- Đại học (hoặc tương đương)
3 Cán bộ quản lý Trình độ chuyên ngành du lịch
3.1.1. Du lịch phải thực sự được coi là ngành kinh tế mũi nhọn
Ở bất kỳ một quốc gia nào ngành kinh tế du lịch muốn trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn trước tiên phải dựa trên những lợi thế về tài nguyên. Thực tế cho thấy ở nhiều nước trên thế giới như: Indonexia, Philippin, Singapore … nhờ biết tập trung khai thác lợi thế tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lý … đã tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, phát triển thành công ngành kinh tế mũi nhọn. Đối với ngành kinh tế du lịch của Thanh Hoá có khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn bởi sự phát
Hiện nay, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm
cho tỷ trọng thu nhập dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch tăng lên nhanh chóng trong
cơ cấu thu nhập quốc gia. Ở Thanh Hoá, xu hướng này ngày càng bộc lộ rõ
hơn so với các ngành kinh tế khác.
Quan điểm phát triển ngành kinh tế du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nếu xét về logic thì phát triển du lịch đạt hiệu quả nhiều mặt, nhiều thành phần kinh tế tham gia, phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, phát triển nhanh và bền vững, tất yếu du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thanh Hoá nói riêng sẽ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Phát triển kinh tế du lịch Thanh Hoá thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi phải có sự ưu tiên đầu tư hơn so với các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp, … nhằm tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội .