triển kinh tế du lịch.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH THANH HOÁ THANH HOÁ
2.1. Khái quát chung về tỉnh Thanh Hóa
- Địa hình: Thanh Hoá là một miền đất có lịch sử lâu đời, hiện nay toàn
tỉnh có diện tích tự nhiên khoảng 11168,3 km2 . Địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây bắc - Đông nam.
Hai phần ba diện tích của tỉnh là đồi núi (chủ yếu là đồi dưới 500m,
xen kẽ một số núi thấp có độ cao trung bình 500 - 1500m). Nhìn chung có thể chia ra các dạng địa hình sau:
Địa hình miền núi và trung du: gồm các núi trung bình và núi thấp trên nền đá biến chất với độ cao trung bình 700m, tạo thành hai dãy núi chạy ôm lấy đồng bằng sông Mã và sông Chu. Ở phía Tây và Tây Bắc độ cao thường từ 1200 - 1500m. Về phía Đông và Đông Nam độ cao giảm dần xuống dưới 1000m, càng về phía biển càng thấp dần, độ cao chỉ còn khoảng 300 - 400m. Vùng trung du gồm các đồi trung bình và đồi thấp xâm thực bào mòn, độ cao trung bình khoảng 200m.
Miền đồng bằng: Đồng bằng của Thanh Hoá thuộc kiểu đồng bằng
tích tụ ven biển, dạng tam giác châu thổ được bồi đắp phù sa của sông Mã, sông Chu và sông Yên, riêng ở phía đông Nga Sơn và Hậu Lộc do phù sa của sông Đáy tạo nên.
Địa hình miền biển: Thanh Hoá có đường bờ biển dài 102km kéo dài từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia. Bờ biển nhìn chung tương đối bằng phẳng, dọc bờ biển có những dãy núi đâm ra biển tạo nên các vũng, xen kẽ là các cửa lạch tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, hiện nay đã và đang trở thành những cụm điểm phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh Thanh Hoá.
Ở vùng ven biển cũng là nơi có nhiều bãi sú, vẹt, các bãi bồi rộng lớn
thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, tạo nguồn thức ăn đặc sắc cho cư dân và du khách. Ở vùng núi đá vôi Thanh Hoá có rất nhiều hang động
du khách đến với du lịch mạo hiểm, du lịch thám hiểm thăm quan ở Thanh Hoá.
- Tài nguyên khí hậu: Thanh Hoá là một tỉnh nằm trong khu vực khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có sự phân hoá khí hậu giữa các vùng trong lãnh thổ và thay đổi theo độ cao.
Ở Thanh Hoá còn có những dạng thời tiết đặc biệt, gây bất lợi cho du
lịch và các hoạt động kinh tế khác cần được đề cập tới như: bão, áp thấp nhiệt đới, gió Tây khô nóng, sương muối.
- Tài nguyên nước: Thanh Hoá có 4 hệ thống sông chính là Sông Hoạt,
sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Nhìn chung các sông đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mạng lưới sông suối trên lãnh thổ phân bố không đều.
Nước ngầm: khá phong phú và đa dạng, nước có chất lượng khá tốt, trong, không mùi, không vị tuy nhiên vẫn cần phải qua xử lý trước khi đưa vào sử dụng.
Về nguồn nước khoáng nóng: qua điều tra cho thấy có những dấu hiệu của nước khoáng nóng ở Thường Xuân, Quan Hoá, Bá Thước… Nếu được đưa vào khai thác, sử dụng thì đây sẽ là một tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách đến nghỉ ngơi, chữa bệnh.
- Tài nguyên sinh vật:
Thực vật: Tài nguyên rừng ở Thanh Hoá còn khá nhiều, chủ yếu là rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh quanh năm có hệ thực vật phong phú về loài và họ như lát hoa, giổi, có nơi gặp cả táu.
Động vật: Động vật rừng hiện còn xuất hiện các loài voi, bò, nai, hoẵng,
vượn … các loài bò sát như trăn, rắn, kỳ đà … các loài chim và ong rừng. Với vùng biển rộng lớn, lãnh hải rộng 1,7 vạn km2 với nhiều bãi cá lớn và
rất nhiều đàn tôm thuộc hệ tôm he ở Việt Nam đặc biệt là ốc hương đang được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đặc biệt ở Thanh Hoá có khu bảo tồn thiên nhiên Bến En (huyện Như
Xuân) với diện tích 16.63 ha.
