trọng trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên tự nhiên đối với khách du lịch, cho người dân địa phương.
Ở Việt Nam, kinh tế du lịch phát triển đã tạo ra nhiều việc làm và thu
nhập, khôi phục nhiều truyền thống văn hoá, tôn tạo một số cảnh quan và di tích lịch sử văn hoá. Việc phát triển du lịch bền vững cần lồng ghép quy hoạch phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường với quy hoạch phát
triển và kinh doanh du lịch. Đánh giá đúng tác động của môi trường đối với tất cả các dự án phát triển và kinh doanh du lịch.
Khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, hỗ trợ các cộng đồng dân cư
tham gia quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn của địa phương nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, tuyên truyền văn hoá và điều kiện sống của nhân dân địa phương.
Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người để bảo tồn những di sản tự nhiên, lịch sử và văn hoá của dân tộc. Huy động sự tham gia rộng rãi của các cấp chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư trong việc phát triển du lịch sinh thái và văn hoá, bảo vệ di sản và môi trường.
Do vậy, việc quy hoạch phát triển kinh tế du lịch ở Thanh Hoá cần phải tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu thắng cảnh không những không bị xâm hại mà còn được bài trí và nâng cấp tốt hơn gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển bền vững .Từ đó, đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lí phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài sản; đặc biệt, đối với hệ sinh thái rừng như rừng Quốc gia Bến En, bãi tắm Sầm Sơn, những danh thắng quan trọng và các di tích lịch sử như Lam Kinh, thành Nhà Hồ…
Phát triển kinh tế du lịch Thanh Hoá cũng cần phải gắn việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, đi đôi với việc bảo vệ môi trường và tôn tạo những di sản văn hoá, lịch sử. Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực và xử lý nghiêm minh những hành vi làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường.
3.1.6. Phát triển kinh tế du lịch phải phù hợp với xu thế hội nhập và đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Trong quá trình quốc tế hoá và toàn cầu hoá, sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn bị chi phối, ràng buộc lẫn nhau thông qua các thể chế kinh tế quốc tế cả song phương và đa phương. Cũng như các ngành kinh tế khác ngành kinh tế du lịch không nằm ngoài xu thế trên. Vì vậy, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá bên cạnh việc phát huy nội lực, cần phải tranh thủ nguồn lực bên ngoài trong quá trình phát triển của mình. Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế sẽ giúp ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới để thu hút khách, vốn đầu tư, tranh thủ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm quản lý phát triển kinh tế du lịch, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch…
Phát triển kinh tế du lịch, một mặt, có tác dụng làm tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, mặt khác, đặt ra vấn đề khó khăn cho việc giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, trong định hướng chiến lược phát triển của mình, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá cần phải phân tích đánh giá thị trường, định hướng công tác tiếp thị du lịch, đồng thời, xử lý nghiêm minh mọi gây rối, hành vi lấy danh nghĩa khách du lịch để thực hiện mục đích chính trị, … nhằm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Phát triển kinh tế du lịch Thanh Hoá cũng cần phải gắn với việc bảo vệ môi trường xã hội trong sạch, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực, những luồng văn hoá độc hại … du nhập cùng với khách du lịch đến từ nhiều vùng, nhiều nước khác nhau làm phương hại đến môi trường văn hoá, xã hội của địa phương.
3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế du lịch Thanh Hoá
Mục tiêu tổng quát
phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội”[35, tr.37 ]. Do vậy, việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tập trung đầu tư có chọn lọc một số khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch hiện đại và phát triển nhanh nguồn nhân lực, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, giầu bản sắc dân tộc, có sức cạnh tranh. Quy hoạch phát triển kinh tế du lịch Thanh Hoá một mặt phải khai thác tốt giá trị văn hoá, lịch sử, danh lam, thắng cảnh của địa phương, mặt khác, cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, từng bước đưa Thanh Hoá trở thành vùng trọng điểm du lịch quốc gia.
Mục tiêu cụ thể