Mở rộng nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thanh hóa (Trang 95 - 98)

- Khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cũng như tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ

3.4.2. Mở rộng nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh tế du lịch

động kinh tế du lịch

* Mở rộng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh tế du lịch

Theo tính toán, dự báo vốn đầu tư phát triển kinh tế du lịch Thanh Hoá đến năm 2020 cần 1.312,3 triệu USD cho đầu tư hạ tầng cơ sở du lịch; trong đó chủ yếu tập trung nguồn vốn này cho giai đoạn 2010 - 2015. Tổng vốn cần thiết để tôn tạo các di tích lịch sử quan trọng để hình thành các khu du lịch quan trọng là 793 triệu USD.

Vì thế, để giải quyết được nhu cầu vốn đầu tư như trên, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá cần có những biện pháp hữu hiệu để có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.

- Vốn vay từ ODA: trên cơ sở các dự án khả thi được bảo hộ của nhà

nước, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá cần tranh thủ nguồn vốn từ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế, các ngân hàng thế giới, ngân hàng Châu Á … cho các hạng mục công trình công cộng như hệ thống xử lý nước thải và rác thải ở Sầm Sơn với tổng số vốn 163 triệu USD.

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với

nước ngoài, một mặt, nhằm giải quyết nguồn vốn đang thiếu hụt để phát triển kinh tế du lịch, mặt khác, nhằm giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư dù trực tiếp hay gián tiếp từ nước ngoài cần phải thực hiện theo đúng luật đầu tư ở Việt Nam và theo đúng thông lệ quốc tế.

- Thực hiện cổ phần hoá một số cơ sở du lịch làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đồng thời phát huy được hiệu quả hoạt động của các nguồn lực trong quá trình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.

Đầu tư phát triển kinh tế du lịch là một hướng đầu tư có hiệu quả

không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội. Tuy nhiên, với đặc thù của từng vùng, từng trung tâm du lịch, nội dung và hình thức đầu tư có thể khác nhau. Đối với tỉnh Thanh Hoá việc đầu tư phát triển hợp lý theo những nội dung cơ bản sau:

- Đối với đầu tư hạ tầng các khu du lịch: Đa dạng hoá các nguồn vốn

đầu tư phát triển du lịch, vốn ngân sách từ nguồn đầu tư cho hạ tầng cơ sở du lịch hàng năm được ưu tiên đầu tư vào hệ thống hạ tầng như: giao thông, đường điện, cấp thoát nước. Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực du lịch, dịch vụ; phần vốn thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ do doanh nghiệp, nhà đầu tư huy động từ vốn chủ sở hữu, liên doanh, liên kết, vốn tín dụng ngân hàng và từ các hình thức huy động khác; thực hiện tập trung nguồn lực để đầu tư có trọng điểm, sớm cung cấp sản phẩm cho thị trường, phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

- Đầu tư các công trình dịch vụ du lịch: Hệ thống khách sạn là một loại

hình dịch vụ du lịch hết sức quan trọng chứa đựng đầy đủ nội dung và hình thức giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch. Việc xây dựng các khách sạn phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng và tăng cường về quy mô để tạo điều kiện để tiếp thu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú. Mục tiêu cụ thể là đầu tư nâng cấp số khách sạn hiện nay mới chỉ đủ tiêu chuẩn tối thiểu lên đạt tiêu chuẩn từ một sao đến hai sao. Số khách sạn đạt tiêu chuẩn phải nâng cấp thêm sao. Đối với những khách sạn mới xây dựng phải có quy mô từ 100 phòng trở lên và chất lượng phải đảm bảo từ hai sao trở lên. Tập trung phát triển ở thành phố Thanh Hoá (bao gồm cả khu du lịch Hàm Rồng, đô thị Sầm Sơn ). Trong khi xây dựng

khách sạn, cần chú ý đến việc khai thác các loại hình kinh doanh như hội thảo, hội nghị và các dịch vụ bổ trợ khác.

- Đầu tư hệ thống các công trình vui chơi, giải trí: Mục đích của việc

đầu tư này là nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách và kéo dài thời gian lưu trú của họ. Hiện nay, các công trình này ở Thanh Hoá rất nghèo nàn về nội dung và nhỏ hẹp về quy mô. Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm tới việc xây dựng các công trình vui chơi giải trí phải được coi trọng, đây là nội dung không thể thiếu ở các dự án đầu tư. Ưu tiên xây dựng các khu vui chơi giải trí tại Hàm Rồng, Quảng Cư, Bến En để phục vụ cho du lịch cuối tuần; khu vực núi Trường Lệ, đảo Nghi Sơn … xây dựng loại hình vui chơi cao cấp và hiện đại.

- Đầu tư tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội: Việc đầu tư

để khai thác một số di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội tại Thanh Hoá là nội dung chính của phát triển du lịch trong thời gian tới. Vì vậy, cần phải có sự đầu tư thoả đáng vào lĩnh vực này. Vốn đầu tư vào bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hoá - lịch sử hàng năm được tập trung cho nhiệm vụ chống xuống cấp và tôn tạo các di tích văn hoá - lịch sử đã được xếp hạng. Ngoài ra, vốn ngân sách còn hỗ trợ cho một số lĩnh vực như đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá xúc tiến du lịch. Việc đầu tư cần tập trung, đồng bộ có trọng điểm vào các điểm di tích chủ đạo đã được quy hoạch.

- Đầu tư và tôn tạo bảo vệ cảnh quan thiên nhiên: Thanh Hoá là tỉnh

có khối lượng danh thắng rất lớn, được phân bố ở cả bốn khu vực: miền biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Mặc dù, được thiên nhiên ưu đãi nhưng trong thời gian qua việc khai thác, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, một nhiệm vụ hết sức quan trọng của tỉnh là làm thế nào để khai thác các tài nguyên ấy một cách có hiệu quả, đồng thời đi đôi với việc khai thác cần phải có những biện pháp

hữu hiệu nhằm bảo vệ và tái tạo tài nguyên đó. Trong thời gian tới, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá bên cạch việc khai thác tài nguyên một cách hợp lý cần phải đầu tư hơn nữa nguồn vốn để bảo vệ và tái tạo các tài nguyên du lịch biển, các hang động tự nhiên, các danh thắng, tài nguyên rừng … nhằm đạt mục tiêu phát triển du lịch một cách bền vững.

- Vốn lồng ghép các chương trình: Lồng ghép các chương trình phát

triển du lịch với các chương trình phát triển các ngành kinh tế khác có liên quan đến hoạt động du lịch như: các chương trình phát triển giao thông nông thôn gắn với phát triển các hệ thống hạ tầng phát triển du lịch; các chương trình về môi trường gắn với chương trình bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên và môi trường du lịch; các chương trình xoá đói giảm nghèo gắn với phát triển du lịch làng nghề. Vì vậy, việc đầu tư vào phát triển các chương trình lồng ghép trên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế du lịch, thúc đẩy kinh tế du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đưa Thanh Hoá thành vùng trọng điểm du lịch quốc gia.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thanh hóa (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w