- Tài nguyên đất: Thanh Hoá với diện tích 11.168,3km2 trên đó gồm có rất nhiều loại đất khác nhau như: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất bạc màu, đất phù sa, đất đỏ vàng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thanh Hoá là một miền đất cổ, có thể coi là một cái nôi sinh ra những
lớp người cổ đầu tiên trú ngụ trên lãnh thổ nước ta. Từ thời điểm bắt đầu của lịch sử đất nước cũng là lịch sử bắt đầu định cư của các lớp cư dân Thanh Hoá. Dấu vết của họ để lại khắp nơi như Bá Thước, Cẩm Thuỷ. Vào khoảng 2000 năm trước họ đã làm chủ vùng đồng bằng và sáng tạo nên nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ nổi tiếng cả thế giới. Đây cũng là nền văn hoá vật chất của nước Văn lang.
Thanh Hoá trong lịch sử dân tộc là một vùng đất chiến lược, một thế
đứng chân vững trãi của các triều đại Việt Nam, cái thế chiến lược đó một phần chính là nhờ ở nguồn nhân lực Xứ Thanh.
Ai cũng biết Xứ Thanh đã sinh ra biết bao anh hùng hào kiệt cho đất
nước. Là vùng địa linh nhân kiệt, đất phát tích của nhà Lê, nhà Hồ, chúa Trịnh.
Trong lịch sử hiện đại, Thanh Hoá luôn là vùng hậu phương hùng hậu cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến lớn.
Thanh Hoá là một trong những tỉnh đông dân nhất cả nước, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy nhiên mật độ dân số trung bình ở Thanh Hoá không cao, chỉ đạt mức 303 người/km2. Mặc dù vậy mức tăng
nước (cả nước 2,1%). Do vậy cơ cấu dân số của Thanh Hoá khá trẻ. Nhóm tuổi dưới 14 tuổi chiếm sấp xỉ 39%. Nhóm tuổi từ 15 đến 20 chiếm 9%. Như vậy nếu coi hai nhóm trên là nhóm con sống dựa vào lao động người khác là chính đã chiếm tới 48% dân số. Hiện nay, về cơ cấu dân số có tới 90,5% dân cư sống ở vùng nông thôn, chỉ có 9,5% sống ở thành thị.
Điều đáng chú ý là trình độ dân trí ở Thanh Hoá khá cao: 11/23
huyện thị được công nhận phổ cập cấp 1, tỉ lệ người lớn hết mù chữ đạt 90,2% (cả nước 87,67%). Số lao động có trình độ sơ cấp chiếm tỉ lệ 3,32%; Trung cấp 4,4% ; cao đẳng, đại học và trên đại học 1,61%.
Về cơ cấu dân tộc, Thanh Hoá là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh
sống, trong đó, người Kinh chiếm 84,7%; người mông chiếm 8,7%; người Thái chiếm 6,0%; còn lại khoảng 0,4% là người thuộc các dân tộc khác như H’Mông, Dao, Hoa… Người dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía tây Thanh Hoá như Quan Sơn, Mường Lát, Bá Thước, Lang Chánh…
Người dân tộc thiểu số ở Thanh Hoá có bản sắc văn hoá khá độc đáo.
Nó được thể hiện trong tập tục, trong sinh hoạt văn hoá dân gian, trong lễ hội và ngay trong các hoạt động canh tác, Thanh Hoá được mệnh danh là “thủ phủ của dân tộc Mường”. Đây là vốn quý, là nguồn tài nguyên đặc sắc được khách du lịch trong nước và nước ngoài quan tâm.
2.2. Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa 2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn - sinh thái
2.2.1.1. Các di tích lịch sử văn hóa
Các di tích lịch sử văn hoá là một nguồn tài nguyên du lịch quan
trọng, giữ vai trò chính trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế…
Thanh Hóa là một miền đất cổ của nước ta, đã là một đối tượng để tìm hiểu, nghiên cứu. Không những thế, với bề dầy lịch sử hàng chục vạn năm. Thanh Hoá đã lưu giữ lại trên quê hương mình hàng trăm di tích lịch sử văn hoá, trong đó có những di tích có ý nghĩa lịch sử quan trọng.
