngành kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh còn chậm: chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế, doanh thu du lịch hàng năm đã tăng lên nhưng chưa tạo ra bước đột phá, chưa phát huy được hết vai trò của các thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh du lịch, mức đóng góp ngân sách của tỉnh hàng năm có tăng nhưng so với một số ngành kinh tế khác thì chưa cao, mức thu nhập của người lao động trong ngành còn khiêm tốn …
Nhìn chung, quy mô phát triển kinh tế du lịch Thanh Hoá vẫn còn nhỏ hẹp, sự phát triển của ngành còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương.
- Khả năng hội nhập kém
Trong thời đại ngày nay nền kinh tế đã mang tính chất quốc tế hoá cao độ, hội nhập cùng phát triển là xu thế có tính tất yếu mà bất cứ một quốc gia nào cũng cần phải quan tâm trong quá trình phát triển của mình .Quá trình đó đem lại cho các nước , đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam nhiều cơ hội mới, song cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức mới như nguy cơ tụt hậu nền kinh tế, giải quyết các vấn đề về chính trị, xã hội … buộc các nước phải tìm ra phương cách để tạo ra ưu thế cạnh tranh nhằm hội nhập được với nền kinh tế thế giới, từ đó, sẽ có điêù kiện phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững an ninh chính trị … Trong quỹ đạo chung ấy, ngành kinh tế du lịch Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng cũng cần phải tìm cho mình một hướng đi mới để phát triển.Tuy nhiên, thực tế hiện nay khả năng hội nhập của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá còn kém, chưa tạo được sản phẩm du lịch độc đáo nhằm thu hút khách du lịch trên thế giới, du khách đến Thanh Hoá hiện nay phần lớn là khách nội địa, du khách quốc tế đến Thanh Hoá hầu như còn rất ít, trong đó phần nhiều là du khách đến từ các nước Đông Nam Á, còn thị trường khách Châu Mĩ, Châu Phi …dường như bỏ ngỏ. Điều này lý giải cho câu hỏi vì sao sự phát triển của kinh tế du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thanh Hoá nói riêng còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên
Những tồn tai, hạn chế trên do những nguyên nhân khách quan và chủ
quan sau :
Thứ nhất, có nhiều đối thủ cạnh tranh
Du lịch Việt Nam nói chung, trong đó có du lịch Thanh Hoá, mở ra vào thời điểm mà du lịch thế giới phát triển ở một trình độ cao về nhiều mặt. Nhiều du khách đã quen đến những nước có ngành kinh tế du lịch phát triển cao. Vì vậy, hiện nay nhiều yêu cầu của khách du lịch quốc tế ngành kinh tế du lịch Việt Nam nói chung và ở Thanh Hoá nói riêng chưa đáp ứng được như: bể bơi đủ tiêu chuẩn, sân golf, nơi vui chơi giải trí, thám hiểm, sản phẩm du lịch độc đáo, hàng lưu niệm đẹp, phương tiện đi lại nhanh chóng … Đây là một trong những nguyên nhân khiến ngành kinh tế du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thanh Hoá nói riêng chưa hấp dẫn để thu hút khách quốc tế.
Thứ hai, vị trí tài nguyên không tập trung
Là tỉnh tương đối giầu tài nguyên du lịch, cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, đây là điều kiện thuận lợi cho Thanh Hoá có thể phát triển ngành kinh tế du lịch. Tuy nhiên, một khó khăn đối với sự phát triển ấy là tài nguyên du lịch không tập trung mà phân bố rải rác khắp nơi trong địa bàn tỉnh. Chẳng hạn, tài nguyên du lịch hang động nằm rải rác ở các huyện, các vùng khác nhau như huyện Nga Sơn có động Từ Thức, huyện Vĩnh Lộc có động Tiên Sơn, thành phố Thanh Hoá nổi tiếng với động Hàm Rồng, … điều này gây cản trở lớn trong việc quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch và đồng thời gây khó khăn trong việc đi lại của du khách.
Thứ ba, cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội còn thấp kém
Cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất không do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội đó là hệ thống đường xá, sân bay, bến cảng, nhà ga, đường sắt, công viên của toàn dân, mạng lưới thương
mạng lưới điện, bảo tàng, rạp hát v.v … Cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội có vai trò là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của một quốc gia, dân tộc. Còn đối với ngành kinh tế du lịch thì cơ sở vật chất hạ tầng - xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Ngược lại, phát triển du lịch lại là yếu tố tích cực thúc đẩy, nâng cao, mở rộng cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội của địa phương hay quốc gia đó.
Cơ sở hạ tầng - xã hội ở Thanh Hoá hiện nay đã phát triển nhưng chưa đồng bộ giữa các khu vực thành thị và nông thôn, miền đồng bằng và trung du, miền núi. Do nguồn vốn còn hạn hẹp nên việc đầu tư để xây dựng mới, trùng tu, bảo dưỡng, tôn tạo một số tuyến đường, hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt … còn manh mún nên chất lượng của một số tuyến đường còn chấp vá, kém chất lượng, hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng.
Chẳng hạn, một số tuyến đường: thành phố Thanh Hoá - suối cá Cẩm Lương, thành phố Thanh Hoá - Lam Kinh, thành phố Thanh Hoá - vườn quốc gia Bến En, thành phố Thanh Hoá - thành nhà Hồ … chất lượng còn thấp so với yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Hệ thống xử lý rác thải ở một số khu du lịch như: thành phố Thanh Hoá, vườn quốc gia Bến En … vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Chính điều này ảnh hưởng đến chất lượng chuyến du lịch của du
khách, du khách phải mất nhiều thời gian hơn cho việc đi lại, điều đó đồng nghĩa là thời gian nghỉ ngơi và thăm quan của du khách sẽ giảm theo. Vì thế, đây chính là một trong những trở lực đối với sự phát triển của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá.
Thứ tư, điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch còn kém phát triển
Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật là một trong những nhân tố quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là yếu tố đảm bảo về điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện. Mỗi ngành, mỗi
lĩnh vực sản xuất kinh doanh để có thể hoạt động đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Ngành kinh tế du lịch cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.
Nói cách khác, để có thể tiến hành khai thác được các tài nguyên du lịch phải tạo ra được hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Hệ thống này vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc trưng của dịch vụ du lịch, đồng thời phải phù hợp với đặc thù của du lịch tại đó.