Phát triển kinh tế du lịch đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thanh hóa (Trang 82 - 83)

- Đại học (hoặc tương đương)

3 Cán bộ quản lý Trình độ chuyên ngành du lịch

3.1.5. Phát triển kinh tế du lịch đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường

Hiện nay, hoạt động du lịch đóng góp rất lớn vào ngân sách nhà nước

nhưng cũng không thể tránh khỏi tình trạng có thể gây tổn hại về môi trường, tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng, làm biến dạng các công trình văn hoá, lịch sử, thậm chí còn kéo theo cả một số tệ nạn xã hội gây tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Tình trạng rác thải, tắc nghẽn giao thông, ... tại các điểm du lịch cũng là hiện tượng đáng quan tâm. Vì vậy, phát triển du lịch bền vững là một nội dung quan trọng trong quan điểm chỉ đạo có tính nguyên tắc trong quá trình phát triển của ngành du lịch.

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra tại Hội nghị về mội trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 thì “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của người dân sở tại trong khi vẫn quan tâm việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên bảo đảm sự phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các

con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các thế hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cuộc sống của con người”. [27, tr.36 ]

Du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường cũng như tài nguyên du lịch, du lịch phải nhận biết được trách nhiệm của mình đối với môi trường, kinh tế, xã hội. Vì vậy, phát triển du lịch bền vững cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

- Những tài nguyên du lịch tự nhiên, lịch sử văn hoá và những tài nguyên khác cần được bảo tồn đối với mục đích khai thác lâu dài trong hiện tại mà vẫn bảo đảm được lợi nhuận cho cả tương lai.

- Những hoạt động về phát triển kinh tế du lịch cần được quy hoạch và quản lý để không gây tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường.

- Chất lượng của môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội cần phải được bảo vệ và cải tạo trong quá trình khai thác du lịch

- Cần chú ý sự hài lòng của du khách để tạo lập được uy tín và sự hấp dẫn của du khách đã thăm quan, đồng thời, qua kênh thông tin lan truyền từ người này đến người khác có thể phổ biến rộng rãi đối với những người chưa từng đến.

- Đối với cơ quan Nhà nước, các cơ quan quốc gia về du lịch và các đại diện những tổ chức thương mại thì nhiệm vụ quan trọng nhất là việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách nhằm đưa mục tiêu phát triển bền vững thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thanh hóa (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w