Theo thống kê sơ bộ, trên đất Thanh Hoá có khoảng 256 di tích, với mật độ bình quân là 2 di tích/km2. Trong số các di tích trên, có 40 di tích đã được Nhà nước xếp hạng.
Bảng 2.1: Phân bố các di tích xếp hạng tại Thanh Hoá
STT Tên huyện Số di tích xếp hạng Di tích LSVH Kiến trúc, nghệ thuật Cách mạng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Thiệu Yên Đông Sơn Thành phố Thanh Hoá Vĩnh Lộc Thọ Xuân Hoằng Hoá Quảng Xương Nga Sơn Tĩnh Gia Thạch Thành Nông Cống Triệu Sơn Thiệu Hoá Sầm Sơn Hậu Lộc 7 6 4 4 4 3 2 2 2 1 1 1 1 1 1 6 6 4 4 2 3 1 0 1 1 1 1 1 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 1 0 Tổng cộng 40 32 4 4
Nguồn: Vụ Bảo tàng - Bộ Văn hoá
Như vậy các di tích xếp hạng tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và
trung du. Tập trung nhiều nhất là các huyện Thiệu Yên, Đông Sơn, thành phố Thanh Hoá ,Vinh lộc, Thọ Xuân. Đa số các di tích xếp hạng đều thuộc
loại hình di tích lịch sử văn hoá: 32 di tích. Di tích kiến trúc nghệ thuật và thắng cảnh có số lượng ít ngang nhau: 4 di tích mỗi loại.
Đáng lưu ý ở đây là các di tích đều có giá trị phục vụ du lịch rất tốt,
tiêu biểu là cụm di tích Sầm Sơn, khu di tích Lam Sơn, thành nhà Hồ. Khu di chỉ đá mới Đông Khối, núi Voi … Những di tích này lại có thể tiếp cận dễ dàng, thuận tiện cho khách thăm quan, hoàn toàn có thể tổ chức khai thác phục vụ du lịch.
2.2.1.2. Lễ hội truyền thống
Hiện nay các lễ hội truyền thống đang có xu hướng phục hồi phát triển trở lại. Hầu như ở khắp các địa phương trong nước đều có tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống. Nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn vế mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Chính vì vậy, lễ hội có sức thu hút lớn đối với nhân dân và khách du lịch các nơi, nhất là khách du lịch quốc tế.
Thanh Hoá cũng có nhiều lễ hội truyền thống, cần phải nghiên cứu tổ chức khai thác những lễ hội đặc trưng của địa phương để phục vụ mục đích phát triển du lịch. Hàng năm ở Thanh Hoá có tới hàng trăm lễ hội được tổ chức, có thể chia như sau:
- Lễ hội tín ngưỡng: Thường là tín ngưỡng dân gian, thờ các thần thánh,
như thờ thành hoàng, thờ mẫu, thờ các thần liên quan đến các hoạt động kinh tế như nông nghiệp, ngư nghiệp… Tiêu biểu như lễ hội xã Thiệu Trung, tưởng niệm ông tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không, Lễ hội đình Phú Khê, Hoằng Hoá - tổ nghề hát…
- Các lễ hội lịch sử: Thường gắn với việc tưởng niệm các nhân vật lịch sử
như lễ hội đền bà Triệu (Hậu Lộc), lễ hội Lam Kinh (Thọ Xuân), … Đây là các lễ hội đáng chú ý và thu hút khá đông du khách.
Khai thác các sản phẩm nghề thủ công truyền thống và khôi phục
phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò rất lớn trong việc phát triển du lịch. Kinh nghiệm cho thấy nhiều làng nghề truyền thống nếu được đầu tư xây dựng, khôi phục quá trình hoạt động có thể trở thành một điểm thăm quan hấp dẫn, đồng thời có thể tổ chức bán được các sản phẩm lưu niệm cho du khách. Tuy nhiên cần phải biết lựa chọn những nghề phù hợp và những làng nghề có vị trí thuận tiện, gần các tuyến, điểm du lịch để đầu tư, phát triển và tổ chức khai thác phục vụ du lịch.
