Nhân tố quốc phòng an ninh, chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thanh hóa (Trang 40 - 45)

Một nền quốc phòng vững mạnh sẽ đủ sức để bảo vệ đất nước, răn đe,

trấn áp thù trong giặc ngoài, tiêu diệt mọi kẻ thù đe doạ đến hoà bình, an nguy của đất nước, dân tộc, chế độ. An ninh đảm bảo, tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định là điều kiện quan trọng cần thiết để phát triển kinh tế du lịch bền vững, hiệu quả, nó bảo đảm mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hoá và chính trị không chỉ các vùng, các dân tộc trong nước mà còn cả khu vực và quốc tế. Kinh tế du lịch chỉ có thể phát triển được khi và chỉ khi giữa các dân tộc có tình hữu nghị hiểu biết lẫn nhau, hoà bình, ổn định được thiết lập, các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự trao đổi du lịch quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển. Các nước có tình hình chính trị quân sự ổn định thường có sự hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Khi đến đó khách du lịch thực sự được hượng thụ bầu không khí chính trị hoà bình, ổn định thân thiện, họ cảm nhận được sự thân thiện, bình đẳng không có sự phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo ... của chủ nhà. Du khách có thể giao lưu, làm quen, hưởng thụ những nét văn hoá mới lạ từ những người dân địa phương nơi họ đến, nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết nhau hơn, gần gũi, sống với nhau thân thiện hơn

lịch sẽ được tiêu thụ càng nhiều hơn. Ngược lại kinh tế du lịch không thể phát triển được nếu như mất ổn định về chính trị, an ninh - quốc phòng không bảo đảm tốt, điều này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đe doạ đến sự an toàn của du khách.

Trong hoạt động kinh doanh du lịch điều kiện về chính trị xã hội cũng

là yếu tố quan trọng, nó quyết định đến hướng chiến lược phát triển, các quy hoạch, các dự án đầu tư cho các khu, điểm du lịch. Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch không đáng kể nhưng nhờ có chính sách, chiến lược đúng đắn đã phát triển nhiều loại hình dịch vụ du lịch hàng năm thu hút một lượng du khách rất lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nhiều vấn đề nan giải tại địa phương như việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ‘chất men’ thu hút đầu tư cho các ngành kinh tế khác.

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển kinh tế du lịch

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở Hải Phòng

Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của cả nước đã được

nhà nước định hướng tập trung xây dựng thành một trung tâm kinh tế thương mại của vùng Duyên Hải và đồng bằng Bắc bộ, là một cực quan trọng trong cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc : Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vị trí địa lý, hệ thống đường thuỷ cùng mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay đã tạo cho Hải Phòng trở thành một cửa biển quan trọng nhất khu vực miền Bắc Việt Nam, có điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu kinh tế với cả nước và nước ngoài. Hải Phòng còn có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, cũng là nơi các nhà kinh doanh trong và ngoài nước tới khảo sát đầu tư. Thiên nhiên và lịch sử văn hoá dân tộc đã kiến tạo cho Hải Phòng hội tụ khá đầy đủ tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

Kể từ khi Việt Nam thực hiện chiến lược kinh tế mới, du lịch Hải

Phòng phát triển nhanh chóng. Năm 2007, Hải Phòng đón 808455 lượt khách quốc tế, năm 2008 đón 874295 lượt, năm 2009 đón 898200 lượt và đến tháng 6 năm 2010 là 912630 lượt. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế hàng năm là 33,2% /năm ngày lưu trú bình quân đạt từ 2,0 - 2,2ngày/ khách [35]. Khách quốc tế đến Hải Phòng phần lớn do nối tour từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một thị trường khách du lịch rất phù hợp với các sản phẩm du lịch Hải Phòng là khách du lịch Trung Quốc, nhất là các tỉnh phía nam Trung Quốc, rất gần gũi về địa lý, văn hoá, lịch sử, phong tục. Từ năm 1996 du khách Trung Quốc được đi bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái đến Hải Phòng và từ năm 1997 được phép dùng giấy thông hành nhập khẩu qua đường biển đến thẳng của khẩu cảng Hải Phòng nên khách du lịch quốc tế đến ngày càng nhiều.

Về khách du lịch nội địa đến Hải Phòng chủ yếu từ Hà Nội và các

tỉnh lân cận đến thăm quan, nghỉ dưỡng tắm biển, tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, ngày lưu trú trung bình là 1,8 - 1,9 ngày/ khách. Tốc độ tăng trưởng của du lịch Hải Phòng những năm qua đạt 35, 3% / năm, sự tăng trưởng này đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.

