- Lượng khách du lịch
Từ năm 2000 đến nay, nhờ có chính sách đổi mới và sự quan tâm đầu tư đáng mức của các cấp các ngành liên quan, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá đã có những khởi sắc đáng kể, lượng khách du lịch đến Thanh Hoá cũng ngày càng tăng nhanh.
Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Thanh Hoá, năm 2000 toàn tỉnh
mới chỉ có 3.117 lượt khách quốc tế thì đến năm 2009 con số này đã lên đến 10.300 lượt. Tính riêng khách nội địa trong cùng thời gian này đã tăng từ 431.814 lên 1.650.100 lượt. Sáu tháng đầu năm 2010 , toàn ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá tổ chức đón được 978.128 lượt khách đạt 56,7% kế hoạch, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2009; Chủ yếu là khách Trung Quốc, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, … Mức tăng bình quân hàng năm là 7,8%/năm đối với khách quốc tế và 11%/ năm đối với khách nội địa. Ngày lưu trú bình quân (cả quốc tế và nội địa) năm 2009 là 1,9 ngày, cao nhất là 2,2 năm 2003, thấp nhất là 1,89 ngày năm 2006.
Bảng 2.2: Khách du lịch đến Thanh Hoá (2000 - 2009)
Đơn vị tính: Người
Năm Quốc tế Nội địa Tổng
Số lượng Ngày
lưu trú TB
Số lượng Ngày lưu trú TB
Số lượng Ngày lưu trú TB
2001 3.234 2,22 479.152 1,97 482.386 1,952002 3.782 2,44 557.353 2,08 561.135 2,0 2002 3.782 2,44 557.353 2,08 561.135 2,0 2003 3.063 2,05 628.731 2,17 631.794 2,02 2004 5.087 1,91 696.000 2,19 701.087 2,19 2005 6.713 2,07 1.027.53 7 2,04 1.034.25 0 1,9 2006 9.957 2,3 1.270.07 4 1,91 1.280.03 1 1,89 2007 14.000 1,9 1.736.00 0 1,89 1.750.00 0 1,89 2008 20.000 1,9 2.135.00 0 2,04 2.155.00 0 1,9 2009 19.600 2,2 2.490.40 0 2,1 2.510.00 0 1,9
Nguồn: Sở du lịch Thanh Hoá
Trong những năm gần đây, cơ cấu khách du lịch đến Thanh Hoá đã có sự thay đổi cơ bản:
Khách du lịch nội địa đến Thanh Hoá, không những có tốc độ tăng nhanh so với các năm trước mà còn tăng nhanh hơn hẳn so với một số tỉnh lân cận. Ngoài lượng khách tử các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng, … khách ở các tỉnh miền Trung và miền Nam cũng đã chọn Thanh Hoá làm điểm dừng chân.
Khách du lịch quốc tế đến Thanh Hoá ngày càng nhiều, bao gồm khách đến từ các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ… Kết quả là tốc độ tăng về số lượng khách du lịch bình quân hàng năm đến Thanh Hoá là 13,3%, tương đương với tốc độ tăng hàng năm của cả nước.
Du khách đến Thanh Hoá tham gia hầu hết các loại hình du lịch như nghỉ mát, thăm quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng, nghiên cứu … và dưới nhiều hình thức khác nhau: công vụ, thương mại, du lịch đơn thuần hoặc kết hợp. Trong đó, số lượng du khách đến nghỉ tắm biển chiếm khoảng 65%
tổng lượng khách (năm 2009). Khách đi du lịch theo loại hình nghiên cứu và một số loại hình khác chiếm khoảng 35% tổng số khách.
- Doanh thu du lịch và thu nhập xã hội từ du lịch
Du lịch là ngành kinh tế mang tính đa ngành, mang tính tổng hợp cao nên việc xác định doanh thu từ du lịch là việc làm hết sức khó khăn. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) thì doanh thu từ du lịch được tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi thăm một nước khác (trừ vận chuyển hàng không quốc tế). Theo quan điểm đó, thì doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển hành khách và từ các dịch vụ khác.
Song trên thực tế, tất cả các khoản thu này không phải chỉ do ngành kinh tế du lịch trực tiếp thu mà còn nhiều ngành khác có tham gia hoạt động du lịch cùng thu.
Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Thanh Hoá, năm 2000 doanh thu từ du lịch của tỉnh Thanh Hoá đạt 84.126 triệu đồng (không kể phần doanh thu do vận chuyển mang lại ), năm 2009 con số đó đã lên tới 910.000 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2010 đạt 1.200.000 triệu đồng. Đây là một trong những dấu hiệu đáng mừng hứa hẹn nhiều bước phát triển mới của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá.