Ở Thanh Hoá có nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo như nghề
đúc đồng ở làng chè, xã Thiệu Trung, Thiệu Hoá; nghề gốm gia dụng ở làng vồm, xá Thiệu Khánh; nghề đục đá ở Xá Vệ, xã Hoằng Trung, Hoằng Hoá; nghề dệt cói ở Nga Sơn; nghề rèn ở Tất Tác, xã Tiến lộc; nghề tiện gỗ ở làng Nghệ (Quảng Minh); nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc Mường, Thái ở Bá Thước, Lang Chánh … Các làng nghề này đều nằm gần tuyến, điểm du lịch cho nên có thể thu hút khách thăm quan. Vì vậy có thể tổ chức để du khách thăm quan, đồng thời nghiên cứu một cơ cấu sản phẩm lưu niệm để phục vụ du khách.
2.2.1.4. Các tài nguyên nhân văn khác
Ngoài những nguồn tài nguyên chính kể trên, Thanh Hoá còn có thể khai thác các nguồn tài nguyên nhân văn khác phục vụ du lịch như ca múa nhạc dân tộc, các món ăn từ hải sản phong phú của mình …
Thanh Hoá vốn là miền đất văn hiến giầu chất dân gian, miền đất đã sinh ra các bậc văn sỹ kỳ tài như Lê Văn Hưu, Lê Quát … Thanh Hoá cũng là xứ sở của những làn điệu dân ca tha thiết trữ tình như hò Sông Mã, hát Sẩm Soan … nếu được đi du thuyền dọc dông Mã ngắm nhìn phong cảnh đôi bờ và lắng nghe tiếng hò dìu dặt tan trên sông nước thì chắc sẽ là
Thanh Hoá là nơi có nguồn sản vật phong phú, đa dạng từ rừng, từ
biển, từ đồng bằng, hoàn toàn có thể làm hài lòng du khách phương xa. Nhiều món ăn dân dã không phải bậc cao lương mĩ vị nhưng độc đáo nhớ lâu như chè lam Phủ Quảng - thứ đặc sản của phố Ráng, Vĩnh Thành; Báo sâm loại sâm trên núi Báo (Vĩnh Hùng); bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, Thọ Xuân, ngô Cẩm Thuỷ …
Tóm lại, tài nguyên du lịch nhân văn Thanh Hoá khá phong phú và
có giá trị phục vụ du lịch cao. Nếu đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý khai thác tốt, nguồn tài nguyên trên có thể đáp ứng cho du khách một chương trình thăm quan du lịch phong phú, hấp dẫn.
2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Thanh Hoá nổi tiếng với nhiều hạng động khá đẹp gắn với các truyền
thuyết, di tích lịch sử văn hoá như động Từ Thức (Nga Sơn) với vẻ đẹp huyền ảo hấp dẫn du khách; động Hồ Công (Vĩnh Lộc) được mệnh danh là ‘Phong Nha thứ 2’; động Long Quang trên núi Hàm Rồng - thành phố Thanh Hoá; quần thể hang động ở Tĩnh Gia; động Tiên Sơn (Vĩnh Lộc) - một hang động có quy mô lớn và đẹp; động Bàn Bù hay còn gọi là động Hang Ngán (Ngọc Lạc) … là những điểm du lịch kỳ thú hấp dẫn du khách đến với du lịch mạo hiểm ở Thanh Hoá.
Biển còn đem lại cho Thanh Hoá những điểm nghỉ mát nổi tiếng như
Sầm Sơn với núi đá hoa cương Độc Cước và một số bãi tắm khá lý tưởng khác đang được đầu tư khai thác đưa vào sử dụng cũng có nhiều khả năng thu hút du khách như Quảng Vinh, Hải Châu, Hải Bình. Ngoài khơi vùng biển còn có một số đảo nhỏ không xa bờ tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên như Hòn Mê, Hòn Nẹ, ….
Tóm lại, Thanh Hoá có nhiều lợi thế để phát triển đầy đủ các loại
nghỉ dưỡng tại bãi biển Sầm Sơn góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch nói riêng và kinh tế toàn tỉnh nói chung.