Để đạt được những thành tựu đó, ngành du lịch Hải Phòng đã thực

hiện những giải pháp :

- Giải pháp về nguồn lực : các doanh nghiệp du lịch giải quyết nguồn lực về vốn, tạo ra và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tận dụng tối đa nguồn vốn trong nước (vốn nhà nước và vốn tư nhân).

tiện vận chuyển, cơ sở đào tạo nhân viên du lịch, cảng du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo vệ và tăng giá trị môi trường sinh thái cho du lịch, tăng giá trị văn hoá, đầu tư cho quảng cáo, cho an ninh du lịch ...

Hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong vùng, đặc biệt là Hà Nội

và Quảng Ninh để khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch.

Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ lao động trong ngành, thực

hiện chương trình đào tạo lại lao động ở các cấp độ khác nhau, các chuyên ngành khác nhau.

- Giải pháp về thị trường : nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thị trường

hiện tại và thị trường tiềm năng để từ đó xác định thị trường chính để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Song song với chiếm lĩnh thị trường khách quốc tế, du lịch Hải Phòng còn chú trọng khai thác thị trường khách du lịch nội địa, đặc biệt là thị trường khách tại chỗ, thủ đô Hà Nội và khu vực đồng bằng Bắc bộ.

Tập trung đầu tư xúc tiến tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du

lịch đã trở thành một nội dung quan trọng trong hoạt động du lịch Hải Phòng, sao cho du khách nhận được những thông tin chính xác và đầy đủ nhất đối với các sản phẩm du lịch (cả về giá cả, chất lượng, thời gian).

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh Duyên Hải ở đầu phía Đông bắc Việt Nam. Tỉnh có vị trí thuận lợi, có nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức đa dạng, có những di tích lịch sử văn hoá nổi bật của quốc gia, đặc biệt vịnh Hạ Long nổi tiếng đã hai lần được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đó là điều kiện hêt sức thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch Quảng Ninh không chỉ dựa vào những lợi thế sẵn có để phát triển mà bên cạnh đó, ngành du lịch Quảng

Ninh cũng đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy ngành kinh tế này phát triển xứng tầm với vị trí của mình.

Những năm qua, du lịch Quảng Ninh không ngừng phát triển và khởi sắc đã thu hút hàng chục triệu khách trong nước và quốc tế, doanh thu và đóng góp cho ngân sách ngày càng cao. Năm 2009 Quảng Ninh đón 4665370 lượt khách (có 2034370 khách quốc tế) với doanh thu là 2600,45 tỷ đồng chiếm 14,7% GDP của tỉnh. [6, tr18]

Qua hoạt động du lịch Quảng Ninh có thể rút ra những kinh nghiệm

chủ yếu sau :

- Thu hút được lượng vốn lớn từ các nguồn đầu tư phát triển du lịch, nhờ

đó, cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ và lưu trú được nâng cấp và bổ sung với tốc độ nhanh, nhiều sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh được đầu tư và đưa vào khai thác làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với du khách. Bên cạnh những sản phẩm du lịch truyền thống, thương hiệu du lịch Quảng Ninh - Hạ Long ngày càng trở nên nổi tiếng và được quảng bá một cách rộng rãi hơn trong và ngoài nước. Hạ Long đã trở thành nơi được lựa chọn tổ chức các sự kiện có quy mô quốc gia và quốc tế.

- Đội ngũ những người làm du lịch và doanh nghiệp đã có bước trưởng

thành : công tác quản lý nhà nước được quan tâm tạo nên sự đồng bộ của các cấp, các ngành. Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả đang từng bước được sắp xếp lại, nhờ đó hình thành những doanh nghiệp phát triển với quy mô có sức cạnh tranh, thu hút nhiều lao động tạo nên động lực cho sự phát triển của nền kinh tế toàn tỉnh.

- Nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về du lịch ngày

càng được nâng cao. Thị trường du lịch ngày càng được quan tâm và đề cao, du lịch ngày càng khẳng định là ngành kinh tế có tiềm lực, có sức cạnh

- Quảng Ninh đã rất nhạy bén trong việc lựa chọn loại hình du lịch phù

hợp với điều kiện tự nhiên như : xây dựng các khu du lịch sinh thái biển đảo, khai thác triệt để những hang động sẵn có, tổ chức các tour dài ngày để khám phá các hang động mới ; xây dựng và cải tạo các khu vui chơi, giải trí hiện đại làm cho Quảng Ninh - Hạ Long trở thành thị trường du lịch sôi động cả nước, là một trung tâm du lịch quốc tế trong khu vực.

Kết luận chương 1

Du lịch là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển

kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy sự đóng góp của nó trong tổng sản phẩm của xã hội và tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh. Bởi vậy, ngành kinh tế du lịch đã, đang và sẽ được nhiều quốc gia quan tâm tìm giải pháp phát triển.

Đối với Việt Nam hiện nay, phát triển kinh tế du lịch đã trở nên cấp

thiết không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá của mình mà quan trọng hơn là từ yêu cầu tạo ra tiền đề thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng, giữa trong và ngoài nước cho tăng trưởng kinh tế nhanh. Điều này lại càng trở nên cấp

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thanh hóa (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w