Bảng 2.3: Doanh thu du lịch Thanh Hoá (2000 - 2009)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Tổng Loại doanh thu
Lưu trú Tỷ trọng (%) Ăn uống Tỷ trọng (%) DT khác Tỷ trọng (%) 2000 84.126 33.014 39,2 38.128 46,5 12.984 14,3 2001 101.493 39.689 39,0 46.303 45,6 15.501 15,4 2002 125.314 50.675 40,0 56.652 44,8 18.978 15,2
2004 161.586 63.907 39,5 54.772 39,9 42.957 26,62005 245.900 98.420 40,0 99.930 40,6 47.550 19,4 2005 245.900 98.420 40,0 99.930 40,6 47.550 19,4 2006 385.000 157.850 41,0 150.169 39,0 76.981 20,0 2007 523.500 217.253 41,5 204.165 39,0 102.083 19,5 2008 755.000 309.600 41,0 286.900 38,0 158.500 21,0 2009 910.000 361.000 39,7 368.000 40,4 181.000 19,9
Nguồn: Sở du lịch Thanh Hoá
Theo bảng thống kê ta thấy, tỷ trọng doanh thu về lưu trú giữa các năm có chiều hướng tăng lên. Năm 2000 là 39,2%, đến năm 2009 con số đó là 39,7%. Sáu tháng đầu năm 2010 tổng doanh thu toàn ngành đạt khoảng 1.200.000 triệu đồng, đạt 47% kế hoạch, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2009, chủ yếu từ kinh doanh lưu trú. Doanh thu ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế ước đạt 652. 200 triệu đồng, đạt 39% kế hoạch, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2009. Đây là mức tăng trưởng khá so với nhiều tỉnh phía Bắc. Tính riêng 5 năm gần đây, mức tăng trưởng bình quân đạt khoảng trên 13%, điều này chứng tỏ quy mô và số lượng các cơ sở lưu trú cũng tăng lên, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của du khách nội địa và quốc tế.
Những năm trước đây, nhịp độ tăng bình quân về doanh thu ăn uống và doanh thu khác đạt khoảng 10 - 10,2%. Thời gian gần đây, mức tăng doanh thu từ dịch vụ ăn uống đạt khoảng 11,2% và doanh thu từ các dịch vụ khác là khoảng 19,6%. Con số trên chứng tỏ rằng: doanh thu tăng từ ăn uống tăng không đáng kể, doanh thu từ các dịch vụ khác tăng lên là phù hợp với xu hướng phát triển của du lịch.
Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Thanh Hoá thì năm 2009 tính trung bình một khách du lịch quốc tế chi tiêu mỗi ngày ở Thanh Hoá là 102 USD; khách du lịch nội địa chi tiêu cho một chuyến đi là 1.200.000 đồng, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Thanh Hoá: 60% cho lưu trú và ăn uống, 15% cho vận chuyển đi lại, 15% mua sắm hàng lưu niệm và 10% cho các dịch vụ
khác. Tổng doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch năm 2009 đạt khoảng 1.356 triệu đồng tăng 30% so với năm 2008 và tăng gấp hai lần so với năm 2005.
Như vậy, cho đến nay nếu xét trên góc độ tổng thể thì thu nhập của ngành kinh tế du lịch không thu kém những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: gạo, hàng may mặc, giầy dép. Hơn nữa, du lịch ở Thanh Hoá là một ngành còn rất non trẻ, trong khi nông nghiệp, thủ công nghiệp là những ngành kinh tế truyền thống có từ lâu đời. Điều đó chứng tỏ rằng, tiềm năng du lịch Thanh Hoá rất phong phú và một khi có đường lối phát triển và cơ chế chính sách về du lịch thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong tỉnh thì tiềm năng đó sẽ được chuyển nhanh và thành hiệu quả kinh tế - xã hội, đưa ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Lợi nhuận
Lợi nhuận trong ngành kinh tế du lịch được tính là tổng doanh thu trong lĩnh vực hoạt động trừ tổng chi phí để phục vụ cho quá trình sản xuất, cung ứng và đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Lợi nhuận của kinh tế du lịch chính là kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau một quá trình kinh doanh du lịch.
Ở Thanh Hoá lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh trong những năm
gần đây tăng rất nhanh mà tiêu biểu là hai công ty du lịch sau đây:
Bảng 2.4: Lợi nhuận công ty cổ phần du lịch Thanh Hoá (2000 - 2009)
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Lợi nhuậ n 241 258 281 199 290 289 256 265 302 324
Qua kết quả trên ta thấy, hàng năm hiệu quả kinh doanh của công ty
cổ phần du lịch Thanh Hoá tăng lên đáng kể: năm 2000 lợi nhuận của công ty mới ở mức 241 triệu đồng thì đến năm 2009 công ty đã đạt được 324 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2010 công ty đã đạt được 197 triệu đồng, vượt mức chỉ tiêu đề ra. Mức lợi nhuận của công ty đã đạt là tương đối cao so với nhiều công ty khác trên địa bàn.
Bảng 2.5: Lợi nhuận của công ty du lịch Hồ Thành (2000- 2009)
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Lợi nhuậ n 210 243 254 187 256 275 281 283 312 353
Nguồn: Sở du lịch Thanh Hoá
Mặc dù đã thành lập từ năm 1993 nhưng công ty du lịch Hồ Thành
thực sự đứng vững được trên thị trường từ năm 1998. Hiện nay, công ty du lịch Hồ Thành không chỉ đứng vững được trên thị trường mà còn mở rộng đươc quy mô, nâng cao được uy tín trên thị trường. Nếu năm 2000 mức lợi nhuân của công ty chỉ mới đạt 210 triệu đông thì đến năm 2009 đã đạt 353 triêu đồng. Sáu tháng đầu năm 2010 công ty đã đạt được 197 triệu đồng, vượt mức kế hoạch đề ra. Đây là kết quả rất đáng mừng của công ty nói riêng và ngành du lịch Thanh Hoá nói chung.
Nhìn chung, sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch Thanh Hoá đã,
đang và sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn tỉnh. Hàng năm mức lợi nhuận của các công ty đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác trên địa bàn cùng phát triển.